Bệnh Dịch Tả Vịt – Duck Pestis

0

Bệnh dịch tả vịt (DTV) là bệnh truyền nhiễm do herpesvirus gây ra trên vịt, ngỗng, ngan và một số loài thủy cầm hoang dã khác. Bệnh xuất hiện lần đầu trên thế giới vào năm 1923 ở Hà Lan.

Ở Việt Nam, những ổ dịch DTV được phát hiện trên các đàn vịt nuôi ở Hà Nội vào năm 1969, từ đó xuất hiện rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Nam bộ. Bệnh DTV thường truyền lây do tiếp xúc trực tiếp giữa đàn vịt bệnh và vịt khỏe. Hoặc có thể do tiếp xúc gián tiếp qua môi trường có mầm bệnh như các nguồn nước, người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi..vv. Virut DTV có trong máu, phủ tạng và các chất bài tiết như phân, nước mũi, nước mắt từ vịt bệnh hoặc từ các loài thủy cầm hoang dã di trú theo mùa có mang trùng virut DTV được bài thải ra và tồn tại trong các nguồn nước ao, hồ. Những đàn vịt cảm thụ khác đến sinh sống trên các nguồn nước này sẽ bị nhiễm bệnh. Ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh DTV thường xảy ra quanh năm nhưng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 7.

benh-dich-ta-vit-duck-pestis 1

1. Căn Bệnh:

  • Do Herpesvirus gây ra. Họ phụ : – Herpesvirinae.
  • Acid nhân: AND có vỏ bọc.
  • Virus này không ngưng kết và không hấp phụ hồng cầu.
  • Sức đề kháng: nhạy cảm với ether và Chloroform.
  • Tác động của Trypsin, Chymotrysin, Pancreatic, Lipase… ở 37 độ C trong 18 giờ thì bất hoạt virus còn Papain, Lysozym, Cellulase, Dnase, Rnase thì không ảnh hưởng đến virus.
  • Bị tiêu diệt tại 56oC trong 10 phút, 50oC trong 90 – 120 phút.
  • Tại nhiệt độ phòng (22 độ C) 30 ngày mới mất tính gây nhiễm.
  • Tại pH = 3 và 11: virus bị bất hoạt 1 cách nhanh chóng.

2. Truyền Nhiểm Học:

  • Trong thiên nhiên DTV hạn chế trong những thành viên của họ Chân màng (Anatidae) gồm: vịt, ngỗng, thiên nga.
  • Bệnh thường xảy ra trên vịt nuôi các giống như: White Pekin, Khaki Cambell, Indian, Runner…, trên vịt xiêm (Muscovy Duck), ngỗng nuôi, thiên nga.
  • Lứa tuổi mắc bệnh: mọi lứa tuổi.
  • Động vật thí nghiệm: ngỗng con, vịt xiêm con, vịt con, gây bệnh qua nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống, tiêm tĩnh mạch (I/V), tiêm bắp cơ (I/M)…
  • Chất chứa căn bệnh: máu, phủ tạng, nhiều nhất là gan, lách, ruột và các chất bài tiết.
  • Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Bệnh nổ ra ở trên vịt nhà thường có liên quan đến môi trường thủy sinh bị ô nhiễm bởi vịt hoang mang mầm bệnh dùng chung 1 môi trường và vịt nhà thường tiếp xúc với vịt hoang bệnh.

3. Triệu chứng:

  • Thời gian nung bệnh: 3 – 7 ngày, tiến hành của bệnh 1 – 5 ngày.
  • Ở những đàn vịt sinh sản: tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
  • Xác chết mập, con trống khi chết có sự thoát dương vật 1 cách rõ rệt, sản lượng trứng giảm từ 25 – 40%.
  • Vịt sợ ánh sáng với nhắm 1 nửa mắt hoặc mí mắt khép lại, bỏ ăn, vô cùng khát nước, suy yếu, thất điều vận động, xù lông, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều nước nên lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn.
  • Vịt liệt (không thể đứng được), xã cánh, đầu gục, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu, cổ và người.
  • Vịt thịt 2 – 7 tuần tuổi thì biểu hiện mất nước, gầy ốm, mỏ xanh (màu xanh da trời), lỗ huyệt nhuộm máu.
  • Vịt có thể bị sưng vùng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này, đó là chất keo nhày màu vàng chanh.
  • Tỷ lệ chết cao 5 – 100%.

