Viêm Da Nốt Sần Ở Heo

0

Có nhiều yếu và các bệnh dẫn đến viêm da nốt sần, do đó không thể xác định một điều kiện cụ thể nào đã gây ra bệnh. Những tổn thương PD xuất hiện ở mức cao trên heo ở lò mổ cho phép nghi ngờ nguyên nhân do ghẻ, nhưng trong một số trường hợp cần phải được nghiên cứu thêm.

Heo mắc bệnh PD trên da thường xuất hiện các nốt nhỏ, màu đỏ, hơi lồi lên. Trong trường hợp bị ghẻ, những nốt này thường tập trung nhiều trên vùng cổ sau tai, dọc bên hông và trên vùng đùi. Tai là bộ phận ưa thích của cái ghẻ Sarcoptes và heo sống nhiễm kí sinh trùng mãn tính thường thấy các tổn thương đóng vẩy trong tai.

viem-da-not-san-o-heoViêm da do sarcoptic trên heo con

1. Viêm da do Sarcoptic

  • Đây là bệnh kí sinh trùng trên heo thường do Sarcoptes scabiei var.suis gây ra.
  • Trong điều kiện lý tưởng Sarcoptes có thể tổn hại hơn 3 tuần, có thể lây nhiễm qua lại, vì vậy bệnh thường lây lan.
  • Lây bệnh trực tiếp từ heo qua heo hay có thể qua yếu tố trung gian.
  • Ghẻ thường đào hang trên da và đẻ trứng trong hang trên da.
  • Heo nhiễm bệnh thường cọ gãi trên bất cứ bề mặt nào có thể và thường gãi tai.
  • Bệnh thường xuất hiện trên heo từ 8 – 12 tuần tuổi.

2. Các loại kí sinh ngoài da khác.

  • Bao gồm cả ruồi, muỗi, rận và họ ghẻ khác.
  • Cũng có thể làm cho da sưng tấy lên, thỉnh thoảng gây mất máu.
  • Con rận có thể xuất hiện trên bề mặt da.
  • Nếu thực hiện điều trị ghẻ, con rận thường bị ảnh hưởng chung vì phương pháp điều trị ghẻ sẽ giết cả rận.

Ảnh hưởng của bệnh viêm da nốt sần do cái ghẻ: Đây là một trong vài bệnh trên da gây thiệt hai kinh tế rõ rệt. Năng suất bị sụt giảm và các ảnh hưởng đối với sức khỏe động vật có thể là:

  • Gia tăng tỷ lệ heo con bị đè chết do nái và hậu bị nhiễm bệnh.
  • Giảm tỷ lệ tăng trưởng đến hơn 20%.
  • Giảm hiệu quả sử dụng thức ăn đến 12%.
  • Giảm giá trị trên thị trường và giảm tỷ lệ thịt xẻ; trong trường hợp heo bị nhiễm bệnh nặng phần da tổn thưởng bị loại bỏ có thể lên đến 8kg/heo 100kg.
  • Có thể dẫn đến vô sinh do nọc nhiễm bệnh mãn tính thường ngứa ngáy không chịu làm việc.
  • Tăng chi phí bảo trì chuồng trại do heo cọ khi ngứa.
  • Có thể dẫn đến các bệnh viêm da khác như bệnh da tiết dịch.
Bảng 1: Ảnh hưởng của bệnh ghẻ đến hiệu suất của heo từ 50 – 80kg.
Chỉ tiêu
Cho ăn tự do
Cho ăn giới hạn
Đối chứng
Nhiễm ghẻ
Đối chứng
Nhiễm ghẻ
Trung bình tăng trọng ngày g/ngày
836
835
671
655
Hiệu quả chuyển hóa thức ăn
2,85
2,91
2,60
2,68
Điểm viêm da trung bình
0,06
0,87
0,18
1,06
Nguồn: Davies, 1995

Kí sinh trùng ngoài da

  • Không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của heo.
  • Có liên quan đến việc truyền lây các bệnh khác, ví dụ ruồi có thể lây các vi khuẩn và vi rút từ heo sang con vật khác, lây nhiễm trực tiếp nếu bị ruồi cắn hoặc lây nhiễm gián tiếp qua thức ăn.
  • Có thể truyền lây bệnh từ trại này sang trại khác nếu khoảng các hai trại ít hơn 3km (2 dặm).
  • Đem lại sự phiền toái cho heo và những người làm trong lĩnh vực chăn nuôi, chẳng hạn như làm nái trở nên hung dữ khi sinh.

