Một nhà nuôi heo nổi tiếng đã có một câu hỏi sau: “Giả sử nếu chúng ta vận chuyển heo tới khu vực giết mổ an toàn tới 99%, heo không bị thương hay mệt hay chết, thì chúng ta có cần quan tâm đến 1% tổn thất còn lại do vận chuyển không?”.
Đại đa số các doanh nghiệp hài lòng với mức độ thành công 99% ở trên. Thế nhưng với tình hình thị trường ngày càng khó khăn, chỉ một phần rất nhỏ những tổn thất khi vận chuyển được khắc phục thì chúng ta có cơ hội hoàn thiện hơn nữa khả năng sản xuất của mình.
Xe chở heo trên đường tới cơ sở giết mổ
Theo nghiên cứu của đại học Iowa (ISU) và doanh nghiệp sản xuất miền Trung Tây trên 2.000.000 con heo được vận chuyển đến khu vực giết mổ bị thiệt hại khoảng 0,85% như heo bị thương hoặc chết (tổng kết thiệt hại vận chuyển). Như vậy, khoảng 17.000 con giảm giá trị thực tế của nó.
Trong 22 cuộc thử nghiệm từ năm 2000 tới 2007 với 27.240.000 lượt vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng tại Mỹ, theo Matt Ritter của Elanco Animal Health thì tỷ lệ thiệt hại do vận chuyển chiếm 0,14 tới 2,14%.
Rõ ràng là thiệt hại trong khi vận chuyển là thiệt hại lớn nhất. Bởi vì khi đó sự đầu tư về cám, nhân công, thuốc, và các thứ khác đều nằm trong heo.
Những tổn thất như heo mệt mỏi, bị thương hay chết trong khi vận chuyển đến khu vực chế biến được tính vào thời gian heo nghỉ ngơi (thuật ngữ chỉ thời gian lúc heo chờ ở khu vực chế biến để được giết mổ).
Heo bị mệt mỏi thường xuất hiện các đốm đỏ trên da, cơ bị ảnh hưởng di chuyển khó khăn. Nếu như luật liên bang áp dụng giống như đối với bò, cấm giết heo bị mệt (cũng như heo không đi được) thì giá trị của heo bị giảm sút xuống rất nhiều.
Heo bị thương thì khi giết mổ sẽ bị đánh giá một phần hay toàn bộ là không tốt. Heo chết thì dĩ nhiên là hoàn toàn không còn giá trị. Heo chết khi vận chuyển hoặc trong thời gian trước khi giết mổ còn tốn chi phí cho việc xử lý xác heo.
1. Những yếu tố liên quan:
Theo các tài liệu kỹ thuật về quá trình vận chuyển heo tới khu vực giết mổ của ISU và các trại chăn nuôi thì ta có thể hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng tới vết thương và sự mệt mỏi của heo.
Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất khi vận chuyển có thể là: mật độ heo trong các xe vận chuyển, nhiệt độ, mùa, tình trạng vệ sinh trong trại.
Nghiên cứu trên 9.651 chuyến xe vận chuyển 2.000.000 con heo tới một khu vực giết mổ duy nhất. Tổn thất khi vận chuyển lên tới 17.393 con, chiếm tới 0,85% mỗi chuyến xe. Trong số này heo bị mệt mỏi chiếm 0,55%, heo bị thương và chết chiếm lần lượt 0,05%, 0,35%.
Nhân công, phân loại heo và dụng cụ cũng ảnh hưởng lớn tới những tổn thất khi vận chuyển heo.
Khi phân tích tài liệu, trong 29 chuyến vận chuyển bằng xe tải thì tỷ lệ tổn thất mỗi chuyến từ 0,54 tới 0,78%, bình quân là 0,64%. 11 chuyến xe mui trần tỷ lệ tổn thất từ 0,35 tới 0,86%, bình quân là 0,65%.
Tổn thất do vận chuyển của 9 nông trại trong nghiên cứu có tỷ lệ từ 0,28 tới 1,21%, bình quân 0,69%. Trong số đó đặc biệt có 2 trang trại tỷ lệ tổn thất khi vận chuyển trong một chuyến xe tải (165 con) trên 1%. Tính kỹ hơn là 1,65 con trên một chuyến.
