Những Dấu Hiệu Cho Thấy Cún Cưng Sắp Ra Đi

0

Dù đây là mt điu rt khó khăn và có l chng ai mun đ cp đến c, nhưng tin chc trong lòng mi chúng ta đu hiu rõ rng, ri s có mt ngày, nhng người bn bn chân thân thiết trong gia đình mình ri s ra đi. Không ging như chúng ta, thú cưng ln nhanh, trưởng thành nhanh, và có l vì thế, vòng đi ca chúng cũng ngn hơn chúng ta rt nhiu. Vì vy, vic chăm sóc và nuôi dưỡng mt nhóc chó/mèo nào đó t khi nó còn bé bng và cho đến ngày nó lìa đi qu tht là vic hoàn toàn rt d xy ra đi vi bt kì mt ch nuôi nào.

Có nhiều lý do khiến thú cưng của bạn qua đời, nhưng bài viết này chỉ xin đề cập đến việc thú cưng sắp qua đời do đã già, vì đây là một điều không thể nào tránh khỏi.

Vậy thì, dấu hiệu nào để biết rằng thú cưng yêu quý của bạn sắp ra đi? Có một vài dấu hiệu khá rõ ràng và chính xác sau đây mà chủ nuôi nên chú ý để có thể có chế độ chăm sóc phù hợp cho thú cưng, hoặc chỉ đơn giản là để bản thân mình có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn một chút để đón nhận việc thú cưng qua đời.

dau-hieu-thu-cung-sap-ra-di-400x265

Ng nhiu và l đ:

Khi đã quá già, tất nhiên thú cưng sẽ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút. Sự mệt mỏi đó sẽ dẫn đến việc thú cưng ngủ rất nhiều (hầu như ngủ cả ngày), ngủ mê man và nếu để ý, bạn có thể thấy hơi thở của chúng rất mệt nhọc, vừa yếu ớt, vừa ngắt quãng.

Khó khăn trong vic di chuyn:

Cũng giống như chúng ta, khi đã lớn tuổi, thú cưng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Có thể chúng sẽ không thể đi lên bậc thang hay nhảy lên những nơi có độ cao vừa tầm mà chúng vẫn ưa thích nữa. Thậm chí việc đi lại bình thường của chúng cũng sẽ rất chậm chạp, lờ đờ, thường xuyên cần nghỉ ngơi trong khi di chuyển và có thể còn va vào những đồ vật khác nữa. Nhưng bạn nên nhớ rằng, sự suy giảm về khả năng di chuyển của thú cưng chưa chắc đã thể hiện rằng chúng sắp chết, nhưng nếu thú cưng của bạn hầu như không thể di chuyển – thì điều này có thể lắm đấy.

Gim khu v/ gim cân:

Thú cưng hầu như không thấy ngon miệng nữa. Chúng sẽ ăn rất ít, và thậm chí chúng sẽ không thèm ra ăn nếu như bạn không mang đồ ăn đến sát bên miệng chúng và “dụ dỗ” chúng ăn. Những lúc này, chúng cũng sẽ ăn rất ít và nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng nhai nuốt rất khó khăn. Chính tình trạng giảm khẩu vị và ăn ít dần này sẽ dẫn đến việc thú cưng bị sụt cân và ngày càng ốm yếu.

dau-hieu-thu-cung-sap-ra-di1

Nôn ma và không kim soát được vn đ v sinh:

Khi đã quá già yếu, không chỉ khẩu vị thú cưng bị giảm mà ngay cả việc ăn uống và tiêu hóa của chúng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Không có gì lạ khi bạn phát hiện ra thú cưng của mình ăn chưa bao nhiêu đã ói ra hết. Cũng không có gì lạ khi chúng “giải quyết” ngay tại chỗ mình nằm hay ngay cả trong khi ngủ. Việc di chuyển bây giờ đối với thú cưng là quá mệt nhọc và chúng thật sự không còn khả năng để quan tâm đến vấn đề vệ sinh của mình nữa, cho nên thú cưng sẽ không cố gắng lết đi giải quyết ở những địa điểm “quen thuộc” của chúng. Bạn nên cho thú cưng ngủ trên một cái khăn, miếng tã lót dành cho thú con hoặc có thể đeo tã hay mang đai buộc bụng cho chúng để đối phó với vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải cứ nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh thì có nghĩa là thú cưng của bạn sắp chết. Những dấu hiệu này nếu xảy ra ở những thú cưng tuổi đời còn trẻ hoặc chưa quá già thì có thể chỉ là một số loại bệnh hay ngộ độc thức ăn nào đó. Lúc này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được hướng dẫn kĩ càng hơn.

