1. Tổng quan
Chăn nuôi vùng Bắc Mỹ, việc thiến lợn là công việc phổ thông cần thiết và chỉ có một vài lợn đực được lựa chọn là không bị thiến để làm giống. Trong chăn nuôi lợn có 2 lý do chính về việc nuôi lợn thiến nhiều hơn là lợn đực giống. Lý do đầu tiên là hành vi. Lợn đực một khi đạt đến độ tuổi và kích cỡ cơ thể khi thành thục về tính, chúng có xu hướng trở nên hung hăng hơn với những con nhốt cùng và khó động vào hơn những con lợn thiến ở cùng độ tuổi và cân nặng. Lý do thứ 2 và có lẽ là lý do quan trọng nhất đó là thịt của lợn lòi gần thành thục về tính (nặng khoảng 200 pao – 1pao = 0.454 kg) gặp phải một vấn đề lớn về mùi vị và hương thơm, thường gọi là “lợn hoi”. Lợn hoi có mùi và hương vị khó ngửi đặc trưng mà người tiêu dùng có thể nhận ra khi nấu thịt của những lợn đực không thiến.
Thiến heo, một công việc thường xuyên tại trại
Thịt lợn hoi liên quan đến 2 hợp chất tạo ra ở con vật sống: androstenone và skatole. Androstenone là một steroit tạo ra bởi tinh hoàn và tập trung tại tuyến nước bọt, ở đó chất này bị biến đổi thành một pheromon thu hút hành vi giới tính ở lợn cái con và lợn nái trong suốt quá trình giao phối. Androstenone cũng bị đọng lại ở mô mỡ và có thể bị bốc mùi khi phản ứng với nhiệt độ trong lúc nấu, do vậy tạo thành mùi lợn hoi. Skatole là một hợp chất sinh ra bởi vi khuẩn trong của lợn đực. Chất này được hấp thu qua thành ruột ngấm vào máu, và được chuyển hoá bởi gan và có thể được thải ra hoặc hấp thu vào mô mỡ, ở đó nó gây ra mùi hoi của thịt lợn (Squires, 1999).
Thiến lợn: Tranh luận khác về vấn đề quyền động vật?
Một số tiên triển hấp dẫn đang diễn ra ở một vài nước Châu Âu liên quan đến việc thiến lợn (Arnot và Gauldin, 2007). Ví dụ, một luật mới đây đẫ được thông qua ở Nauy và Thuỵ Sỹ là sẽ cấm thiến lợn bắt đầu từ năm 2009. Một vài siêu thị lớn ở Hà Lan vừa thông báo là họ sẽ không bán thịt lợn thiến nữa trừ khi những con vật này được gây tê trước khi thiến. Hệ thống các cửa hàng ăn nhanh McDonald ở Hà Lan thông báo rằng sẽ không còn bán những sản phẩm có thịt lợn thiến. Một tuyên bố tương tự cũng được đưa ra bởi Burger King ở Hà Lan.
Tại Mỹ, vấn đề “quyền của lợn” (swine welfare issue ) nổi cộm mới đây là việc sử dụng chuồng nuôi cá thể lợn chửa (individual gestation stalls) để nhốt lợn cái trong giai đoạn phối giống và mang thai. Trong thực tế ở bang Florida, Arizona và Oregon, mới đây luật pháp vừa thông qua lệnh cấm sử dụng chuồng nhốt cá thể lợn chửa và yêu cầu nhốt tập thể (group housing) lợn nái giống, và một số điều phối viên ngành chăn nuôi lợn thông báo chuyển đổi hệ thống chăn nuôi cần phải có chuồng nuôi tập thể lợn náu trong suốt các giai đoạn kéo dài của chu trình chăn nuôi. Nhưng thiến lợn được xem là vấn đề quyền lợn – lại không nhận được nhiều sự quan tâm ở Mỹ. Các báo cáo đó của công ty dịch vụ luật và thực phẩm về thiến từ ở Châu Âu có nói đến những nhà chăn nuôi lợn vùng Bắc Mỹ liên đối. Liệu sẽ có các nổ lực để loại trừ phương thức quản lý quan trọng này vốn giúp kiểm soát tính hăng của lợn và đảm bảo sản phẩm thịt lợn mong muốn được chấp nhận?
