Hiện tượng sâu lông ở chào mào thì con chim nó cứ rỉa lông nhiều, rỉa lông đuôi bật bật,còn hay goi la rầy lông, nguyên nhân là do: chim không được tắm, phơi nắng thường xuyên, không vệ sinh lồng nuôi hằng ngày, ăn không đủ chất. Sau đây xin đưa ra một số phương pháp phòng & điều trị bệnh sâu lông ở chào mào một cách hiệu quả cho các anh em tham khảo.
Bệnh sâu lông ở chim chào mào
Cách 1: Chế độ dinh dưỡng cho chim bạn không hợp lý nên mới xảy ra tình trạng sâu lông ở chào mào. Bạn có thể mua cào cào khô xay nhỏ, trộn thêm vào loại cám mà bạn đang cho nó ăn để bổ sung thêm chất. Cho ăn chuối hoặc cà chua chín để bổ sung thêm chất cho nó. Tắm thường xuyên, đặc biệt phải quan tâm đến chế độ tắm nước và tắm nắng cho nó, như vậy mới mong chim có bộ lông đẹp. Những mảnh trắng bó lông lại gặp nước thì bung ra, như vậy lông chim sẽ đẹp hơn. Tắm nước và phơi nắng giúp chim có bộ lông đẹp, mượt và ôm sát người. Chào mào thích tắm, mình khuyên bạn có thể tắm cho nó 1 lần 1 ngày nếu có thời gian rảnh, còn nếu bận thì 2 ngày cho tắm 1 lần.
Cách 2: Chú chào mào của bạn chưa hẳn là không chữa được.Tuy nhiên, nếu nó hay thật sự thì bạn mới nên mất công chữa cho nó, nếu không thì thả đi là hay hơn. Bạn thử làm theo mình xem:
1/chim cắn đuôi chưa hẳn là đã bị sâu lông vì có con có tật hay tự cắn lông. Nếu bị tật đó thì bạn nên móc chim này gần với những con bổi khác để nó từ từ mất cái tật đó.
2/nếu xác định bị sâu lông (chỉ mới bị đuôi) thì bạn mua “oxy già”, hòa với nước và tắm cho nó thường xuyên.Trong lúc chữa sâu lông bạn nên cho nó ăn châu chấu thường xuyên, trái cây cũng vậy nhé!Tắm xong bạn nên phơi nắng khoảng 30-60 phút (không chết đâu mà sợ).Trời mùa hè thì buổi tối bạn để ngoài trời, móc cao lên để nó tắm sương buổi sáng.
Sau một thời gian nếu như lông đuôi của nó không lên được thì bạn giăng mùng ngủ lên, thả nó vào trong và bắt nó (để chim khỏi bị hoảng). Bạn dùng 1 cây kim đã tiệt trùng, tìm các lỗ chân lông của nó và chích vào (khâu này tuyệt đối phải cẩn thận đó nghe) đừng để chích quá sâu mà chim bị chảy máu là đi tong đó.
Cách 3: Chim cảnh nuôi bị bệnh sâu lông có bộ lông xấu xí tưa gảy nát nhàu… Nguyên nhân do chim kém vệ sinh nhiểm vật ký sinh 4 thứ như rận, bù chét, mạt và ve. Rận, bù chét cắn phá lông, da chim gây cho chim ngứa ngấy khó chịu bất ổn tự cắn phá lông cho đở ngứa. Mạt, ve hút máu chim làm cho chim gầy ốm suy kiệt rồi chết. Cách chửa thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn cho chim tắm. Bổ sung vitamin nhóm B vào thức ăn cho chim. Vệ sinh lồng, chuồng trại và cách ly chim bệnh.
Cách 4: Chào mào hay các loài chim nuôi bị sâu lông nguyên nhân chính là do điều kiện sống: ẩm uớt, thiếu nắng, tình trạng vệ sinh lồng chậu, chế độ dinh dưỡng…. Chim của bạn mới mua nên chưa thể kết luận chính xác là do nguyên nhân gì, Tuy nhiên bạn cũng nên cần khẳng định chắc chắn rằng nó có bị sâu lông hay không….Kinh nghiệm xưa, khi chưa có các loại thuốc hóa học đặc trị thì người nuôi chim hay dùng rượu để trị sâu lông rất hiệu quả. sau khi tắm chim bằng nước thông thường, bạn phun lên lông chim một lớp mỏng rượu mạnh (khuyên dùng Vodka, Ging…) có thể dùng bình xịt hoặc phun bằng miệng, rượu không gây tác dụng phụ với chim, khoảng một tuần hoặc hơn nữa bạn sẽ cảm thấy hiệu quả…. Việc dùng các loại đặc dược chuyên dụng thì được, nhưng chúng ta chưa rõ tác dụng phụ của chúng, có gây tác hại nhiều cho chim hay không.
Tôi không thiên về phương pháp chữa bằng nước muối, nước muối lõang tính sát trùng rất yếu, nhưng cái chính là gây hại đặc biệt cho loài điểu, nếu nhiễm mặn ít chim có thể bị xơ lông, mức độ nhiều hơn có thể làm gầy chim do uống quá nhiều nước, nặng hơn thì làm chết chim, ngày xuă người ta còn bẫy bã độc gà hoặc chim ăn mạ mới gieo bằng phương pháp ngâm thóc vào nước muối và vãi ra ruộng…Cùng với chế độ dinh dưỡng và điều kiện nuôi nhốt hợp lý, tôi tin rằng rằng bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe những con chim yêu quý của bạn.
——————————————————————————————————————————————————-
thành viên khác chia sẻ:
Ngoài 3 bệnh thường gặp ở chim chào mào và cách trị bệnh thì chào mào bị rụng lông đầu cũng coi là bệnh và phải có phương pháp điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe khi nuôi chim chào mào.
Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chia sẻ: đầu tiên chào mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rứt trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.
Cách chữa: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như: Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.
Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.
Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng (đối với lồng tròn) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.
Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ.
Naipet.com