Để quản lý cấp nước cho heo thật chính xác cần phải hiểu được sinh lý của heo và cấp nước phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng.
Nước uống rất quan trọng trong chăn nuôi heo
1. Nước uống và tập quán sinh lý của heo.
Heo rất thích nước:
Tổ tiên của heo là heo rừng chuyên sống vùng rừng núi nhưng chúng vẫn lựa chọn ở những nơi gần sông, suối và hồ nhỏ để sinh hoạt. Heo rừng có thói quen thải chất thải nơi ẩm ướt, ở khu vực có nước và vùng hạ nguồn. Sau khi heo tiêu tiểu thì chúng cần uống nước ở khu vực gần đó để có sức di chuyển. Chính vì vậy, từ thời xưa, heo luôn sinh sống ở khu vực có nước.
Heo sử dụng rất nhiều nước:
Áp lực thẩm thấu nước tiểu của heo thấp hơn nhiều so với chó và mèo, tương đương với hải ly. Nước tiểu của heo thường có màu vàng nhạt và không nặng mùi. Độ thẩm thấu nước tiểu của heo con bằng gần nửa so với heo trưởng thành, chính vì vậy chúng cần lượng nước nhiều. Cho nên, khi bị tiêu chảy mất nước thì heo mẹ rất dễ bị chết.
Bảng 1: So sánh nồng độ nước tiểu của từng loài | ||
Phân loại |
Áp lực thẩm thấu nước tiểu tối đa (mosm/kg nước)
|
Tỷ trọng |
Heo choai | 400 – 500 | |
Hải ly | 550 | |
Heo lớn | 1.080 | 1.012 |
Người | 1.300 | 1.020 |
Động vật có vú dưới biển | 1.400 | 1.023 |
Chó | 2.400 | 1.025 |
Mèo | 1.030 | |
Bò | 1.032 |
2. Tỷ lệ nước trong cơ thể heo thay đổi theo từng thời kỳ phát triển:
Dù heo phát triển ở giai đoạn nào thì nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Heo cũng giống như người, nước chiếm phần lớn trong cơ thể heo. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn phát triển mà tỷ lệ nước trong cơ thể có sự thay đổi. Tỷ lệ nước trong cơ thể heo có liên quan mật thiết tới tỷ lệ chất béo và tỷ lệ chất béo tăng dần theo ngày tuổi. Tỷ lệ nước trong cơ thể heo thời kỳ theo mẹ là 82%, nhưng đến 90kg thì tỷ lệ nước giảm xuống còn 53%. Chính vì vậy, tùy theo giai đoạn nuôi mà cần có các biện pháp cung cấp nước thích hợp.
Bảng 2 mô tả quá trình uống và sử dụng nước của heo. Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận các chất dinh dưỡng có trong cám.
Hệ thống cung cấp nước phải phù hợp với hàm của heo:
Như đã nói ở trên, heo là loài động vật sử dụng rất nhiều nước. Nước tiểu từ heo thông thể tái sử dụng lại đượcc. Trại heo phải tốn rất nhiều chi phí để xử lý các loại nước thải này. Để giảm chi phí xử lý nước, cần cải tiến các thiết bị cấp nước theo dạng núm uống. Hàm dưới của heo có dạng chiếc muỗng nên có thể ăn cùng lúc cám và nước. Vì vậy, các thiết bị cấp nước cần phải gắn thêm chén uống bên dưới để heo có thể uống dễ dàng. Đặc biệt là heo mới cai sữa, heo cần có thời gian để heo có thể uống dễ dàng. Đặc biệt là heo mới cai sữa, heo cần có thời gian để thích nghi với môi trường nuôi với hệ thống núm uống cấp nước.
Lượng nước cần thiết cho từng cá thể heo có sự khác biệt lớn:
Lượng nước cần thiết cho từng cá thể cũng có sự khác biệt lớn. Kết quả khảo sát ở chuồng ép trại mang thai cho thấy, heo uống ít nhất là 5 lần/ngày và heo uống nhiều nhất là 23 lần/ngày.
3. Quản lý lượng nước uống theo từng giai đoạn phát triển:
Heo con theo mẹ:
Ở giai đoạn theo mẹ, lượng nước chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cơ thể heo con, nên thời gian nái nuôi con và lượng nước uống vào ảnh hưởng rất lớn tới tăng trọng ở thời gian sau đó.