Nếu 50 chuyến xe tải mà tỷ lệ tổn thất là 1%, thì sẽ có 83 con bị giảm giá trị vốn có của nó (165 con/xe x 50 chuyến = 8250 con x 1% tổn thất = 82,5 con).
Theo nghiên cứu này, sự tổn thất khi vận chuyển dường như không chịu ảnh hưởng bởi tính cách của tài xế xe tải. Số lần dừng xe nhiều, xuất phát không từ từ hầu như không ảnh hưởng tới tỷ lệ này.
Nhiệt độ bên trong xe tải sẽ tăng lên rất cao khi xe không di chuyển và nếu các tài xế không làm theo các hướng dẫn thông khí.
Kết quả kiểm tra các tài xế lái xe mui trần cũng cho kết quả tương tự. Khi đánh giá 11 tài xế xe tải, tỷ lệ tổn thất chênh lệch giữa 4 tài xế tốt nhất và 4 tài xế kém nhất chỉ là 0,28%.
Chính vì vậy, quá trình phân loại di chuyển heo trước khi lên xe rất là quan trọng.
Theo nghiên cứu của ISU, heo trại thịt được chia thành 2 hoặc 3 nhóm (chênh lệch khoảng 2 ~ 3 tuần) cho di chuyển. Sau đó phân tích heo nhóm 1 và nhóm 3, ta nhận thấy nhóm thứ 3 tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển nhiều hơn 0,27%. Kết quả này có thể là do heo chậm lớn, sức khỏe heo giảm sút hoặc một vài yếu tố khác. Có thể là nhóm heo sau cùng, trong quá trình vận chuyển không gian nền chuồng khác biệt và các yếu tố cần thiết khác cũng có sự khác biệt.
2. Mật độ heo trên xe:
Mật độ heo khi vận chuyển ảnh hưởng như thế nào tới hao hụt khi vận chuyển? Mật độ vận chuyển (trailer density) được tính bằng tổng trọng lượng heo vận chuyển chia cho diện tích sàn vận chuyển. Nghiên cứu của ISU đã đánh giá mật độ vận chuyển có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình vận chuyển.
Sự gia tăng mật độ vận chuyển sẽ làm tăng tỷ lệ tổn thất khi vận chuyển. Tổn thất khi vận chuyển và mật độ vận chuyển có quan hệ với nhau là điều cũng được các nghiên cứu khác chứng minh.
Với lý do tiết kiệm, giảm chi phí nhiên liệu cho xe vận tải, người ta thường chở nhiều heo hoặc tăng tổng số trọng lượng xuất chuồng.
Nhưng theo nghiên cứu, khi tăng bình quân trọng lượng xuất chuồng mỗi con thêm 10 pound (4,5 kg) từ 265 pound (120 kg) lên 275 pound (125 kg), mỗi xe chở khoảng 168 con thì tỷ lệ tổn thất khi vận chuyển tăng thêm 0,13%. Tương tự như vậy nếu ta tăng số lượng heo lên xe vận chuyển, ví dụ ta tăng thêm một con lên sàn xe diện tích (59 ft2), từ 21 lên 22 con (trọng lượng 265 pound) thì mật độ vận chuyển tăng thêm 3 pound (1,35 kg) / ft2. Tổn thất khi vận chuyển tăng 0,14%.
Việc tính toán không gian vận chuyển không chỉ đơn giản là tính toán chỗ cho heo nằm hoặc đứng, tương tự như vậy việc nắm rõ trọng lượng heo xuất chuồng là công việc hết sức quan trọng để người chăn nuôi có thể tính chính xác trên mỗi ft2 có bao nhiêu pound trọng lượng.
“Không gian lý tưởng khi vận chuyển” cho một con heo vẫn chưa xác định được chính xác vì còn phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Có nghiên cứu cho rằng để hạn chế tối đa tổn thất khi vận chuyển thì mật độ thích hợp là 51 pound (23,1 kg) /ft2, nhưng cũng có nghiên cứu khác cho rằng nếu mật độ khoảng 55 pound (25 kg) và 58 pound (26,2 kg) /ft2 thì có thể hạn chế tối đa thiệt hại.