Các lựa chọn về thiến lợn được đưa ra. Tuy nhiên, những chọn lựa như vậy nói và viết thì dễ hơn là làm. Ví dụ, ở Anh và Ireland việc thiến lợn không phải là một thực nghiệm chuẩn hoá nào cả nhưng khối lượng và độ tuổi lúc mổ nhẹ và ít tháng tuổi hơn. ở Anh khối lượng giết mổ điển hình có lẽ là <=230 bảng (~ 103 kg) trong lúc đó ở Mỹ là 269 bảng (~121 kg). Các nhà máy đóng gói thịt ở Mỹ được thiết kế để có hiệu quả nhất với việc chế biến lợn thiến nặng cân hơn và để giảm khối lượng giết mổ bình thường đến 50 pao – sẽ là tác động logic và kinh tế quan trọng. Điều cũng được phát biểu là người tiêu dùng thịt lợn Châu âu sẵn sàng chấp nhận một mức độ mùi hoi lợn đực nhưng các nhà chế biến thịt lợn ở Mỹ lại buộc phải nghe ngóng phản ứng từ người tiêu dùng. Một lựa chọn khác về thiến lợn bao gồm cải cách cách thức thiến như là việc sử dụng gây mê lúc thiến hoặc là sử dụng cách thiến hoá học hoặc miễn dịch thay cho thiến bằng cách mổ. Một lần nữa các cách thức nằy nói và viết thì dễ hơn là thực hiện vì có những hạn chế về kỹ thuật và kinh tế.
Yếu tố quan trọng nhất: Quy trình thiến lợn thích hợp
Chính sách hiện nay về việc thiến lợn của Hiệp hội thú y Mỹ (AVMA) có thể được nhìn nhận như sự quan tâm đến cân bằng giữa bảo vệ động vật và nhu cầu cần thiết sản xuất thịt lợn chất lượng. Nhóm này ghi nhận là việc thiến lợn giúp kiểm soát tính hiếu chiến của lợn và khuyến cáo thời điểm thiến lợn nên được thực hiện ít nhất là 5 ngày trước khi cai sữa để đảm bảo sức khoẻ khi tách mẹ. Chính sách của Hiệp hội này cũng chỉ ra rằng nếu việc thiến lợn được thực hiện sau 28 ngày tuổi thì nên sử dụng gây tê và giảm đau và thao tác này nên được bác sỹ thú y thực hiện đối với những con lợn nhiều tuổi và to con như thế.
Chính sách của Hiệp hội về việc hạn chế người chăn nuôi thiến những con lợn nhỏ tuổi đang bú mẹ là có cơ sở khoa học. Chẳng hạn một nghiên cứu chỉ ra rằng những con lợn được thiến ở 2 tuần tuổi cho thấy ít các dấu hiệu bị đau hơn những con được thiến ở 7 tuần tuổi (McGlone và Hellman, 1988). Nghiên cứu khác kiểm tra trong suốt thời kỳ bú mẹ chỉ ra rằng những con lợn được thiến ở 1 ngày tuổi mức độ sinh trưởng đến khi cai sữa chậm hơn so với khi thiến lợn lúc 14 ngày tuổi (McGlone và các cộng tác viên, 1993). Điều này gợi ý cho thấy có một sự phá vở trong việc cho bú khi thiến sớm trong thời kỳ bú. Trong một nghiên cứu tương tự Douet và cộng tác viên (1994) không tìm thấy sự khác nhau về sinh trưởng giữa lợn được thiến lúc 1 và 10 ngày tuổi.
