I. QUẢN LÝ LỢN CÁI HẬU BỊ VÀ PHỐI GIỐNG
1. Chọn lọc lợn cái hậu bị:
Chọn lọc ở trọng lượng 80 -110 kg.
Mức tăng trọng nhanh, tính thèm ăn cao.
Hoàn chỉnh về cấu trúc: Bàn chân lớn, móng to đều; ngực rộng, xương sườn cong (không phẳng); khớp chân linh hoạt, đặc biệt là cổ chân trước và sau; không có khớp sưng phồng.
Các hàng vú đạt các tiêu chí: Nhỏ, phân bố đều, các núm vú nổi rõ: không có vú lộn ngược; không có vú tịt kém phát triển.
Độ dày mỡ lưng 16-20 mm.
Tính hiền lành, không hung dữ khó kiểm soát. ưu tiên những con dễ bảo, đềm tĩnh hơn những con dễ kích động, khó điều khiển.
Heo nái hậu bị
2. Thay cái hậu bị vả thực hiện chương trình chọn lọc toàn đàn.
a) Mục tiêu.
Thông qua việc thay thế cái hậu bị, chọn lọc toàn đàn nhằm duy trì được một cơ cấu đàn hợp lý, đảm bảo trên 70% những cá thể sinh sản tốt nhất.
Tỷ lệ thay đàn 30-32% (khoảng 30% là phù hợp. Gadd, 2003).
Đảm bảo số lứa trung bình của đàn 4,5-4,8 lứa.
Rút gắn giai đoạn làm quen của cái hậu bị, thu hẹp khoảng cách về số ngày không sản xuất của lợn nái.
b) Các chú ý khi thực hiện thay thế, chọn loc toàn đàn.
Tránh mắc những sai lầm trog loại thải (Gadd, 2003):
Loại những nái trước khi xác định thành tích của lứa đẻ hoặc thành tích cả đời (tránh vì sự tiện lợi mà để lãng phí về năng suất nái);
Loại nái khi không đủ lợn cái hậu bị có sẵn để phối hoặc chúng chưa đủ thích nghi;
Loại nái lứa đầu chỉ vì chỉ tiêu sinh sản không đạt;
Giám sát không tốt những ngày không sản suất của từng cá thể mà giữ lại những nái không hiệu quả;
Giữ lại những nái sinh sản kém khi giá cái hậu bị đắt.
Chú ý vấn đề tuổi thọ của nái
Khi tuổi cao, năng suất của nái giảm chủ yếu do bệnh tật và yếu chân, tiếp theo là những vấn đề về sữa, lứa đẻ ít con, phối giống không đạt;
Loại thải quá sớm làm tăng tổng chi phí và lạm phát chi phí thay đàn;
Duy trì nái sau 6 lứa đem lại nhiều thu nhập trên lợn con cai sữa (thời gian sử dụng nái càng dài, lợi nhuận trên lợn con cai sữa càng nhiều),
Chú ý hậu quả của quỹ hậu bị cao
Đòi hỏi nhiều công lao động;
Nhu cầu về thiết bị lớn;
Nhiều hậu bị đòi hỏi tỷ lệ thay đàn cao:
Chi phí cho đàn sinh sản lớn.
c) Một ví dụ về cơ cấu lứa đẻ lý tưởng trong đàn (Carroll, 1999).
3. Điều khiển chế độ dinh dưỡng và kiểm soát thể trạng lợn cái hậu bị
Sau khi chọn lọc, chuyển khẩu phần từ lợn tăng trưởng sang khẩu phần nái chửa.
Coi trọng và nâng cao hơn khẩu phần lợn thịt các khoáng chất quan trọng, vitamin và axít-amin.
Kiểm soát quá trình nuôi dưỡng để đạt thể trọng và mỡ lưng ở thời điểm phối lần đầu như mong muốn (trọng lượng: 135-150 kg; mỡ lưng: 18-20 mm).
4. Kích thích cái hậu bị bằng tiếp xúc với lợn đực và theo dõi động dục
a) Kích thích lợn cái hậu bị bằng tiếp xúc với lợn đực nhằm:
Xác định được những con trưởng thành tốt về sinh dục (Foxcroft and Aherene, 2001).
Cho phép phát hiện loại bỏ những cái hậu bị không động dục trở lại, giảm số lượng những ngày không sản xuất ở giai đoạn hậu bị và chi phí tài chính.
Ngoài ra, kích thích sớm cho phép tận dụng được những lợi thế nâng cao năng suất sinh sản nhờ phối cái hậu bị ở lần động dục thứ 2 và 3 (Foxcroft, et al., Prairie Swine Center, Saskatchewan).
b) Biện pháp thực hiện:
Nhốt đực ở đầu dãy chuồng nơi có đặt quạt thổi (chỉ cần cho cái hậu bị tiếp xúc với mùi đực giống).
Kiểm tra động dục bằng đực trưởng thảnh có tính hăng tốt và dễ điều khiển.
5. Phối giống lần đầu
Để nâng cao tỷ lệ đẻ, số con sơ sinh và tuổi thọ của nái cần thực hiện phối giống lần đầu cho các lợn cái hậu bị khi tuổi, trọng lượng vả độ dày mỡ lưng như sau:
Tuổi : 8-9 tháng.
Trọng lượng: 135-150 kg.
Mỡ lưng : 18-20 mm.
Chú ý về hậu quả của việc phối giống cái hậu bị chưa đủ tuổi và khối lượng cơ thể:
Số trứng rụng ít;
Tỷ lệ chết phôi cao:
Tỷ lệ thụ thai/đẻ thấp;
Số con sơ sinh ít;
Chất lượng sữa đầu kém;
Nhiều vấn đề bệnh tật;
Năng suất lợn con sinh ra sẽ kém.
