Nhiễm Trùng Máu Ở Chó Mèo

0

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu trên chó mèo

Nhiễm khuẩn huyết (bacteremia) được định nghĩa là các vi sinh sống trong hệ tuần hoàn. Nhiễm trùng huyết (sepsis) biểu hiện các triệu chứng lâm sàng kết hợp với một đáp ứng viêm toàn thân đối với tác nhân truyền nhiễm. Nhiễm khuẩn huyết ở chó và mèo được dự đoán sẽ xảy ra ở nhiều bệnh truyền nhiễm (ví dụ: viêm phúc mạc, viêm vú, viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi, abscess phổi, viêm màng phổi mủ, bọc mủ ở tử cung, viêm bể thận, abscess ổ bụng…), cũng như trong nha khoa. Nhiễm khuẩn huyết có thể cũng xảy ra trong quá trình khám trực tràng, nội sôi đường tiêu hóa và phẫu thuật, và khi đặt ống thông trong tĩnh mạch hoặc động mạch.nhiem-trung-mau-o-cho-meo

Vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu.

Dấu hiệu lâm sàng điển hình gây ra bởi sự nhiễm khuẩn huyết bao gồm nhiệt độ cơ thể thay đổi, nhịp tim nhanh, thở nhanh và tăng số lượng bạch cầu trung tính, hoặc giảm số lượng bạch cầu trung tính, các dấu hiệu này gọi là đáp ứng viêm toàn thân (SIRS). Không phải tất cả bệnh súc nhiễm khuẩn huyết sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng huyết. SIRS đặc trưng bởi một đáp ứng qua trung gian cytokine phức tạp và cũng có thể được khởi động bởi các tín hiệu DAMPs từ các tế bào bị hư hại là kết quả của chấn thương, viêm tụy, tình trạng thiếu oxy và những tổn thuơng khác. Có lợi cho vật chủ nếu phản ứng viêm chỉ cục bộ và được cân bằng bởi con đường chống viêm. Tuy nhiên, viêm toàn thân hoặc sự thất bại trong việc giảm phản ứng viêm có thể dẫn đến khả năng tử vong cao.

2. Dịch tễ học

Yếu tố nguy cơ của nhiễm nội độc tố huyết trên chó bao gồm các bệnh Parvovirus trên ruột, dãn dạ dày và xoắn ruột, bọc mủ ở tử cung, viêm vú, các nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm. Nhiễm nội độc tố huyết có thể tăng lên khi hệ số thanh thải của gan đối với LPS giảm, như suy gan. Bệnh tắc nghẽn đường mật có thể là một yếu tố nguy cơ vì muối mật liên kết với nội độc tố trong ruột. Nhiễm trùng huyết được công nhận là ít phổ biến hơn trên mèo.Yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng huyết nặng trên mèo bao gồm viêm màng phổi mủ, nhiễm trùng phúc mạc, nhiễm trùng thứ phát của bệnh đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, bọc mủ ở tử cung và vết thương do bị cắn. Nhiễm trùng huyết cũng được xem là nguyên nhân gây tử vong trên chó mèo sơ sinh.

3. Sinh bệnh học

Triệu chứng lâm sàng của nội độc tố trong máu chỉ xảy ra khi quá trình gắn kết và lọai bỏ vi khuẩn quá nhiều. Vi khuẩn sống cũng có thể di chuyển từ lòng ruột bằng cách phá vỡ hàng rào biểu mô dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, hoặc cũng có thể gia tăng sự xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn từ các bề mặt niêm mạc khác, trong phẫu thuật và từ vết thương.

nhiem-trung-mau-o-cho-meo-1

4. Triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng điển hình gây ra bởi sự nhiễm khuẩn huyết bao gồm nhiệt độ cơ thể thay đổi, nhịp tim nhanh, thở nhanh và tăng số lượng bạch cầu trung tính, hoặc giảm số lượng bạch cầu trung tính, các dấu hiệu này gọi là đáp ứng viêm toàn thân (SIRS).

5. Chẩn đoán

Huyết học: Các bất thuờng về huyết học phổ biến nhất ở những nguời nhiễm trùng huyết bao gồm thiếu máu, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, và kích họat hệ thống đông máu. Bệnh súc với nhiễm trùng huyết nặng và shock nhiễm trùng huyết thuờng phát triển thành sự rối lọan chức năng hoặc suy giảm cơ quan (vd suy gan, DIC). Một số phổ biến hơn, những bất thuờng không đặc hiệu bao gồm tăng hạ đuờng huyết, giảm albumin máu và tăng bilirubin máu.

