Không phải số heo xuất chuồng mà số lượng thịt sản xuất ra là chỉ số quan trọng hơn về mặt lợi nhuận. Trong quá khứ, ta hãy sử dụng số lượng heo để tính năng suất nhưng phương pháp này không phải là phương pháp thích hợp.
Một trại chăn nuôi công nghiệp
1. Chỉ số FCR ( tỷ lệ chuyển hóa thức ăn) là không cần thiết:
Chỉ số FCR hiện nay được sử dụng nhiều, nhưng nó là chỉ số không theo kịp với thời đại ngày nay. Vậy lý do là gì?
Để tính chính xác số FCR phải là người có trình độ từ các trường và trung tâm nghiên cứu. Tại vì trong vòng 1 tháng trong trang trại con số cám nhập và xuất kho rất dễ bị tính sai nên số cám sử dụng thường có sự chênh lệch với thực tế.
Với kết quả hơn 10 năm tư vấn của Gadd ( 2005) và các nghiên cứu tổng hợp khác thì sai số của FCR là ± 0,2.
Với sai số trên thì ở các trại năng suất cao lượng thức ăn ăn vào của heo khi xuất chuồng có thể chênh lệch tới 25kg, đó là một con số lớn.
FCR chỉ tính được số lượng thịt sản xuất mà không tính được số cám bị lãng phí. Lượng cám lãng phí thường trên 2%, theo thống kê thì khoảng 6 % ở các trại có trang thiết bị cũ lạc hậu thì gấp 2 lần. Nếu lãng phí 6% thì một con heo thịt lãng phí tới 14 kg cám, FCR sẽ tăng 0,11 ( trên 4%) làm lợi nhuận giảm 9%.
FCR chỉ tính dựa vào trọng lượng hơi mà không tính vào lượng thịt sau giết mổ nên không tính được hết các lợi nhuận. Chính vì lí do này cần có một chỉ số để thể hiện rõ lợi nhuận. Và việc tính chỉ số này không khó.
2. Chỉ số MTF (lượng thịt sản xuất trên 1 tấn thức ăn):
Chỉ số này phải có những điều kiện sau:
- Tính toán đơn giản.
- Rất chính xác
- Số lượng thịt sau giết mổ được tính đến
- Không cần kiểm tra cám và heo ở trang trại mà có thể tính ở văn phòng.
- Số lượng cám lãng phí được tự động tính
- Không chỉ thể hiện năng suất vật lý mà còn thể hiện toàn bộ lợi ích kinh doanh.
Chỉ số thỏa mãn những điều kiện này chính là Số lượng thịt sản xuất trên một tấn thức ăn ( MTF)
3. Lý do có thể tính một cách đơn giản:
MTF có thể được tính bằng các bước dưới đây
- Số con sản xuất được trên 1 tấn thức ăn. Chỉ số này chỉ cần văn phòng tính số cám nhập mỗi tháng.
Ví dụ: 1 con ăn 200 kg cám thì 1000kg : 200kg = 5 con/ tấn.
- Tính khối lượng thịt mổ trên con. Số liệu này cũng chỉ cần văn phòng cung cấp.
Ví dụ: trọng lượng hơi là 75 kg, nếu tỷ lệ xẻ là 75%, thì trọng lượng sau giết mổ là 56,25kg MTF= 5 con* 56,25 = 281kg/1 tấn cám
Bảng 1 là chỉ số đánh giá MTF. Được đánh giá chính xác cùng FCR
Bảng 1: Chỉ số đánh giá MTF
FCR
(~75kg) |
SỐ cám/ con(kg) | Số con nuôi/ tấn (con) | Tỷ lệ xẻ (%) | MTF(kg) | |
Không tốt | 3,3 | 247,5 | 4,04 | 74,0 | 299 |
Bình thường | 3,0 | 225,0 | 4,44 | 74,5 | 331 |
Tốt | 2,7 | 202,5 | 4,93 | 75,0 | 370 |
Mục tiêu | 2,5 | 187,5 | 5,33 | 75,5 | 402 |
Đặc biệt | 2,2 | 165,0 | 6,06 | 76,0 | 448 |
※ Nguồn : Aarious national pig recording schemes and BPEXyearbook 2009/2010
Không cần kiểm tra tại trang trại, mọi số liệu cần thiết đều có ở văn phòng. Lượng cám tiêu thụ ( bao gồm phần lãng phí) doanh nghiệp có thể kiểm tra qua số nhập kho.
Bảng 2: Sự thay đổi về lợi nhuận khi cải thiện MTF
MTF
(kg) |
Lợi nhuận/ tấn
(cent) |
Tiền cám/ con
(cent) |
Số kg thịt/ tấn- phí cám/ tấn (cám) | |
Không tốt | 299 | 359 | 297 | +184 |
Bình thường | 331 | 397 | 270 | +222 |
Tốt | 370 | 444 | 242 | +264 |
Mục tiêu | 402 | 482 | 225 | +307 |
Đặc biệt | 464 | 557 | 215 | +377 |
4. Lãng phí cám:
Nếu chỉ số MTF giảm mạnh thì một trong những nguyên nhân đầu tiên nghi ngờ phải là lãng phí cám. Dĩ nhiên không chỉ lãng phí cám là nguyên nhân duy nhất.
Ở bảng 3, là bảng giới thiệu nông trại giảm lãng phí cám để tăng MTF.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra lãng phí cám của 4 trang trại trong vòng 16 tháng khi áp dụng MTF
◑ Trước áp dụng MTF | ◑ Sau MTF | ||
FCR | MTF(kg) | FCR | MTF(kg) |
(29.3~104.6kg) | (30,4~106,2kg) | ||
2,72 | 336 | 2,53 | 368
(trên 32kg/tấn) |
Lãng phí : tối thiểu 8% | Sau 16 tháng áp dụng :4,6% |
Bốn nông trại trong vòng 3 tháng áp dụng các biện pháp giảm lãng phí cám để cải thiện MTF. Theo tính toán của nhân viên văn phòng lượng cám lạng phí giảm 1/3 . Trung bình 1 con giảm 5,7 cent( 2,4 %).
Theo một nhà quản lý: “ Trước đây mỗi tháng chỉ số FCR biến động lớn nhưng tôi vẫn không nghĩ tới là do lãng phí cám. Từ khi chỉ số MTF liên tục sụt giảm tôi tìm nguyên nhân, liên tục cải thiện sự lãng phí cám. Lợi nhuận một con tăng lên 8,6 cent. MTF là chỉ số có sự chính xác cao.
5. Các điểm chú ý:
Tương tự như FCR, chỉ số MTF cũng liên quan tới khoảng cân nặng của heo.
Heo là loài động vật sau với thời kì sau nuôi thịt thì trước đó cám ăn vào sẽ tập trung vào việc hình thành thịt tinh. Ở cuối thời kì tăng trưởng thường tập trung vào việc tích mỡ khiến hiệu quả sản xuất thịt bị giảm sút.
Bảng 2 là thời kì được tính theo trọng lượng từ 30~105kg ( thịt~ xuất chuồng), ở thời kì này MTF phải đạt 400kg/ tấn cám. Nhưng ở thời kì từ 7~70 kg là 357kg/tấn cám. Ở Mỹ thời kì 60~120 kg phải đạt 500kg/ tấn cám.
Cũng tương tự như FCR, MTF theo từng thời kỳ cũng có những tiêu chuẩn như sau: MTF 400kg ( 30~105kg), MTF 500kg ( 60~120).
Naipet.com