3. Tác động theo mùa:
Thiệt hại trong vận chuyển không chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian hoặc mùa nhất định trong năm mà còn có sự liên hệ với mối tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm (mối tương quan này được viết tắt là THI – temperature humidity index – chỉ số ẩm nhiệt). Nếu THI tăng thì tổn thất khi vận chuyển cũng tăng. Theo nghiên cứu của Texas tech thì nếu nhiệt độ tăng trên 680F (200C) thì khi đến nơi số heo chết sẽ tăng lên.
Chỉ số THI của tháng lạnh thay đổi nhiều hơn so với tháng nóng. Khi thời tiết giao mùa (cuối thu và đầu xuân) thì nhiệt độ chênh lệch rất lớn nên các tài xế khi vận chuyển cần phải tháo hoặc che các tấm chặn gió.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng khi xe không di chuyển nhiệt độ trong thùng xe sẽ tăng cao. Nhà chăn nuôi, chế biến, tài xế phải phối hợp với nhau để rút ngắn thời gian vận chuyển heo. Tài xế và nhà chăn nuôi cũng phải nắm rõ sự thay đổi của THI trong ngày, điều chỉnh các lỗ thông gió, khi cần thiết phải làm chỗ nằm cho heo. Khi trời nóng, nếu lắp đặt các hệ thống phun sương trên xe thì sẽ giảm tỷ lệ chết.
Vào mùa hè, nhằm giảm thiệt hại khi vận chuyển ta cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm nhiệt độ, duy trì chỉ số THI gần nhiệt độ tối ưu cho heo. Cho heo lên xe vào lúc sáng sớm. Thiệt hại vận chuyển vào mùa lạnh thường lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do số heo mệt mỏi khi vận chuyển gia tăng. Điều này có vẻ ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng mùa nóng là nguy hiểm nhất bởi vì heo không đổ được mồ hôi.
Các nhà nghiên cứu đã rút ra một số lý do khiến heo mệt mỏi khi di chuyển vào mùa lạnh.
Vào mùa lạnh, trọng lượng xuất chuồng và số heo xuất ra thị trường tăng nên tổn thất do vận chuyển cũng gia tăng.
Thứ hai, heo bị stress nhiệt độ. Bởi vì heo đang ở trong khu vực nhiệt độ lý tưởng trong chuồng trại, rồi được chuyển ra ngoài, lên xe xong lại ấm áp trở lại. Đặc biệt vào mùa lạnh các lỗ thông gió bị bít lại khiến thân nhiệt heo lại tăng cao.
Khi xuống xe, heo lại gặp không khí lạnh, heo cần tốn nhiều năng lượng để duy trì độ ấm cho cơ thể, vì thế heo dễ mệt mỏi.
So với tỷ lệ heo bị mệt mỏi thì số heo chết thường ổn định trong năm. Tuy nhiên, tỷ lệ heo chết vào mùa hè thường cao hơn. Có lẽ khi heo mệt mỏi mà gặp nhiệt độ cao thì heo dễ bị chết hơn.
4. Xử lý kỹ thuật:
Thiệt hại trong khi vận chuyển có liên quan tới tới các biện pháp kỹ thuật. Nếu khi cho heo lên xe, ta chuyển từng nhóm nhỏ thì sẽ tốt hơn. Khi so sánh một nhóm 4 con với nhóm 8 con, thì nhóm nhỏ ít heo bị há hốc miệng, da tím tái (triệu chứng heo mệt) hơn. Nếu lên xe từng nhóm nhỏ thì quá trình lên xe cũng được rút ngắn hơn. Và theo chương trình TQA (Transport Quality Assurance) chuyển một lần 4 ~ 6 con là tốt nhất.
5. Phương pháp giảm thiệt hại khi vận chuyển:
- Cần kiểm tra định kỳ các tổn thất vận chuyển của nông trại.
- Huấn luyện tài xế nắm rõ phương pháp vận chuyển TQA.
- Tính toán chính xác số heo vận chuyển phù hợp với diện tích sàn xe.
- Áp dụng các biện pháp thông khí thích hợp cho thùng xe phù hợp với khí hậu hiện tại.
- Cần làm bản hướng dẫn trong quá trình vận chuyển heo.
Biên dịch: Heo Team
Theo Pig & Pork
Naipet.com