Khi động vật bị thương ở vai thì năng suất sinh sản sẽ bị giảm sút vì vậy chúng ta phải phòng ngừa. Phần xương vai thường nhô lên và phần da ở khu vực này mỏng nên dễ bị tổn thương Vết thương phần vai của nái đa số thường phát sinh vào tuần đầu tiên sau khi cai sữa. Những nái quá ốm vùng mỡ xung quanh để bảo vệ xương bả vai thường thiếu. Chính vì vậy những trường hợp này dễ dẫn đến vết thương vai.
Heo nái bị tổn thương vai
1. Vết thương vai của nái là gì ?
Nái rạ và nái tơ trong chu kỳ sinh sản của mình nếu được nuôi dưỡng với một thể trạng và thể hình phù hợp thì có thể tránh được các vết thương ở vai. Duy trì thể trạng phù hợp , giảm thời gian nái nằm nghiêng một bên trong chuồng đẻ để tránh gây áp lực lên vai là việc làm rất quan trọng.
Phải kiểm tra nái, giả sử nái đã bị thương ở vai thì khi chuyển vào trong trại đẻ phải lót những miếng lót cho phần vai của nái.
Nái đã bị thương ở vai thì sau khả năng lên giống sau này sẽ bị ảnh hưởng. Cũng chính vì lí do này mà mức độ vết thương ở vai cũng được đưa vào những tiêu chí để đào thải.
Đánh giá xem nền chuồng có bằng phẳng khô ráo hay không.
Nếu nơi mà nái nằm nghiêng bị ẩm ướt thì da khu vực này mỏng đi. Mặt khác nếu nền bê tông chuồng trại đẻ tác động không cân bằng lên phần vai của nái thì nó cũng gây tác động đến tính an toàn của vùng xương khu vực này. Chính vì vậy vấn đề vết thương vai của nái phát sinh do phần nền chuồng bên tông nhiều hơn hẳn.
Nên điều chỉnh ô chuồng nái đẻ sao cho nái di chuyển dễ dàng, nếu ô chuồng nái thiết kế khiến nái không đứng lên được dễ dàng, nái nằm nghiêng một thời gian dài thì rất dễ gây vết thương lên vai của nái.
Nhanh chóng tiến hành điều trị các vết thương ở vai để ngăn ngừa các diển biến xấu lên vết thương của nái. Đặc biệt cần quan tâm tới những nái đã từng bị thương ở vai, và những nái có thể trạng kém.
Dấu hiệu của vết thương ở vai, khu vực xung quanh vai có nhiều ruồi bu vào. Vết thương trên vai đỏ lên, chảy mủ.
Trường hợp da đỏ ửng, cần trại miếng lót cao su và miếng đỡ vai
Nếu da vai đỏ lên thì đó là dấu hiệu của vết thương vai. Cần phải nỗ lực quản lí và cải tiến để cho tình trạng trên không có chiều hướng xấu đi.
Biện pháp tốt nhất là sau khi cai sữa nên chuyển về ô chuồng cách ly có vật liệu lót ( đầy đủ. Nếu làm như vậy thì sau một tuần đa số nái sẽ hồi phục. Cần cố định các tấm lót cao su không cho nó di chuyển. Để ngăn ngừa dịch bệnh cần vệ sinh tiêu độc đầy đủ.
Heo nái bị tổn thương vai
Tình trạng vết thương mức 1 và 2 điều trị:
Rửa và sát trùng vết thương, điều trị bằng thuốc mỡ hoặc thuốc xịt mỗi ngày.
Vết thương vai mức 3~4 có thể đào thải:
Cần bàn bạc với bác sĩ thú y để tiến hành điều trị hoặc đào thải nái. Những trường hợp dưới đây có thể làm vết thương nái thêm trầm trọng:
- Điểm thể trạng nái không tốt.
- Tấm lót cao su không cố định làm cho nái bị trượt
- Nền chuồng nái luôn ẩm ướt.
- Độ lớn tấm lót vai cho nái không phù hợp, nên không bảo vệ hết phần vai.
- Trường hợp đau chân, nái luôn nằm một bên
- Chuồng nái không được điều chỉnh định kì.
2. Mức độ vết thương vai:
- Mức 0: Không có vết thương. Hoặc có vết thương nhỏ nhưng do cắn lộn với nhau hoặc lý do khác.
- Mức 1: Vết thương nông trên bề mặt da, dạng như một vết sưng nhỏ
- Mức 2: Da hoàn toàn sưng lên, có thể để lại vết sẹo nhỏ
- Mức 3: Vết thương ăn sâu dưới da, có thể để lại những sẹo lớn
- Mức 4: Vết thương sâu tới phần cơ, có thể ảnh hưởng tới xương bả vai.
3. Điều chỉnh ở trại đẻ và các bộ phận khác:
Những điều chỉnh ở trại đẻ và các bộ phận khác sau đây rất quan trọng. Chính vì vậy cần phải thảo luận và huấn luyện nhân viên kĩ để họ có thể thực hiện.
a. Đồng nhất hóa số con trên mỗi nái:
Vấn đề cân bằng số con nuôi trên mỗi bầy cần tiến hành sau khi đẻ. Cần kiểm tra xem có heo hậu bị hoặc lứa 2 nào nuôi con nhiều hơn nái rạ không.
b. Chiến lược ghép bầy:
Không chỉ riêng nhân viên trại đẻ mà cần có sự ghóp ý của nhân viên toàn trại. Cần ghép bầy sao cho heo con phát triền, nái cai sữa lên giống tốt không bị thương.
c. Xác định nái đào thải:
Giả sử trong thời gian nuôi con đã xác định nái sẽ đào thải sau cai sữa, người quản lí cần ghi lí do đào trong sổ quản lí nái. Ví dụ như ghi vấn đề về chân, chất lượng sữa…..
- Trong thời gian nái nuôi con nếu nái có vấn đề gì phát sinh phải ghi lại. Nếu khi cai sữa ta có thể xem các ghi chép này để quyết định đào thải.
- Cần trao đổi ý kiến với những người làm việc trong trại đẻ.
- Nếu người quyết định đào thải không phải là người quản lý trại đẻ thì phải tham khảo ý kiến người đó.
d. Quản lí theo nhóm:
Nếu số lượng heo đẻ trong tháng không ổn định thì sẽ không sử dụng hết công suất của chuồng trại. Và sau khi cai sữa nếu số nái quá nhiều và quá ít cũng làm ảnh hưởng tới năng suất của chuồng trại.
e. Quản lí thể trạng nái:
Nếu khi đẻ thể trạng nái quá kém thì trong thời gian nuôi con nái sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Nái nếu ở trạng đẻ quá ốm khi chuyển sang phối sẽ rất khó đậu.
f. Nuôi dưỡng heo hậu bị:
Nếu khi lựa chọn heo hậu bị không chú ý đến ngoại hình, số vú, chân thì khi chuyển lên trại đẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lí
g. Phương pháp cho ăn:
Trong thời gian mang thai các biện pháp cho ăn cũng ảnh hưởng tới trọng lượng sơ sinh và sức khỏe nái. Nếu trong thời gian nuôi con cho nái ăn cám không đúng thì sẽ ảnh hưởng tới số heo con và sự lên giống lại của nái.
Naipet.com