Những Điều Cần Biết Khi Phối Giống Và Cách Chăm Sóc Chó Mang Thai

0

Bạn đang có một con chó tuyệt vời và muốn nó sinh ra một đàn con khỏe mạnh, phát triển tốt? Vậy thì chắc hẳn bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về việc lựa chọn khoảng thời gian phối giống và cách chăm sóc khi mang thai. Dưới đây là một số lời khuyên sẽ hữu ích cho bạn.

Dưới 50% những trường hợp chó mang thai là theo kế hoạch. Nếu bạn may mắn có thể theo kế hoạch, thì sau đây sẽ là một vài hướng dẫn bạn có thể thực hiện theo:

phoi-giong-va-cach-cham-soc-cho-mang-thai

Đầu tiên, hãy chắc rằng chó mẹ đã hơn một tuổi. Nhiều chú chó vô tình có bầu khi vào lần có kinh đầu tiên, lúc đó chúng không khác gì những chú chó con. Lời khuyên được đưa ra là nên phối giống cho chó vào kỳ kinh nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Trước khoảng thời gian đó, bạn biết được khoảng thời gian động dục của chúng và bạn có thể lên kế hoạch. Hầu hết chu kỳ này cách nhau 5-7 tháng.

Hãy mang chó mẹ đi khám thú y trước khi phối giống. Ngoài việc kiểm tra tổng thể, bạn cũng nên chắc chắn rằng chú chó không có ký sinh trùng. Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh brucella (dẫn đến sẩy thai do truyền nhiễm) cũng là một điều rất tốt. Nếu chó thừa cân, chó dễ bị biến chứng hơn so với những con chó gầy. Do đó cần cho chó ăn kiêng, khoảng 6 tháng trước khi mang thai.

Trong quá trình phối giống, nên có sự theo dõi của một người đã có kinh nghiệm trong việc phối giống cho chó. Bạn có thể tìm kiếm chó đực phối giống ở khu vực của bạn như các cửa hàng và trại chó. Một số bệnh viện thú y cũng cho phối giống, tuy nhiên bạn không nên phối giống cho chó ở đó bởi vì ở đó cũng thường lưu giữ chó ốm.

Vc xin:

Khả năng miễn dịch đối với bệnh truyền nhiễm của chó con liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch của mẹ. Miễn dịch của mẹ được truyền cho chó con qua việc cho con uống sữa non. Do đó cần tiêm tất cả các chủng ngừa trước khi chó mang thai. Bởi thông thường, các bác sỹ thú y sẽ không tiêm vắc xin cho những chú chó mang thai.

ký sinh trùng:

Giun chỉ và các ký sinh trùng đường ruột sẽ ảnh hưởng đến những chú chó mang thai. Do vậy, hãy mang mẫu phân của chúng đến bác sỹ thú y để kiếm tra trước khi phối giống. Nếu chó của bạn đã được phòng ngừa giun chỉ hàng tháng, hãy chắc rằng chúng cũng được phòng ngừa cả các loại ký sinh trùng. Nếu không, bạn cần sử dụng pyrantel pamoate hoặc fenbedazole để tẩy giun sán ít nhất 2 lần trước khi phối giống cho chó theo chỉ định của bác sỹ thú y. Chó mẹ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột sẽ lây sang cho chó con thông qua tử cung và qua sữa. Một vài con chó bị nhiễm nhưng lại có kết quả âm tính với kết quả kiểm tra phân bởi vì ký sinh trùng nang hóa trong cơ của chúng. Đây chính là thực trạng của những chú chó sống trong cũi với nhiều chú chó khác. Những chú chó ở các trại chó cần được tẩy giun sán lúc 6, 7 và 11 tuần tuổi với pyrantel pamoate. Cần tiếp tục phòng ngừa cho chó mẹ trong quá trình mang thai.

Việc kiểm soát bọ chét là rất cần thiết một khi chó con được sinh ra. Bởi vì Frontline, Advantage và Advantix (Advantage và Advantix cùng thuộc nhà sản xuất Bayer có tác dụng diệt 98-100% bọ chét trong vòng 12 tiếng, Frontline có tác dụng phòng ngừa bọ chét cho chó trong khoảng 2-3 tháng) đã có những cảnh báo về việc sử dụng cho động vật mang thai, do vậy trong quá trình mang thai bạn không nên dùng và chỉ dùng lại sau khi đã sinh con nếu có chỉ dẫn của bác sỹ. Không dùng những sản phẩm này đối với những chú chó mới sinh – chỉ dùng nhíp bắt bọ chét và nhúng bọ chét vào chai rượu. Trong quá trình chó mang thai, bạn có thể sử dụng thuốc xịt methoprene để kiểm soát bọ chét.