6. Kết luận về việc quản lý lợn cái hậu bị:
Ba vấn đề then chốt để quản lý lợn cái hậu bị tốt là:
Tiến hành chương trình chọn lọc chặt chẻ để xác định 75-80% những cá thể sinh sản tốt nhất dựa trên cơ sở năng suất cả đời.
Đảm bảo trọng lượng và thể trạng phù hợp ở lần phối đầu nhằm duy trì chúng được lâu trong đàn sinh sản.
Hạn chế tới mức thấp nhất những ngày không sản xuất trong giai đoạn hậu bị, tăng hiệu quả sử dụng chuồng trại và công lao động (Foxcrofl, et al. , Prairie Swine Center, Saskatchewan).
II. TỐI ƯU HOÁ TỶ LỆ ĐẺ, SỐ CON SƠ SINH VÀ TUỔI THỌ LỢN NÁI
1. Thực hiện loại thải nái (Gadd, 2003)
Sau khi đã chọn lọc được lợn hậu bị thay thế, việc tiến hành loại thải nái để có được cơ cấu lứa đẻ hợp lý trong đàn là việc làm cần thiết. Các trường hợp lợn nái loại thải khi:
Yếu hoặc què;
Hơn một lần có số con sơ sinh thấp (chỉ tính sau lứa 2);
Không thụ thai sau 2 chu kỳ phối lên tiếp;
Có trên 10 lứa đẻ;
Có nhiều ghi chú không tốt trên thẻ nái;
Nếu mục tiêu phối giống trong tuần đã đạt;
Nái không động dục trở lại sau 18 ngày cai sữa;
Năng suất nái thụt xuống thấp hơn bình quân đàn (lứa 6 hoặc muộn hơn);
Không phối giống được sau 2 chu kỳ liên tiếp;
Nếu nái lứa 7 cho năng suất thấp hơn nhiều so với kết quả trung bình của cái hậu bị;
Hai lứa đẻ có 3 lợn con sơ sinh sống nặng dưới 1kg;
Tỷ lệ chết khi sinh cao xuất hiện trong 2 lứa đẻ liên tiếp.
2. Nuôi dưỡng và duy trì thể trạng lý tưởng suốt đời của cái hậu bị và nái.
Để nâng cao tỷ lệ đẻ, số con sơ sinh và tuổi thọ của lợn nái, cần thiết điều khiển dinh dưỡng, duy trì thể trạng lý tưởng suốt đời của cái hậu bị và nái như sau:
Trọng lượng phối giống lần đầu 135-150 kg; trọng lượng tối thiểu khi đẻ 175-180 kg để ngăn cản sự mất mát nhiều protein trong kỳ tiết sữa đầu tiên (Clowes et al. , 2003).
Mỡ lưng khi phối giống lần đầu 18-20 mm; mỡ lưng khi nái đẻ 15-24 mm, tốt nhất 20-24 mm.
Một số chú ý khi nuôi dưỡng lợn nái hậu bị sau khi phối giống.
Mức ăn cao ngay sau khi phối giống có liên quan tới tỷ lệ chết phôi cao: mức ăn tăng lên trong thởi kỳ chửa có liên quan đến việc giảm progesterone huyết tương, giảm khả năng sống sót của phôi (có thể rất nghiêm trọng trong 72 giở đầu).
Mứt ăn cao ở cuối kỳ chửa cũng có thể có hại. Sự phát triển của tuyến vú thấp nhất ở giai đoạn phối giống đến 50 ngày chửa, sự phát triển của tuyến vú cao nhất từ ngày chửa 70 đến 105 (DNA tuyến vú tăng 3 lần). Khi năng lượng cao trong thời kỳ phát triển tuyến vú làm giảm DNA nhu mô tuyến vú và như vậy giảm mô tuyến vú.
Chú ý: Có thể phối lần đầu bằng hình thức phối trực tiếp, lần 2 bằng thụ tinh nhân tạo; Đối với thụ tinh nhân tạo, có thể sử dụng tinh dịch do 2 hoặc nhiều đực pha lẫn.
III. KẾT LUẬN CHUNG
Để quản lý cái hậu bị và phối giống nhằm tối ưu hoá tỷ lệ đẻ, số con sơ sinh và tuổi thọ lợn nái cần thiết thực hiện các vấn đề chính như sau:
Chọn lợn cái hậu bị hoàn chỉnh về các chức năng.
Nuôi dưỡng cái hậu bị từ 8-9 tháng tuổi bằng thức ăn nái chửakiểm soát thể trạng lợn cái hậu bị khi phối lứa đầu như mong muốn (trọng lượng 135-150 kg; mỡ lưng 18-20 mm).
Kiểm tra động dục và phối giống đúng thời điểm.
a) Kiểm tra động dục
Kiểm tra động dục lợn cái hậu bị và nái bằng đực trưởng thành có tính hăng tốt và dễ điều khiển, hặc cho cái hậu bị và nái tiếp xúc với mùi đực khi kiểm tra bằng “gậy mùi đực”. Mùi đực giống kích thích phản xạ đứng yên ở cái hậu bị và nái khi động dục.
b) Thời điểm phối giống
Kích thích thuần thục và kiểm tra động dục khi đạt 140-160 ngày tuổi (ở vùng khí hậu nóng có thể 180 ngày tuổi).
Có hệ thống loại thải nái và chọn lọc lợn cái hậu bị thay thế.
Duy trì thể trạng lý tưởng suốt đời sản xuất của cái hậu bị và nái.
Kiểm tra động dục chính xác và phối giống đúng thời điểm.
Naipet.com