Thực tế cho thấy tình hình dịch bệnh thường phát sinh ở các trại nuôi heo nái và heo gây giống, virus gây bệnh phát tán nhiều nhất là PRRS. Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân phát sinh virus này là gì? Và tìm ra giải pháp hữu hiệu để phòng trừ dịch bệnh.
Quan sát bảng 1, trang trại nào ở khu biệt lập, không có trại nuôi nào khác và không nhập thêm heo từ bên ngoài vào, thực hiện nghiêm ngặt các khâu phòng dịch từ cả bên trong và bên ngoài trang trại có thể bước đầu ngăn chặn được virus xâm nhập vào. Trái lại, những khu vực nào tập trung nhiều trang trại nuôi heo thì công tác phòng dịch bệnh và xử lý khi dịch bệnh xâm nhập vào trang trại gặp rất nhiều khó khăn, và khi đã xử lý và giải quyết xong dịch bệnh thì nguy cơ tái phát và tái xâm nhập virus cũng rất nghiêm trọng. Do vậy, trước hết, ta cần phải lựa chọn phương pháp kiểm soát dịch bệnh gây hại và đề nghị sự giúp đỡ từ các chuyên gia và bác sĩ thú y.
Để kiểm soát được PRRS, cần phải có kiến thức và kinh nghiệm khoa học chuyên ngành nên hãy đề nghị bác sĩ thú y hướng dẫn, cố vấn để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Các đặc trưng của virus PRRS
1. Triệu chứng cua PRRS khi phát hiện ở trang trại
Triệu chứng nhiễm PRRS ở trang trại nuôi heo nái thường thấy nhất là hiện tượng heo bị sẩy thai trong thời gian mang thai 2 ~ 3 tuần, hoặc heo con chết trong bụng mẹ, bị đẻ non rồi heo con chết ngay sau khi chào đời, chiếm khoảng 5 ~ 10%, heo con bị dị tật và sức đề kháng yếu và bị bại não, tỉ lệ heo mẹ bị chứng táo bón kéo dài.
Nhiễm PRRS xác định và chẩn đoán được tình trạng heo bị viêm nhiễm màng phổi và hở, hẹp van tim và chứng liệt chân. Còn đối với heo con trong thời kỳ bú sữa bị chứng táo bón di truyền từ mẹ, hoặc heo cai sữa dễ bị Salmonella. Heo nuôi được 16 ~ 18 tuần bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi cấp tính có thể chiếm tới 20 ~ 30%.
Bảng 1:
Nông trại bình thường khác | Nông trại bình thường khác | |
Heo nhập | – Tự chọn cá thể
– Không thay thế heo nái |
– Nhập heo bên ngoài |
Phòng dịch | – Làm triệt để và không có các trại xung quanh | – Phòng bệnh lỏng lẻo và các trang trại xung quanh cũng có nguy cơ lây nhiễm |
2. Khi heo bị nhiễm PRRS
Đó là do heo lây bệnh từ con này sang con khác trong đàn, khi heo bị nhiễm virus thì sẽ phát tán ra ngoài theo tuyến sữa, nước bọt, hơi thở, tinh dịch, nước tiểu, phân. Sau 2 ~ 3 tuần heo tạo kháng thể mạnh. Virus xuất hiện trong máu chừng 1 tháng rồi sau đó biến mất, thực tế có thể xác nhận sự hiện diện của virus sau 135 ngày. Đặc trưng đó có ý nghĩa khi đánh giá PRRS bằng cách xét nghiệm máu.
3. Con đường virus PRRS xâm nhập vào trang trại
Virus PRRS lây trực tiếp từ heo sang heo, do đó khi heo khỏe mạnh tiếp xúc với heo nhiễm bệnh thì chắc chắn sẽ bị lây, khi heo bài tiết và thải nước tiểu, phân…
Có nhiều trường hợp heo bị nhiễm bệnh trên đường di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nguyên nhân lây bệnh từ các dụng cụ của người nuôi heo, chân, tay, giày dép, virus lây nhiễm trong không khí rồi ký sinh trên các con vật sống hoang dã như chim chóc, chuột, chó, mèo…
Mùa đông là mùa thích hợp cho sự tồn tại của virus PRRS, nên vào mùa này, công tác phòng và chữa bệnh cần phải thực hiện chặt chẽ và trên quy mô rộng lớn. Thời gian này tốt nhất không nên cho nhập các con heo từ bên ngoài vào để bổ sung lực lượng sinh sản cho trang trại. Lựa chọn phương pháp tốt nhất để bảo đảm duy trì đàn heo luôn luôn khỏe mạnh và nên chia thành các nhóm nhỏ ở 2, 3 điểm nuôi để dễ dàng chăm sóc và theo dõi tình hình dịch bệnh.