Dinh dưng:

Cuối thai kỳ và cho con bú, chó có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Chó cho con bú cần nhiều dinh dưỡng hơn cả chó đang lớn. Sáu tuần đầu mang thai, chó mẹ không nên ăn nhiều hơn lúc trước khi mang thai. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ sáu, cân nặng và sự thèm ăn của chó bắt đầu tăng. Bắt đầu tăng khoảng 25% lượng thức ăn. Chó mẹ cần được bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong suốt các giai đoạn mang thai. Bởi vì chó con sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của chó mẹ nên chó mẹ không thể ăn nhiều trong một phần ăn như trước khi sinh. Do vậy, chia nhỏ bữa ăn thay vì cho ăn một hoặc hai bữa lớn. Đảm bảo luôn có sẵn nước sạch. Bạn cũng không cần các vitamin hay khoáng chất bổ sung. Nếu chó bắt đầu giảm cân mặc dù được cho ăn nhiều hơn, hãy bổ sung các thức ăn đóng hộp ví dụ Alpo hoặc Pedigree. Trong thời kỳ mang thai, chó mẹ được kỳ vọng là sẽ ngày càng ăn nhiều. Hãy cung cấp lượng thức ăn mà chó mẹ muốn trừ khi chó mẹ có xu hướng quá béo như một vài con chó dòng Labradors và các giống chó bự con khác. Bạn cần nhìn thấy xương sườn của chó và chó không nên có một đường thẳng tắp đến mông hay có một chỗ hõm xuống ở phần đầu của đuôi.

Một vài con chó sẽ chán ăn và có hiện tượng nghén ba hoặc bốn tuần đầu mang thai. Sau đó một tuần thì hiện tượng này sẽ hết. Nếu không, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y. Việc bổ sung canxi vào chế độ ăn của chó thực sự sẽ làm tăng nguy cơ sản giật hoặc sốt sữa khi sinh chó con. Việc thêm vitamin bổ sung cũng không cần thiết và đó có thể không phải là sự lựa chọn sáng suốt.

Khoảng thời gian sau khi sinh là khó chăm sóc về dinh dưỡng nhất: Chó sẽ ăn nhiều dần lên hơn 20-30 ngày sau khi sinh bởi vì đàn chó con đang lớn và cần được nuôi dưỡng nhiều hơn nữa. Trước khi kết thúc tháng đầu, chó mẹ nên được cho ăn gấp 2 hoặc 4 lần lượng thức ăn mà chó mẹ ăn trước khi mang thai. Cho chó ăn theo nhu cầu của nó. Nếu chó bắt đầu trở nên quá gầy, bạn nên khuyến khích chó ăn bằng cách làm ẩm thức ăn hoặc bổ sung các thức ăn đóng hộp mà chó yêu thích.

Đến bác s thú y kim tra sc khe chó mang thai:

Chó mẹ cần có lịch khám bác sỹ thú y khi có thai khoảng 30 ngày nếu như chưa được kiểm tra trước khi mang thai. Đây là cuộc kiểm tra “sức khỏe” khi đó bác sỹ thú y sẽ sờ nắn bằng tay hoặc siêu âm hoặc phân tích hooc môn progesterone (hooc môn giới tính để duy trì thai) để xác nhận sự hiện diện của những chú chó con. Trước khoảng thời gian này, núm vú của chó sẽ bắt đầu sung lên. Một số bác sỹ thú y sẽ đề nghị chụp X-quang chó mẹ 3 tuần tuổi trước khi sinh để đếm số chó con. Như vậy bạn sẽ biết được khi nào thì chó sinh con xong và tất cả chó con đã ra hết. Tuy nhiên, việc cho chó mẹ tiếp xúc với phóng xạ sẽ không được đảm bảo có thích hợp hay không.

