Bệnh viêm gan vịt do virus (Duck Virus Hepatitis) là một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra ở vịt con dưới 6 tuần tuổi (tập trung ở tuần thứ 3 trở xuống). Bệnh gây chết nhanh tập trung trong vòng 2-3 ngày. Tỷ lệ chết cao 20-80%. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1950 (chết 750.000 con, Cananda 1954, Ai Cập, Tây Đức 1958, Liên Xô (cũ) 1959 và nhiều nước khác trên thế giới).
Vịt con chết do bệnh viêm gan.
I. Động vật cảm thụ
Chỉ có vịt bị nhiễm bệnh này. Bệnh chỉ xảy ra ở vịt con. Còn vịt già không bị.
II. Nguyên nhân
Bệnh gây nên do virus chủng Entrovirrus (chủng 1) thuộc nhóm Picornaviridae. trong nhóm này có ít nhất 3 chủng gây bệnh cho vịt.
Virus có sức đề kháng cao và có thể sống lâu trong phân động vật. Vì vậy rất khó trừ virus từ những vật bị nhiễm virus. Virus có thể tồn tại nhiều tuần trong chất độn chuồng, rác rưởi, xe cộ hoặc quần áo và cũng như ở người chăn nuôi hoặc từ những con chim, vịt hoang dại.
Virus bị tiêu diệt trong chất sát trùng Chloramin 3%, Formalin 1%. các chất vô cơ chứa Iod cũng có tác dụng diệt trùng tốt.
III. Con đường truyền lây
- Lây nhiễm qua đường tiêu hóa, hô hấp và vết thương ở da. Vịt bệnh thường bài xuất virus ra môi trường bên ngoài theo phân, nước mũi vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng v.v… lây nhiễm sang vịt khác.
- Mần bệnh truyền từ mẹ qua trứng vào phôi.
IV. Triệu chứng
Bệnh xảy ra đọt ngột: Triệu chứng cấp tính chỉ xảy ra trong giai đoạn 1-15 ngày tuổi.
- Vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, cánh xã. Một số trường hợp tiêu chảy, sau một vài giờ thấy niêm mạc miệng xanh tím và co giật.
- Vịt chỉ ngồi sau nằm liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng dọc theo thân, đầu ngoẹo lên lưng hoặc sang bên sườn và thường chết ở tư thế trên.
- Những con bệnh có triệu chứng đa số là bị chết. Mức chết ở mỗi giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào khả năng chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và sự kế phát các bệnh khác. Nhưng tỷ lệ chết thường từ 20-80%.
V. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan, gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ. Bề mặt gan loang lổ có nhiều điểm xuất huyết lan rộng không ranh giới (sự xuất huyết không phải ở tất cả các vịt con bị chết do viêm gan). Nếu có điểm hoại tử trắng là do ghép với bệnh phó thương hàn.
Cơ tim bị nhợt nhạt (giống như bị luộc chín), màng bao tim và túi khí bị viêm.
VI. Chẩn đoán
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Đặc biệt là tuổi mắc bệnh dưới 3 tuần tuổi.
- Thử nghiệm trên vịt con 1-7 ngày tuổi: Lấy bệnh phẩm nghiền nát thành huyễn dịch, sau tiêm cho vịt con. Chỉ sau 18- 48 giờ vịt phát bệnh và chết.
- Thử nghiệm trên phôi: Lấy bệnh phẩm nghiền thành huyễn dịch tiêm vào túi Allatoid của phôi vịt 10-14 ngày tuổi hoặc phôi gà 8-10 ngày, phôi vịt sẽ chết sau 24-72 giờ. Còn phôi gà sau 5-8 ngày mới chết. bệnh tích trên phôi thấy xuất huyết lan tràn và phù ở bụng và dưới da đùi. Gan phôi thường có màu đỏ và vàng. Xác phôi chết có màu xanh ở túi Allantoid, tốc độ phát triển của phôi chậm lại.
- Thử nghiệm trên tế bào gan. Cùng tiêm huyễn dịch trên vào tế bào gan. Tế bào gan bị phá hủy hoại tử.
Vị trí túi Allatoid của phôi vịt
Chẩn đoán so sánh phân biệt với các bệnh khác và với virus viêm gan chủng II và III.
Viêm gan do virus chủng II: Bệnh này được báo cáo đầu tiên ở Anh. Bệnh xuất hiện ở vịt con 10 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi. Nguyên nhân do virus chủng Astro virus gây ra. Bệnh gây chết thấp ở vịt con dưới 3 tuần tuổi. Nhưng gây chết cao ở vịt 3-6 tuần tuổi. gan xuất huyết thành vòng tròn giao nhau, thận sưng tái, lách sưng, các bộ phận khác cũng xuất huyết (ruột, tim, da). Lấy bệnh phẩm gây nhiễm cho vịt con sau 2-4 ngày mới chết. Gây nhiễm cho phôi vịt và gà sau 6-10 ngày mới biểu hiện bệnh tích điển hình.
Viêm gan do virus chủng III: Bệnh này được báo cáo ở Mỹ. Bệnh lý giống như chủng I. Khi gây bệnh cho vịt con chết 20-60% vào ngày thứ 2-4. Gây bệnh trên phôi vịt và gà. Phôi vịt chết sau 7-10 ngày. Còn phôi gà không chết.
Phân biệt với bệnh trúng độc thức ăn do Aflatoxin và Botulimus: Triệu chứng lâm sàng giống viêm gan (co giật, mệt mỏi, chết nhanh). Bệnh xảy ra ở cả vịt lớn. Khi thay đổi thức ăn bệnh giảm. Còn viêm gan do virus vẫn chết.
Bệnh dịch tả vịt: Giống về triệu chứng tiêu chảy, đi loạng choạng. Nhưng xảy ra ở cả vịt con và vịt lớn. Bệnh tích chủ yếu ở đường tiêu hóa.
Bệnh phó thương hàn: Giống triệu chứng tiêu chảy, co giật bất ngờ rồi chết. Bệnh kéo dài 3-5 ngày. Còn viêm gan chỉ trong 1-2 ngày. Bệnh tích chủ yếu ở ruột, gan có điểm hoại tử trắng, còn viêm gan chủ yếu là xuất huyết.
VII. Phòng và trị bệnh
1. Phòng bệnh
Phòng bằng vacxin loại Hepatovax do Pháp sản xuất.
Đối với vịt bố mẹ đã được chủng ngừa thì vịt con sinh ra chủng ngừa như sau:
- Chủng lần 1 lúc 7-10 ngày tuổi. Tiêm dưới da.
- Chủng lần 2 vào lúc trước khi đẻ 2 tuần.
Đối với vịt bố mẹ không được chủng ngừa thì vịt con sinh ra chủng ngay lúc 1 ngày tuổi. Tiêm dưới da hay bắp thịt. Chủng tiếp lần 2 vào lúc trước khi đẻ 2 tuần.
Vacxin sau khi chủng ngừa 48-72 giờ đã tạo ra miễn dịch và đạt cao nhất sau 4 tuần.
Phòng bằng vệ sinh, thức ăn, nước uống. Không nhốt chung vịt mới với lô vịt bệnh. Tiêu độc chuồng trại trước khi đưa vịt mới về.
2. Trị bệnh
Dùng kháng huyết thanh: Lấy từ những con khỏi bệnh tiêm cho những con bị bệnh liều 0,5 cc/con hoặc tiêm cho vịt con 2-3 ngày tuổi vùng đang bị đe dọa có dịch.
Nguồn tin: Sách hỏi đáp bệnh về gia cầm
Naipet.com