Một vài điều sơ lược về đặc trưng của thỏ:
Trong tự nhiên là loài động vật được xem là con mồi của các loài động vật ăn thịt (dẫn đến một vài đặc tính đặc biệt như chốn trạy, sợ tiếng động ở thỏ)
Cấu trúc tiêu hoá đặc biệt (cơ thể tự tổng hợp vitamins nên thỏ không cần chất dinh dưỡng bổ sung nhân tạo). Là loài động vật ăn chay
Sống bầy đàn và có tính xã hội cao (tính chiếm hữu lãnh thổ và phân biệt thứ tự trong bầy cao)
Hoạt động nhiều vào chiều, tối
Răng thỏ mọc dài liên tục và cần phải được mài thường xuyên
Khả năng sinh sản cao, nhu cầu sinh sản cũng cao
Mùa sinh sản từ tháng 1 đến tháng 8
Lưu ý trước khi chọn nuôi thỏ cảnh
a) Điều kiện kinh tế có cho phép bạn nuôi giữ một chú thỏ, bao gồm các chi phí hàng tháng như thức ăn, nhà ở và thú y khi cần thiết?
b) Thời gian để chơi đùa cùng thỏ ít nhất 1 tiếng mỗi ngày trong suốt 5 đến 10 năm?
c) Có đủ không gian cho thỏ sống và chạy chơi mỗi ngày?
d) Có đủ khả năng quan tâm về vấn đề răng, móng, chải lông và vệ sinh cho thỏ trong suốt cuộc đời của bé thỏ?
e) Có ai có đủ điều kiện nuôi giữ dùm khi bạn đi xa?
f) Có hứng thú trong việc tìm hiểu tính cách và nuôi dạy bé thỏ ?
Nếu chỉ có 1 câu trả lời “Không”, bạn có vẻ không thích hợp để nuôi thỏ và nên suy nghĩ lại.
Bé thỏ cần gì?
a) Vui chơi:
Thỏ bản chất tự nhiên rất hiếu động và ham chạy nhảy. vì vậy việc chọn lựa chuồng thích hợp là rất quan trọng. một chú thỏ sẽ trở nên ù lì, kém thông minh lanh lợi khi không được chạy nhảy vui chơi nhiều.
Một ngày ít nhất phải để bé thỏ có 1 tiếng rong chơi chạy nhảy tự do ngoài chuồng.
b) Dinh dưỡng:
Thỏ cần hấp thụ một số lượng lớn các thức ăn như cỏ khô, nhiều chất đạm và ít đường. Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp bé thỏ tránh được các bệnh về tiêu hoá, răng miệng, hạn chế các bé cắn phá đồ đạc lung tung
c) Chuồng:
Đủ cao để bé thỏ có thể đứng lên bằng hai chân sau và thực hiện một vài bước nhảy (HOP), và phải đủ dài để các bé giãn người (STRETCHING).
Thỏ có đặc tính gặm nhấm, vì vậy trước khi đưa một bé thỏ về nhà, hãy chắc chắn rằng bạn rào hoặc che lại các khu vực nguy hiểm như ổ điện, máy móc, v.v…và không đặt chuồng thỏ ở gần các ổ điện.
Một vài đặc tính xấu ở thỏ sẽ nảy sinh khi bé thỏ bị nhốt lâu trong một chiếc chuồng chật hẹp, thường là do các bé chán vì không được chạy nhảy tự do, không được quan tâm và không có gì để tiêu khiển. Vì vậy, luôn chắc chắn rằng bạn phải chơi đùa với bé mỗi ngày, chuẩn bị một ko gian đủ lớn để bé chạy nhảy và thả bé ra khỏi chuồng vào 1 giờ nhất định hàng ngày.
Lời khuyên khi nuôi thỏ là nên để chuồng các bé trong nhà để tiện quan tâm theo dõi.