Tp th dc:

Cho chó giao phối, luyện tập tăng cường hay cho chó biểu diễn đều không phải là những ý tưởng tốt. Béo phì là nguy cơ tiềm ẩn của chó khi mang thai khi đến thời gian sinh để do đó kiểm soát xu hướng béo phì với việc tập luyện và chú ý điều chỉnh lượng calo cần thiết của chó. Việc thực hiện chế độ ăn uống hạn chế trước khi sinh đối với chó sẽ an toàn hơn việc áp dụng sau khi mang thai. Trong suốt 3 tuần cuối của thai kỳ, chó mẹ nên được tách riêng ra khỏi những con chó trong nhà bạn và những con chó khác. Việc cô lập này sẽ giúp bảo vệ chó mẹ tránh được việc tiếp xúc với vi rút Herpes ở chó. Đây là loại vi rút gây lở loét âm đạo và chảy nước mũi, không gây nghiêm trọng đối với chó mẹ nhưng thường khiến chó con tử vong.

Chun b cho các chó con ra đi:

Chuẩn bị nơi cho chó sinh. Nơi chó sinh cần phải có nền không thấm nước để có thể dễ dàng làm sạch. Đồng thời phải là nơi không có gió lùa và yên tĩnh. Chuẩn bị giường có lót khăn hoặc quần áo không còn sử dụng và giúp chó làm quen với việc dùng giường này.

Nếu chó mẹ không nằm trên giường đó, bạn cần khuyên khích bằng cách vuốt ve và thưởng các món ăn nhẹ. Dẫn chó mẹ đến khu vực đã được thiết kế sẵn cho việc sinh. Nếu chó mẹ đẻ con ra ngoài khu vực đã được chỉ định được, hãy chấp nhận quyết định của nó và để chó mẹ sinh nở trong điều kiện tâm lý thoải mái nhất. Khi chó mẹ đã sinh xong, di chuyển tất cả chúng tới giường chuẩn bị trước. Nhiều con chó có thể sẽ bám lấy bạn khi bắt đầu sinh và muốn bạn luôn ở bên chúng. Chúng cố gắng bám theo bạn cả khi bạn rời phòng. Bạn có thể cần nhiều thời gian với những con chó kiểu này để an ủi nó. Sau khi sinh một vài chú chó đầu, chó mẹ thường bận rộn với những chú chó con và không còn phụ thuộc vào sự hiện diện của bạn. Một số chó mẹ sẽ cố gắng tránh xa bạn và trốn đi. Cứ để khoảng không gian riêng cho chó của bạn, nhưng hãy kiểm tra thường xuyên. Rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ toàn bộ quá trình sinh con. Một sáng bạn tỉnh dậy đi làm và khi về phát hiện ra bạn đã có một ổ chó mới đang bú sữa mẹ. Nếu chỗ sinh cho chó không đủ ấm, bạn có thể sưởi ấm bằng cách bọc một miếng nêm nóng trong một chiếc khăn, đặt ở chế độ “thấp”, và đặt dưới ½ giường. Cách này giúp cho chó mẹ và chó con có thể tránh nguồn nhiệt nếu chúng muốn. Quấn băng keo xung quanh lõi miếng đệm nóng bởi vì chó con có xu hướng cắn lõi này.

Khi chó mẹ đã sinh xong, cảm giác thèm ăn sẽ biến mất. Ở tuần thứ ba hoặc tư, chó con sẽ tự ăn. Hãy khuyến khích chúng tự ăn thức ăn cứng để giảm áp lực cho chó mẹ phải sản sinh sữa. Trước tuần thứ 6 đến 8 tuần, chó con sẽ hoàn toàn cai sữa nên lượng thức ăn cho chó mẹ có thể trở lại như bình thường lúc trước khi mang thai. Khi bạn cai sữa cho chó con, cần giúp cho nguồn sữa của chó mẹ được làm khô bằng cách kiềm chế lượng thức ăn và chỉ cho chó uống ½ lượng nước mà chó thường dùng. Ngày tiếp theo, cho chó uống ¼ lượng nước. Tăng dần lượng thức ăn trong 5 ngày cho đến khi trở về mức trước khi mang thai. Nếu chó giảm cân trong quá trình mang thai, điều chỉnh lượng thức ăn tăng nên để bù vào trọng lượng bị mất.

Tóm lại, chủ chó cần chủ động tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình trước, trong và sau khi mang thai của chó, đồng thời cần tham khảo ý kiến bác sỹ thú y đặc biệt là khi sử dụng thuốc cho chó.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1