4. Phương pháp giảm tỉ lệ nhiễm PRRS trong phạm vi trang trại
Phương pháp “cùng vào – all in”, “cùng ra – all out” luôn là phương pháp hữu hiệu và tốt nhất. Phải có số hiệu cho chuồng nuôi heo con và số hiệu chuồng nuôi heo lấy thịt để thực hiện “cùng vào – all in”, “cùng ra – all out”. Sau khi tiến hành “all out” thì phải thực hiện công tác vệ sinh, khử độc, diệt trùng, sấy khô chuồng trại thật cẩn thận. Không nên tận dụng chuồng trại ngay khi lứa heo này vừa xuất chuồng bằng cách cho nhập đàn heo khác vào chuồng. Đó chỉ là phương án tạm thời “có lợi trước mắt mà tổn thất lâu dài”. Tiêm thuốc kháng sinh và vaccine cho trại nuôi heo đang mang thai và đàn heo đực gây giống. Vấn đề quan trọng và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là công tác vệ sinh chuồng trại. Chú ý vệ sinh và lau chùi sạch sẽ bên trong bên ngoài tay cầm chốt cửa và các ổ khóa nước, các mối nối của hệ thống ống dẫn thức ăn, ống dẫn nước và giặt rửa đồng phục bảo hộ lao động, các dụng cụ tác nghiệp của công nhân trong trang trại, thường xuyên thay các dụng cụ dùng để khử trùng trong trang trại và cuối cùng là sử dụng hiệu quả phương pháp “all in – all out”.
5. Tiêm chủng vaccine PRRS
Mục đích của việc tiêm vaccine là để đề phòng PRRS và ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh. Hạn chế sự lây truyền bệnh từ heo này sang heo khác và ngăn chặn sự bài thải virus từ những con heo đã bị nhiễm bệnh, không để virus tấn công tất cả heo trong trang trại. Cần phải tiêm vaccine cho cả đàn heo nái và heo con để kích thích khả năng miễn dịch và đẩy lùi tình trạng heo con mắc chứng tiêu chảy (PED) và viêm đường ruột. Tuy không tiêu diệt 100% virus PRRS bằng cách tiêm vaccine nhưng chắc chắn là sẽ ngăn chặn và giảm rõ rệt sự lây nhiễm virus sang các heo khác.
6. Heo dương tính PRRS/ âm tính/ âm tính bẩm sinh/ heo tự chọn cá thể
PRRS có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Những heo âm tính chưa bị nhiễm virus này nếu tiếp xúc với heo nhiễm bệnh thì khó có thể tránh khỏi sự tấn công của loại virus này. Heo âm tính với PRRS khi được đưa vào trại nuôi ở tình trạng heo bình thường, khỏe mạnh có thể bị nhiễm PRRS với tốc độ nhanh hơn heo tại trại.
Heo hậu bị lựa chọn từ đàn heo của trại có thể được cho là heo thích nghi với virus PRRS của trại, nhưng khoảng 5% sau khi được lựa chọn thành heo nái hậu bị thì tình trạng miễn dịch có thể bị biến đổi. Do vậy, khi có ý định thay thế số heo nái thì phải cần sự giúp đỡ và góp ý của bác sĩ thú y.
7. Lây truyền qua tinh dịch như thế nào?
Thực tế virus PRRS có trong tinh dịch là rất ít, nhưng virus này có khả năng bị phát tán qua tinh dịch. Khi thực hiện phối giống ở trại heo dương tính và âm tính PRRS cần bàn bạc với các bác sĩ thú y để lựa chọn tinh dịch sử dụng cho phối giống.
Giá thịt heo Trung Quốc trong tháng 1 năm 2006 là 1.30 USD/kg và đến tháng 7 năm 2007 đã tăng gấp đôi lên thành 2.60 USD/kg. Các trại nuôi heo của Trung Quốc cũng bị virus PRRS tấn công nên mới phát sinh sự tăng giá quá cao như vậy. Trên toàn thế giới đều bị thiệt hại kinh tế khi mật độ các trại nuôi heo bị nhiễm PRRS ngày càng nhiều. Quý 4 năm 2007, tổng số con heo nái của Hàn Quốc có 1.004.000 con, số heo bị giết mổ lấy thịt hàng tháng lên đến 1.179.064 con.
Hiệp định thương mại tự do không có lý do nào để gây sức ép cho các nhà chăn nuôi nội địa nhưng để tồn tại và phát triển lâu dài thì các trang trại nuôi heo vẫn còn nhiều khó khăn. Để đối phó và kiểm soát các loại dịch bệnh, điều thiết yếu là sự kết hợp giữa chủ các trang trại và các chuyên gia, kỹ thuật viên của ngành chăn nuôi gia súc và bác sĩ thú y. Nếu có sự phối hợp nhịp nhàng thì có thể kiểm soát được PRRS, giảm tỉ lệ heo chết non và các triệu chứng bệnh lâm sàng khi heo bị nhiễm bệnh, đồng thời cũng giảm chi phí thuốc men, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả kinh tế cao. Giảm tỉ lệ heo nhiễm bệnh thì tăng số lượng heo xuất chuồng.
Biên dịch: Heo Team
Theo Pig & Pork
Naipet.com