Bun bã:

Là chủ của chúng, chắc bạn sẽ biết rằng lúc nào thú cưng của mình lúc nào vui, lúc nào buồn chứ? Một dấu hiệu khi sắp ra đi nữa là thú cưng sẽ không hề cảm thấy vui vẻ và hứng khởi nữa. Chúng không hề bày tỏ sự quan tâm hay thích thú nào đối với những thứ mà mình đã thích chơi hay là những đồ ăn mà mình từng rất thích ăn. Đúng vậy, khi đã già cả và sức khỏe bị giảm sút, thú cưng sẽ không hào hứng với việc chơi đùa hay ăn uống, và thậm chí, chúng cũng sẽ không quanh quẩn bên chủ nuôi như bình thường nữa. Lúc này, chúng chỉ muốn ở một mình mà thôi. Bạn cũng nên chú ý rằng đến cả những biểu hiệu thường thấy của loài vật khi vui vẻ là vẫy đuôi hay khẽ gừ gừ nhẹ trong cổ mà thú cưng mình cũng không thể hiện thì có nghĩa là chúng đã sắp tiến tới giới hạn rồi đấy.

Trn mt nơi kín đáo:

Chắc bạn cũng đã từng nghe rằng: “Khi loài chó sắp chết, chúng thường tìm một nơi kín đáo nhưng lại rất gần chủ nuôi để trốn, vì chúng không muốn chủ nuôi buồn bã khi mình đã ra đi, nhưng lại muốn trong những giây phút cuối cùng của đời mình, chúng vẫn có thể bảo vệ được ngôi nhà và chủ nuôi” chứ? Đây là một câu chuyện rất cảm động, và xét về mặt tình cảm, chúng ta vẫn luôn muốn tin rằng, những người bạn trung thành của chúng ta thật sự vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta trong những giây phút cuối cùng. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học thì có một cách giải thích rằng, đây chính là bản năng của loài vật. Khi chúng đã quá yếu ớt và không còn sức chống đỡ lại bất kì xâm hại nào từ bên ngoài, chúng đành phải tìm một nơi an toàn và kín đáo để trốn, tránh cho việc có thể bị làm phiền và càng bị tổn thương hay đau đớn nhiều hơn. Vì thế, khi bạn thấy thú cưng của mình trốn ở một nơi mà trước giờ chúng không thèm vào thì có thể chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn, thậm chí đã sẵn sàng chờ đợi cái chết rồi.

Nhng hành vi khác thường:

Thú cưng sắp qua đời có thể có những hành vi rất khác lạ, chúng có thể thấy hoang mang và cáu kỉnh, thậm chí, chúng cũng có thể cắn chủ nuôi của mình. Đừng trách chúng vì đây chẳng qua chỉ là những bản năng tự nhiên mà thôi. Đơn giản vì chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn, thậm chí không màng đến ăn uống và chăm sóc bản thân chúng thì làm sao có thể cư xử một cách ngoan ngoãn như bình thường được? Bạn cũng nên chú ý rằng, nếu như bạn còn nuôi những thú cưng khác thì có thể chúng sẽ bắt đầu “bắt nạt” thú cưng sắp qua đời đấy (chuyện này hay xảy ra ở loài chó, khi có một con trong đàn trở nên yếu ớt hẳn đi).

Khi nào nên gp bác sĩ thú y?

Qua đời khi quá già là một chuyện tự nhiên trong cuộc sống, tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét đến vấn đề gặp bác sĩ thú y nếu như để ý thấy tình trạng thú cưng của bạn trở nên quá tồi tệ. Ví dụ như: thú cưng không thể đứng dậy, vô cùng mệt mỏi và đau đớn và có những biểu hiện bất thường. Khi trao đổi với bác sĩ thú y, bạn sẽ biết được phương pháp chăm sóc thú cưng, hoặc đơn giản là có nên cho thú cưng của bạn một cái chết nhân đạo – ít đau đớn hơn hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn, tuy nhiên, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ thú y để chắc chắn rằng bạn đã hiểu những cách chăm sóc thú cưng sắp qua đời một cách rõ ràng nhất.

Đã qua đi

Khi một con thú cưng đã qua đời, có thể chủ nuôi sẽ phải đối mặt với những mất mát rất lớn, tuy nhiên, đối với những chủ nuôi còn có nuôi thêm những thú cưng khác nữa, thì cách hay nhất là cho những con còn lại thấy xác của con đã chết. Theo Hiệp hội Chống ngược đãi động vật Hoa Kỳ, loài chó, mèo và ngựa sẽ vượt qua nỗi đau về cái chết của bạn mình dễ dàng hơn nếu như chúng được thấy xác của bạn. Nếu không, chúng sẽ có xu hướng tìm kiếm bạn mình và vì thế, đau đớn sẽ càng rõ rệt và kéo dài hơn nữa.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1