Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt để bảo đảm “Mẹ tròn con vuông”. Phần lớn chó tự “đỡ đẻ” theo bản năng nhưng nếu không có quan tâm của chủ có thể xảy ra tổn thất đáng tiếc. Có những giống chó rất khó đẻ: chó Bull Dog, Boxer, Chihuahua…hoặc chó được nuôi chăm” quá cẩn thận” và ngược lại bị còi cọc ốm yếu cũng rất khó đẻ. Trong một ca đẻ cũng có con sinh ra dễ, con ra khó do tư thế ngôi thai hoặc tình trạng sức khỏe chó mẹ.
Vì vậy đỡ đẻ cho chó là sự hỗ trợ rất cần thiết, chỉ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết về sinh sản của chó chưa đủ mà còn có kỹ năng khéo léo cuả đôi bàn tay của con người. Tốt nhất bạn cần hỗ trợ của các nhà chuyên môn nhân giống hoặc các Bác sỹ thú y – ” Cẩn tắc vô áy náy” (To be Safe rather than Sorry).
Dấu hiệu cho thấy cần chuẩn bị đỡ đẻ cho chó
Có thể chia ra 3 giai đoạn để nhận biết chó khi nào đẻ:
1. Dạo ổ:
Trước khi đẻ 24 giờ: Đã có sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm ( sụt bụng) . Có phản xạ ỉa đái nhiều lần ( ỉa xón, đái giắt ). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.
Từ 12-2 giờ trước khi đẻ: Kiểm tra thân nhiệt ( trực tràng ), nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7’C- 37.5’C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh hoặc bị ướt mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ.
Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.
Xử lý: Thông báo ngay chó bác sỹ Thú y hoặc các chuyên gia sinh sản đến khám trước khi sinh.
2. Đau đẻ, sắp đẻ:
Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh thở mạnh. Rất muốn quay lại liếm đằng sau. Rặn cong lưng nhiều cơn.
Lưu ý: Nếu có nước ối chảy ra khỏi âm hộ màu xanh mà chưa ra con là bất bình thường, cần có kiểm tra, hỗ trợ của bác sỹ thú y.
3. Đẻ:
Có bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối, âm hộ phình to căng cứng, có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả con chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.
Can thiệp đỡ đẻ cho chó: Nếu đã lòi ra ngoài 1/2 thân chó con mà sau vài phút không ra tiếp phải dùng thủ thuật kéo nhẹ nhàng chó con hướng lực từ trên xuống dưới, từ trứơc ra sau càng nhanh càng tốt. Xé bọc khẩn cấp, lau khô miệng chó con tới khi kêu thành tiếng.
Những yêu cầu quan trọng với chủ chó khi chuẩn bị đỡ đẻ cho chó:
1. Nắm chắc ngày phối giống.
2. Theo dõi các dấu hiệu sắp đẻ và báo cáo bác sỹ thú thăm khám và tư vấn.
3. Quản lý chắc chắn chó mẹ khi có dấu hiệu nghi sắp đẻ trước 24 giờ, đề phòng chó mẹ đẻ rơi bỏ chết con mà chủ không biết.
4. Chuẩn bị ổ đẻ, thuốc sát trùng, panh kẹp máu, khăn bông sạch, về sinh khu vực đẻ… trong trường hợp không có hỗ trợ của bác sỹ thú y.
5. Dùng thuốc kích đẻ Oxytoxine tiêm phải có chỉ định của Bác sỹ 1. Nắm chắc ngày phối giống.
6. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào: chảy máu quá nhiều, rặn đẻ không ra con, ngôi thai ngược, mẹ yếu suy kiệt… phải báo bác sỹ thú y khám cấp cứu.
Sảy thai, đẻ non, đẻ khó ở chó cần được nhìn nhận một cách khoa học để có các biện pháp thích hợp trong chăm sóc và nuôi dưỡng chó sinh sản nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại về kinh tế, giúp bảo tồn các giống chó phục vụ lợi ích của con người.
Bộ máy sinh dục cái của chó: mang thai 40 ngày.
Naipet.com