3. Hướng dẫn quản lý: ghẻ

Nếu đàn vật nuôi không nhiễm ghẻ, việc kiểm soát bệnh sẽ rất dễ dàng vì ghẻ chỉ lây nhiễm do heo bị ghẻ từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi đã nhiễm bệnh, bệnh có thể trở thành bệnh lưu nhiễm trong đàn.

Kiểm soát bệnh ghẻ:

  • Phải chú ý nguồn heo thay thế, cẩn thận kiểm tra heo nhập về trong thời gian cách ly chúng.
  • Sử dụng ivermectin điều trị cho tất cả heo mới nhập về 2 tuần trước khi nhập bầy, theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.
  • Thực hiện an toàn sinh học tốt: cách ly tất cả heo mới nhập về trong chuồng (chuồng nên đặt phía ngoài rìa của trại), thực hiện cùng vào cùng ra và vệ sinh, khử trùng các chuồng.
  • Tại các trại mà bệnh ở dạng lưu nhiễm, cần áp dụng chương trình kiểm soát nghiêm ngặt và liên tục; nên tách biệt giữa đàn heo giống và heo thịt. Thảo luận với bác sỹ thú y của bạn.

Đàn heo giống:

  • Điều trị cho tất cả heo nghi ngờ nhiễm bệnh nếu có thể, bằng phương pháp tiêm thuốc hoặc điều trị bằng thức ăn, lặp lại định kỳ 6 – 12 tháng.
  • Đừng quên điều trị cho heo nọc; lớp da của chúng tiếp xúc trực tiếp với đàn nái giống và nọc có thể trở thành vật mang mầm bệnh mãn tính.

Đàn heo thịt:

  • Heo con có thể nhiễm bệnh từ heo nái, từ heo lớn hơn do tiếp xúc hoặc từ môi trường có mầm bệnh.
  • Thực hiện kiểm soát bệnh trên đàn heo giống và thực hiện cùng vào cùng ra, kết hợp với vệ sinh sát trùng chuồng trại, thường thì không cần thiết phải trị bệnh cho heo choai.
  • Nếu trại nuôi heo thịt theo kiểu liên tục thì đây là khu vực thường xuyên mắc bệnh.
  • Trong trường hợp các tiêu chí này không được thực hiện, phương pháp điều trị bằng thức ăn sớm sau cai sữa rất hiệu quả, thường cho thuốc vào bữa ăn thứ hai sau cai sữa 1 tuần, kéo dài trong 7 ngày.
  • Đặc biệt, chú ý đến khu vực nhốt heo bệnh, mặc dù ở đây mật độ nuôi thấp và được làm sạch, thường xuyên, hiếm khi mắc bệnh. Khi xuất hiện bệnh ghẻ, nên điều trị tất cả heo ra vào chuồng (trừ trường hợp heo được đưa trực tiếp đến lò mổ).
  • Kéo dài thời gian giết mổ là biện pháp thường thấy cho hầu hết các phương pháp điều trị toàn đàn khi áp dụng chương trình loại trừ bệnh ghẻ cho các trại giống/trại thịt gặp khó khăn trong việc giảm mật độ đàn.
  • Một loạt các quy trình loại trừ ghẻ được phát triển, kể cả kết hợp biện pháp điều trị và vệ sinh. Cần thảo luận với bác sỹ thú y của bạn để chọn lựa phương pháp thích hợp.

Báo cáo của BPHS
Theo báo cáo cửa BPHS, điểm trung bình bệnh PD cho mỗi chuồng trong một trại là 0 – 3. Báo cáo cũng trình bày tỷ lệ heo nhiễm bệnh. Điểm số bệnh PD thay đổi tùy theo thời gian trong năm, điều kiện môi trường, loại chuồng và nếu khẳng định bệnh ghẻ cần áp dụng chương trình điều trị.

Biên dịch: Heo Team
Theo thepigsite

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1