Thai Chết Trước Và Trong Khi Sinh

0

Thai chết lưu không phải là trường hợp hiếm gặp, nhưng các trại heo nên kiểm soát thai chết lưu ở mức 3 – 5% tổng số lợn con sinh ra. Sau đây là một số kiến thức cơ bản giúp nông dân có thể giảm bớt tỉ lệ thai chết lưu.

thai-chet-truoc-va-trong-khi-sinhHeo mẹ yếu cũng là nguyên nhân gây ra chết lưu

1. Nguyên nhân gây chết

Thai chết lưu tăng lên có thể do các bệnh truyền nhiễm như Leptospira pomona và PRRS. Nếu không phải do nguyên nhân truyền nhiễm thì thai chết lưu thường liên quan đến:

  • Do giống: phổ biến hơn ở lợn nái thuần chủng
  • Kích thước ổ đẻ quá lớn (số con/lứa cao), ở đàn có kích thước ổ đẻ lớn thường có tỷ lệ con sinh ra chết cao khoảng 5-7%.
  • Nái đẻ quá già (lứa đẻ cao >8), hoặc nái quá mập làm chậm đẻ hoặc đẻ khó khăn.
  • Thiếu tập thể dục khi mang thai: nên nái kém vận động cơ bắp trong quá trình sinh đẻ.
  • Tử cung co thắt kém, có thể liên quan đến nồng độ thấp của canxi trong khẩu phần
  • Nhiệt độ nhà đẻ cao
  • Hàm lượng khí CO cao (có thể nó phát ra từ lò sưởi)
  • Thiết kế chuồng đẻ không tốt làm nái gặp khó khăn khi đẻ
  • Tách nhau thai sớm.

2. Các kiểu thai chết lưu

  • Chết trước sinh: lợn con đã chết một vài ngày trước khi đẻ, không có khí phổi
  • Chết trong khi sinh: lợn con chết trong thời gian đẻ – không có khí phổi
  • Chết sau sinh: heo con cho thấy bằng chứng của hoạt động hít vào của phổi, có khí phổi

Thai chết lưu (chết trước khi sinh) có thể phát sinh do:

  • Ngạt
  • Hạ đường huyết
  • Hạ thân nhiệt
  • Thai yếu
  • Mẹ yếu

3. Biện pháp để làm giảm tỷ lệ thai chết lưu

  • Xác định các nhóm nguyên nhân bằng cách khám nghiệm tử thi
  • Hạn chế tuổi đẻ của đàn nái không quá 7 lứa
  • Tham khảo tiền sử của nái để xác định vấn đề đồng thời theo dõi quá trình đẻ của chúng
  • Cải thiện về giống cho đàn nái, chọn giống có năng suất sinh sản cao và chăm con giỏi như Landrace, Yorkshire
  • Kiểm tra tình trạng lợn nái
  • Kiểm tra môi trường chuồng lợn đẻ
  • Kiểm tra thiết kế chuồng đẻ
  • Can thiệp sớm khi nái đẻ kéo dài
  • Cung cấp một nguồn nhiệt phía sau lợn nái khi đẻ
  • Kiểm tra nồng độ hemoglobin ở lợn nái
  • Kiểm tra mức độ hoặc quy trình phòng ngừa ký sinh trùng
  • Kiểm tra chất lượng thức ăn lợn nái, đặc biệt là khoáng chất
  • Kiểm tra bệnh ở lợn nái
  • Quản lý nái đẻ tốt: quy trình ngừa bệnh bằng vacxin, kháng sinh trước khi vào đẻ; theo dõi và điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp để nái tăng trọng hợp lý trong quá trình mang thai; chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng; công nhân chăm sóc lành nghề và chăm chỉ; bảo đảm nước uống đủ và sạch, nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp (16-22 độ C)…

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1