Khuyến cáo nên dùng hệ thống cấp nước luôn có nước ở bên dưới (hình 1). Đa số các loại núm uống thường có cấu tạo khi heo con chạm hoặc cắn vào nước sẽ chảy, nhưng ở đây nên lắp loại cho nước rỉ ra một lượng nhỏ để heo con tò mò lại gần và có thể nhớ đây là chỗ cấp nước. Khi heo con chạm vào núm thấy nước chảy, chúng sẽ học được cách lấy nước. Sau một khoảng thời gian ngắn, chúng sẽ biết các uống và lượng cám ăn vào cũng như tăng trong sẽ tăng nhanh.
Heo con cai sữa:
Trường hợp đối với heo con cai sữa thì lượng nước uống vào liên quan mật thiết tới lượng cám ăn vào. Thông thường cứ 10kg trọng lượng là heo cần 1 lít nước. Chuồng từ 10 – 12 con, ta có thể lắp đặt một chén uống. Trường hợp nuôi với bầy lớn, ta có thể lắp đặt các máng nước cho heo con uống dễ dàng và tự do. Những máng dạng này có thể thúc đẩy bản năng của heo là ăn theo bầy đàn (heo có thể vừa ăn cám vừa uống nước). Nếu núm uống có hình dạng khác với thời kỳ theo mẹ thì cần thời gian cho heo làm quen trong vòng ba ngày đầu, khi mới chuyển nên cho nước chảy nhỏ giọt.
Heo thịt:
Điều quan trọng ở thời kỳ này là áp lực nước phải đạt trên 1,5l/phút. Trường hợp heo ăn dạng khô cũng nên lắp thêm núm uống.
Heo sinh sản:
Nái mang thai và nái nuôi con cần núm uống có áp lực 1,5l/phút. Đặc biệt là nái nuôi con một ngày cần lên 20 lít nước. Nếu áp lực nước yếu và khi uống không thoải mái thì heo không thể uống đủ nước. Để tránh rỉ sét thì chất liệu núm uông nên làm bằng inox.
4. Các loại núm uống và vị trí lắp đặt
Các loại núm uống:
Nếu chia ra thì có dạng chén uống và dạng núm uống. Dạng chén uống thì phù hợp với heo hơn. Ta có thể so sánh giữa dạng chén uống và núm uống:
- Giảm rơi vãi hơn 30 – 40% lượng nước.
- Heo dễ nhớ nơi cung cấp nước hơn nên phát triển sẽ tốt hơn.
- Loại có ốc điều chỉnh lượng nước bên ngoài dễ sử dụng hơn.
Vật liệu sử dụng cho hệ thống cấp nước uống:
So với người thì heo có khứu giác và vị giác phát triển hơn. Chính vì vậy, nếu sử dụng chén uống cần chú ý đến vấn đề nước dơ còn đọng lại. Vật liệu tốt nhất nên sử dụng là dạng thép không rỉ.
Vị trí lắp đặt hệ thống cấp nước uống:
Cho dù, ta lựa chọn núm uống tốt cỡ nào nhưng nếu vị trí lắp đặt không phù hợp thì cũng không mang lại hiệu quả tối đa (tham khảo bảng 3). Vị trí lắp núm uống nên gần máng ăn để heo phân biệt được khu vực ngủ và bài tiết. Vị trí lắp chén uống phù hợp để uống là dưới đầu một chút. Nếu lắp quá cao thì khi uống heo phải ngước lên sẽ khiến phát sinh việc lãng phí nước. Lắp đúng độ cao cũng tránh được tình trạng heo tiêu tiểu vô chén uống.
Bảng 3: Khuyến cáo số lượng và vị trí thiết bị cấp nước uống | ||||
Phân loại | Lượng nước uống/ngày | Áp lực/phút | Độ cao chén uống | Độ cao núm uống |
Heo con theo mẹ | 0,2 – 0,7 l | 0,3 – 0,5 l | 5 – 7 cm | 10 – 15 cm |
Heo con cai sữa | 1 – 4 l | 0,5 – 0,8 l | 10 – 12 cm | 35 – 45 cm |
Heo 30 – 70 kg | 5 – 8 l | 0,8 – 1,2 l | 15 – 20 cm | 55 cm |
Heo trên 70 kg | 8 – 10 l | 1,5 – 2,0 l | 20 – 25 cm | 70 cm |
Heo mang thai và heo đực | 10 – 15 l | 1,5 – 2,0 l | 30 – 40 cm | 90 cm |
Nái nuôi con | 15 l + 1,5 l x số heo con | 1,5 – 2,0 l | 30 – 40 cm | 90 cm |
Naipet.com