An Toàn Sinh Học Và Phòng Bệnh LMLM Trong Chăn Nuôi Heo

0

An toàn sinh học trong chăn nuôi heo bao gồm tất cả các khâu trong quá trình chăn nuôi nhằm bảo vệ vật nuôi và người chăn nuôi không bị tấn công của dịch bệnh, tạo cho đàn heo có sức kháng tốt nhất và do vậy khai thác được tiềm năng năng suất cao nhất. Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, không để chất thải chăn nuôi là nguồn gây bệnh cho con người và vật nuôi khác.

Kết quả của an toàn sinh học trong chăn nuôi phải mang lại lợi ích cho người chăn nuôi từ năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, không bị rủi ro do dịch bệnh và cuối cùng là sản phẩm thịt từ chăn nuôi phải đảm bảo an toàn cho con người. Sau đây, Vetshop.VN giới thiệu đến bạn đọc vài vấn đề cơ bản về an toàn sinh học và cách phòng chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong trại chăn nuôi heo của tác giả Kiều Minh Lực.

benh-lmlm-trong-chan-nuoi-heo-an-toan-sinh-hoc-va-phong-benhTác giả: TS. Kiều Minh Lực

Để áp dụng giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi heo tôi xin trích dẫn chu kỳ sinh học và hệ thống quản lý chăn nuôi heo của công ty TNHH Chăn nuôi CP-ViệtNam (xem hình). Như vậy trong chăn nuôi heo có thể phân thành hai hệ thống, hệ thống chăn nuôi heo nái sinh sản (Hệ thống 1) và hệ thống chăn nuôi heo sau cai sữa đến xuất chuồng bán thịt hoặc bán giống (Hệ thống 2). Các giải pháp an toàn sinh học bao gồm từ thiết kế chuồng trại đến các yếu tố kỹ thuật chăn nuôi được xây dựng trên nguyên lý của hai hệ thống này.

Chuồng trại được chia thành 2 địa điểm khác nhau, hoặc 2 khu vực cách ly độc lập nhau (nếu trên cùng một địa điểm) cho 2 hệ thống sản xuất. Xung quanh trại phải có tường rào cách ly với bên ngoài. Có hệ thống sát trùng vật dụng và con người trước mỗi cổng trại, và trước mỗi cửa chuồng cũng rất cần có chậu nhúng ủng chứa dung dịch sát trùng để sát trùng mỗi lần vào ra chuồng heo. Công nhân và kỹ thuật chăn nuôi cũng chuyên biệt theo 2 hệ thống này.

Heo giống hậu bị mới nhập về trại thường có khối lượng cơ thể 95-100kg, nên nuôi cách ly 2 tháng. Trong thời gian nuôi cách ly cần phải tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ, theo dõi lên giống và phối giống sau 2 chu kỳ lên giống khi heo đạt 140kg thể trọng và 32-34 tuần tuổi. Heo mang thai 16 tuần, 15 tuần đầu nhốt heo ở chuồng mang thai, chuyển sang chuồng đẻ ở tuần mang thai 16 để heo đẻ. Tập ăn cho heo con bắt đầu từ 5 ngày tuổi, khi heo con đã biết ăn tốt, cai sữa tách mẹ lúc 3 tuần tuổi lúc đó heo con có khối lượng cơ thể 6kg, chuyển về khu chăn nuôi sau cai sữa. Heo mẹ được đưa về khu vực nái khô để kích thích lên giống và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo, thông thường heo nái khô sẽ lên giống 3-5 ngày sau khi tách con. Trong thời gian giữa 2 chu kỳ sinh sản nên kiểm tra để loại thải những heo nái già, đẻ nhiều lứa, năng suất thấp, bị bệnh khó điều trị khỏi, hoặc không lên giống sau 2 chu kỳ. Heo con sau tách mẹ cần phải giữa ấm ở nhiệt độ 30-32 oC trong tuần đầu, chuồng nuôi phải thông thoáng, thức ăn chất lượng cao và cung cấp đầy đủ nước uống. Heo sẽ đạt trọng lượng xuất chuồng 100kg lúc 160 ngày tuổi, hoặc 140 ngày nuôi sau cai sữa.

Thức ăn cần phải lựa chọn thức ăn tốt, phân thành nhiều giai đoạn phát triển của heo vì ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của heo cũng khác nhau do vậy chú ý cân đối các chất dinh dưỡng trong từng loại thức ăn. Thông thường gồm các loại thức ăn sau: Thức ăn tập ăn (giai đoạn 5 ngày tuổi đến 12kg thể trọng), thức ăn heo choai 1 (12-30kg thể trọng), thức ăn heo choai 2 (30-50kg thể trọng), thức ăn heo choai 3 (50-80kg thể trọng) và thức ăn kết thúc (80kg thể trọng – xuất bán), thức ăn cho heo nái mang thai và đực giống, thức ăn cho heo nái nuôi con. Với giống heo cao sản, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi phù hợp, heo sẽ tăng trọng nhanh, khoẻ mạnh do vậy không cần phải sử dụng kháng sinh điều trị cũng như bổ sung vào thức ăn giai đoạn kết thúc, đảm bảo không có tồn dư các chất kháng sinh trong thịt heo.

Sau mỗi lứa nuôi heo thịt hoặc mỗi lứa đẻ ở heo nái phải tổng vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ bằng cách ngâm các dụng cụ chăn nuôi vào bể có chứa chất sát trùng, rửa chuồng bằng xà phòng, để khô, phun thuốc sát trùng và để trống chuồng 4-5 ngày mới nhập lứa heo khác. Ngoài ra tối thiểu 1 tuần một lần (nếu bình thường không có dịch bệnh) hoặc hàng ngày (nếu có dịch bệnh đang xẩy ra ở khu vực xung quanh) phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi, lối đi trong và ngoài chuồng và từ nhà ở công nhân đến chuồng nuôi. Có thể sử dụng vôi bột để sát trùng chuồng nuôi và lối đi trong trại.

Sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển thức ăn chăn nuôi, heo giống và heo thịt riêng. Rửa xe, để khô, phun thuốc sát trùng và để qua đêm sau mỗi ngày vận chuyển. Mỗi xe một ngày chỉ vận chuyển 1 chuyến. Sát trùng xe trước lúc vào trại.

Lựa chọn thuốc sát trùng dựa trên các nguyên tác: Chất sát trùng phải có hoạt phổ rộng để giết chết nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm gậy bệnh. Thời gian diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài và ổn định, không bị mất hoạt lực khi thuốc tiếp xúc với các chất hữu cơ trong phân, đất. Loại thuốc sát trùng dùng cho người và vật nuôi thì không gây ảnh hưởng sức khoẻ con người và vật nuôi. Loại thuốc sát trùng cho chuồng trại không làm rỉ sắt thép và hư hỏng vật liệu chuồng trại như xi mang, cao su, nhựa v.v.. Chi phí trên một diện tích bề mặt sát trùng thấp. Việc tính chi phí phải dựa trên cơ sở tỷ lệ pha loãng thuốc với nước và hoạt lực giệt trùng của thuốc sau khi pha loãng.

Đặc tính của một số loại thuốc sát trùng
Đặc tính
Tên hoạt chất
Phenol
Chlorine
Iodine
QAC
Aldehyde
Peroxygen
Diệt virus
Kém
Mạnh
Mạnh
Không
Mạnh
Mạnh
Diệt vi khuẩn
Tốt
Vừa
Mạnh
Vừa
Mạnh
Mạnh
Thời gian giệt khuẩn
Trung bình
Nhanh
Nhanh
Chậm
Nhanh
Nhanh
Thời gian có hiệu lực
Dài
Trung bình
Trung bình
Ngắn
Trung bình
Dài
Tác hại cho da
Vừa
Độc
Ít
Không
Độc
Không
Gây hư sắt, cao su
Không
Ít
Không
Không
Không
Đối tượng sát trùng khuyến cáo
Nền chuồng
Nền chuồng, xe
Nhúng ủng, tắm sát trùng
Nước, đường ống nước
Chuồng  trại, xe
Chuồng trại,  nhúng ủng, tắm sát trùng
Có thể dùng dưới dạng phun
Không
Ít
Được
Được
Được
Được

 

Các thuốc sát trùng trên thị trường thường được sản xuất bằng kết hợp với một số hoạt chất khác để làm tăng hoạt lực giệt trùng và giảm độ độc.

Tiêm vacxin phòng bệnh là một giải pháp hữu hiệu để phòng bệnh cho vật nuôi nói chung và bệnh LMLM nói riêng. Riêng bệnh LMLM tiêm vacxin type O cho heo con sau cai sữa lúc 7 và 11 tuần tuổi, tiêm vacxin đa type O, A và Asia I cho heo nái sinh sản và heo đực giống làm việc mỗi năm 3 lần. Kết quả trong nhiều năm qua không có dịch LMLM xẩy ra trên đàn heo của Công ty CP-ViệtNam.

Loại heo
Tuần tuổi
Loại vaccin phòng bệnh
Heo con theo mẹ
1
Mycoplasma (lần 1)
3
Mycoplasma (lần 2)
Heo con sau cai sữa
4
PRRS   (lần 1)
5
Dịch tả (lần 1)
7
LMLM (lần 1)
8
PRRS   (lần 2)
9
Dịch tả (lần 2)
11
LMLM (lần 2)
Heo giống hậu bị
25
Giả dại, Parvovirus (lần 1)
27
Dịch tả, LMLM
29
Giả dại, Parvovirus (lần 2)
Heo nái sinh sản
Mang thai 10 tuần
Dịch tả
Mang thai 12 tuần
Giả dại
LMLM (4 tháng/ lần toàn đàn)
Đực giống làm việc
Dịch tả (9 tháng/ lần toàn đàn)
Giả dại, LMLM  (4 tháng/ lần toàn đàn)
Nguồn Công ty TNHH Chăn nuôi CP-Việt Nam

Giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi hộ gia đình trong thời gian dịch bệnh LMLM hiên nay là chăm sóc sức khoẻ heo tốt, có đủ thức ăn nước uống, hạn chế người ngoài vào thăm chuồng heo, rắc vôi bột xung quanh chuồng heo và lốn đi đến chuồng heo, dùng ủng hoặc dép đi vào chuồng riêng, không dùng nước thải từ nhà bếp cho heo ăn hoặc thải bừa bãi ra ngoài môi trường xung quanh. Theo dõi sức khoẻ heo hàng ngày, báo ngay cho thú y địa phương gần nhất biết nếu heo có triệu chứng bệnh, tuân thủ quy định của nhà nước về ngăn chặn dịch bệnh, không bán chạy heo khi có bệnh. Chủ động tìm vacxin LMLM tiêm cho đàn heo của gia đình khi biết tin trong khu vực thôn xóm có dịch bệnh. Chủ động cùng bà con làng xóm phát hiện dịch bệnh ở cấp hộ gia đình, thôn xóm và báo cáo ngay cho cán bộ thú y gần nhất.

Tác giả: TS. Kiều Minh Lực
Công ty TNHH CP Việt Nam

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1