Những thí nghiệm hạn chế này kết hợp với rất nhiều kinh nghiệm của người quản lý trại lợn và các nhà kỹ thuật chỉ ra rằng thiến lợn đực trong thời gian bú được thực hiện tốt nhất ở giữa thời kỳ cho bú hoặc khi lợn được 4 đến 14 ngày tuổi. Thiến sau 3 ngày tuổi cho phép lợn con nhận được nhiều sữa non colostrum và hình thành trật tự với sự phá vỡ ít nhất trong ngày đầu của cuộc sống. Nó cũng cho phép đủ thời gian để tinh hoàn đi vào bìu và những lợn có nguy cơ thoát vị bìu được phát hiện sớm để có chế độ chăm sóc đặc biệt.
Ưu diểm của việc thiến lợn lúc dưới 14 ngày tuổi là rõ ràng. Những con lợn như vậy còn tương đối nhỏ và dễ bắt giữ. Tinh hoàn sẽ dễ dàng được tách khỏi dây tinh hoàn và sẽ bớt chảy máu. Thực vậy nếu được huấn luyện đúng, một người có thể thiến lợn mà không cần người hỗ trợ nếu con lợn khoảng 4 đến 14 ngày tuổi. Lợn được thiến ở độ tuổi này có lợi thế là vẫn tiếp tục nhận được kháng thể qua sữa mẹ giúp chống nhiễm trùng và tăng khả năng lành vết thương khỏi nhanh đến khi cai sữa.
Có lẽ mặt quan trọng nhất của việc thiến lợn là việc huấn luyện và phát triển kỹ năng của cá nhân thực hiện các công đoạn. Bác sỹ thú y, nhà khoa học động vật và các nhà quản lý lợn chuyên nghiệp có thể và nên cung cấp việc huấn luyện này tới bất cứ ai chịu trách nhiệm công việc này ở trại lợn. Một tham khảo về trình tự thiến lợn hiện nay ở sách chăn nuôi lợn công nghiệp (Pork Industry Handbook Fact Sheet PIH 01-01-07). Một vài phương pháp thay đổi được mô tả trong cuốn sách này nhưng phương pháp chung nhất ở các trang trại nuôi lợn là cho một người sử dụng một dao mổ. Loại dao điển hình là dao hình móc số 12 hoặc dao mổ lưỡi thẳng sẵn ở bộ dụng cụ của bác sỹ thú y. Thao tác này được mô tả trong cuốn sách nuôi lợn công nghiệp như sau.
Phương pháp thiến lợn dùng cho một người với một dao mổ.
1. |
Giữ cả hai chân sau của lợn con và dốc đầu xuống dưới. |
2. | Sử dụng ngón tay cái, đẩy hai tinh hoàn lên. |
3. | Rạch một đường qua da bìu giữa hai tinh hoàn thẳng theo hướng của đuôi. |
4. | Đảm bảo vết rạch thấp trên túi bìu để thoát dịch. |
5. | Không vấn đề gì nếu bạn có cắt qua màng trắng của mỗi tinh hoàn hay không. |
6. | Bóp bật tinh hoàn qua vết rạch và tiếp tục kéo chúng một cách nhẹ nhàng. |
7. |
Kéo từng tinh hoàn ra trong khi đó ấn ngón tay cái của bạn chặn lại |
8. | ấn ngón tay cái lên hông là quan trọng để đảm bảo dây tinh hoàn cắt đứt khỏi chỗ tay bạn ấn tốt hơn sâu bên trong cơ thể, việc đó có thể làm tăng sự phát triển bệnh hecni. |
9. |
Nếu cần thiết tinh hoàn có thể bị cắt rời khỏi dây tinh hoàn bằng việc cách nạo. |
10. | Cắt rời bất kỳ dây hay mô liên kết kéo ra từ vết rạch và phun thuốc sát trùng lên vết thương. |
Bài của TS. Allen Harper, Khoa học gia chuyển giao công nghệ chăn nuôi (Extension Animal Scientist ), Tidewater AREC và được xuất bản bởi Tổ chức chuyển giao TBKT chăn nuôi bang Virginia. Thiến gia súc đực để nuôi lấy thịt là một việc làm từ rất lâu.
Naipet.com