Không chọn loại chuồng có đáy bằng lưới kim loại, chân thỏ không có đệm nên luôn phải để bé đứng trên một mặt phẳng hoàn toàn. Loại chuồng có đáy lưới sẽ làm chân bé bị sore hocks, lâu dài bé sẽ không đi được
d) Đặc tính xã hội:
Thỏ sống theo bầy đàn vì vậy tính xã hội cao. Nếu bạn chỉ nuôi một bé thỏ, hãy chắc chắn bạn có đủ thời giờ cho chú thỏ, quan tâm chăm sóc chơi đùa với bé.
Dĩ nhiên nuôi một cặp thỏ lúc nào cũng tốt hơn một, nhưng rắc rối sẽ nảy sinh khi hai bé thỏ đến tuổi trưởng thành.
Ghép cặp thỏ đực và cái thường ít xảy ra tranh chấp đánh nhau để giành vị trí đầu đàn, nhưng bạn sẽ phải đối mặt với rắc rối lớn hơn là cô thỏ cái sẽ sản sinh thỏ con liên tục. Thỏ cái có thể mang bầu lại 1 ngày sau khi sinh con
Ghép cặp 2 chú thỏ đực hoặc 2 cô thỏ cái dễ dẫn đến ẩu đả như đã đề cập phía trên, vì bé nào cũng muốn chưng tỏ sức mạnh và mình là “thủ lĩnh”. Nhiều khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (bị thương hoặc chết) khi 2 bé cùng giới tính bắt đầu cạnh tranh với nhau quyết liệt.
Thiến là một biện pháp giải quyết hữu hiệu nên bạn muốn sự hoà đồng giữa hai bé thỏ và không muốn có thỏ con (thực sự khuyên là bạn không nên để thỏ đẻ chỉ vì mục đích kinh doanh nếu bạn không phải dân trong nghề)
Thiến thỏ đực sẽ làm giảm việc các bé thỏ đi vệ sinh lung tung (để đánh dấu lãnh thổ)
Thiến thỏ cái làm giảm khả năng ung thư.
Và với thỏ đực lẫn cái, thiến sẽ làm tăng tuổi thỏ và giảm rất nhiều nguy cơ bệnh tật ở các bé.
Một điều nên chú ý là khi bạn chỉ nuôi một chú thỏ, mỗi quan hệ giữa bạn và bé rất đặc biệt. nhưng khi nuôi 2 bé thỏ, sự thực hơi phũ phàng là cả 2 sẽ kém hứng thú trong việc chơi đùa và quan tâm đến bạn
e) Sức khoẻ:
Có một loại vaccine thường được tiêm cho thỏ ở nước ngoài để phòng bệnh Myxomastosis VHD nhưng ở VN chắc không có nên Anna xin bỏ qua về vấn đề vaccine cũng như bảo hiểm cho thỏ
Hàng tuần nên kiểm tra răng, miệng, tai, mắt của bé thỏ để bảo đảm răng bé không dài quá mức cho phép, tai không có ve (loại ve nhỏ màu đen sóng tập trung trong lỗ tai thỏ), mắt không có ghèn và mũi không có dịch (thỏ không bị cảm nên nếu bé thỏ ắt xì và có nước mũi là triệu chứng khá nghiêm trọng).
Kiểm tra hai bàn chân sau để đảm bảo bé không bị sore hocks (nổi các cục u ở dưới chân). Sờ khắp người để kiểm tra bé không bị u, sưng gì (gọi là bệnh abscesses)
f) Thỏ và…:
Trẻ em: không thích hợp làm động vật nuôi cho trẻ em, tuyệt đối không đưa thỏ cho trẻ em chơi.
Với các con vật khác:
- Chó và mèo: có thể sống chung hoà thuận với thỏ nếu được “làm quen” theo bài bản (tham khảo ở các bài viết sau)
- Guinea pigs: không nên nuôi chung thỏ và guinea pigs vì thỏ có xu hướng “ăn hiếp” các bé guinea pigs
Naipet.com