4. Bệnh tích:

Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể, xuất huyết, tụ máu, chảy máu trên và trong cơ tim và ở những cơ quan nội tạng khác, ở những cấu trúc chống đỡ của cơ thể như: màng treo ruột, màng thanh mạc. Nội mạc và van tim cũng xuất huyết.

benh-dich-ta-vit-duck-pestisXuất huyết tràn lan cơ thể, viêm ruột xuất huyết hình nhẩn.

  • Gan, tụy, thận, ruột, phổi xuất huyết điểm.
  • Vịt mái: những nang ở buồng trứng xuất huyết, mất màu biến dạng. Khối xuất huyết từ buồng trứng có thể rớt vào xoang bụng. Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử.
  • Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết thành vòng.
  • Dạ dày tuyến xuất huyết.
  • Bệnh tích đặc biệt của bệnh: là trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt sau đó được phủ lên lớp vảy màu trắng vàng, kích thước 1 – 10mm gọi là nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn.
  • Gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.

5. Chẩn đoán:

Chẩn đoán phân biệt.

Bệnh dịch tả vịt
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Loài chân màng
Gia cầm (gà, vịt…)
Liệt
Không
Phù đầu, cổ đầu
Không
Nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa
Không
Xuất huyết cơ vòng giữa dạ dày tuyến và thực quản
Không
Xuất huyết dạ dày tuyến
Không
Xuất huyết hình nhẫn ở ruột
Không

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

  • Lấy bệnh phẩm: máu, phủ tạng phân lập trên phôi vịt 9 – 14 ngày tuổi, đường tiêm màng CAM hoặc trên môi trường tế bào sợi phôi vịt.
  • Tìm kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng trung hòa trên vịt.
  • Tìm kháng thể bằng phản ứng trung hòa, phản ứng ELISA.

6. Phòng bệnh:

  • Sát trùng chuồng trại, mái ấp, dụng cụ: phun xịt FARMCARE-3 (1/ 600), mỗi tuần 1-2 lần.
  • Hiện nay dùng vaccine sống, giảm độc để phòng bệnh có hiệu quả.
  • Việt Nam: vaccine do NAVETCO sản xuất. Dùng nhỏ mũi cho vịt con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho vịt lớn cho miễn dịch 6 tháng.

Lịch chủng ngừa.
Vịt thịt : lần 1 lúc mới nở. Lần 2: 3 tuần sau
Vịt đẻ : 1 năm chủng ngừa 2 lần.

7. Điều trị:

Bệnh không có thuốc trị bệnh, khi đàn vịt phát bệnh biện pháp chủ yếu để giảm tỉ lệ chết là tăng cường sức đề kháng bằng việc nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất điện giải, vitamin có thể làm giảm tỉ lệ chết.

Khi vịt bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết rất cao tới 90%. Vì vậy khi bệnh mới chớm xảy ra, để có thể cứu vãn được một số những con chưa nhiễm bệnh, dựa trên cơ sở miễn dịch nhanh chóng của vacxin nhược độc dịch tả vịt (hiện tượng cản nhiễm).

Có thể phân lô thành đàn nhỏ, cách ly những con đã có triệu chứng bệnh, còn với những con chưa bị bệnh phải tiến hành tiêm phòng vacxin liều gấp 1,5-2 lần.

Bằng phương pháp đó sau 3 – 4 ngày, vacxin đã kích thích cơ thể miễn dịch chống lại bệnh dịch tả, nên những con chưa nhiễm bệnh có thể cứu sống được. Còn trong trường hợp bệnh đã phát ra rầm rộ gây chết tới 50 – 80% thì không nên tiêm phòng vì sẽ không có tác dụng nữa.

Khi vịt mắc bệnh Dịch tả, việc dùng kháng sinh để điều trị càng làm bệnh trầm trọng và tăng tỉ lệ chết. Khi vịt bệnh cần cho uống các loại thuốc hỗ trợ sức đề kháng sau: hỗn hợp đường Dextrose + Đạm đơn + Giải độc gan thận + Vitamin, điện giải liên tục suốt quá trình điều trị, giúp nâng sức khỏe, giải độc, loại thải độc tố.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1