Chỉ dấu sinh học: Phát hiện sớm nhiễm trùng huyết cần được phát hiện sơm vì tỉ lệ tử vong tăng cùng với sự tăng rối lọan chức năng cơ quan, hạ huyết áp, và tăng lactate huyết. Các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên như thở nhanh, nhịp tim nhanh, sốt và tăng bạch cầu là không đặc hiệu, vì vậy cần việc nghiên cứu điều tra việc sự dụng các chỉ dấu sinh học đang diễn ra. Chỉ dấu sinh học nói chung là cách đo luờng sinh hóa hoặc tế bào của một tình trạng hoặc quá trình sinh học. Chỉ dấu sinh học của nhiễm trùng huyết không chỉ có thể phát hiện sự hiện diện của nhiễm trùng mà còn giúp theo dõi mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Phân lập vi khuẩn: Việc xác định trọng tâm của nhiễm trùng huyết và việc lựa chọn mô hoặc chất dịch nhiễm trùng cho nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ là rất quan trọng.

6. Kết quả bệnh lý

Hệ thống đông máu: bất thuờng ở con đuờng đông máu và tiêu sợi huyết đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển thành rối lọan chức năng cơ quan ở bệnh súc nhiễm trùng huyết.Tăng đông máu giai đọan đầu, giảm đông máu khi bệnh tiến triển nặng hơn. Ba hệ thống protein chống đông chính: antithrombin (AT), con đuờng ức chế yếu tố mô (TFPI) và protein C (PC). Tất cả đều bị rối lọan trong quá trình nhiễm trùng huyết dẫn đến: giảm sự tiêu hủy fibrin, fibrin lắng đọng và sự suy giảm của các thành phần của quá trình đông máu có thể góp phần vào tình trạng thiếu oxy ở mô và tăng sự suy giảm chức năng nhiều cơ quan.

Hệ thống tim mạch: sự thay đổi chức năng tim mạch là phổ biến ở những bênh súc nhiễm trùng huyết. Các cytokine lưu hành có liên quan dẫn đến sự xáo trộn thông qua ba cơ chế: gia tăng tính thấm thành mạch máu nên cho phép sự thoát dịch khỏi mạch máu, dẫn đến giảm thể tích huyết tuơng (Hypovolemia) và gây phù mô; co bóp tim bị suy yếu và tiếp theo là giảm cung luợng tim, và mạch đập không đồng đều, gây ra sự rối lọan phân phối lưu luợng máu.

Hệ thống hô hấp: Sự trao đổi khí kém ở những bệnh súc nhiễm trùng huyết do nhiều yếu tố và liên quan đến nội mô, tổn thuơng biểu mô, tổn thuơng phổi phụ thuộc bạch cầu trung tính, cytokine tiền viêm và bất thường trong sản xuất thành phần và chức năng của chất kháng khuẩn bề mặt surfactant. Cuối cùng có một sự tích tụ của dịch lỏng giàu protein trong các phế nang và sự xâm nhâp của tế bào viêm, dịch lỏng và mảnh vụn vào khoảng trống kẽ phế nang. Điều này thuờng được ghi nhận là phế nang xâm nhập trên x-quang vùng ngực.

Rối loạn thần kinh: Dấu hiệu hệ thống thần kinh trung ương như giảm sự tỉnh táo, ngẩn ngơ, hôn mê, hoặc co giật thường phổ biến ở người shock nhiễm trùng huyết. những thay đổi thần kinh do những xáo trộn, bao gồm ảnh huởng trực tiếp từ độc tố của vi sinh vật gây bệnh, giảm lưu luợng máu não, mao mạch rò rỉ và rối lọan chức năng hàng rào máu não.

Hệ thống tiêu hóa và gan: Rối lọan chức năng GI ở bênh súc nhiễm trùng huyết thường biểu hiện như tắc ruột, dung nạp thức ăn ở đuờng ruột kém, nôn mửa, tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, tiêu phân đen và phân có máu.

7. Điều trị nhiễm trùng máu trên chó mèo

Điểm chính của phuơng pháp điều trị cho bệnh súc nhiễm trùng huyết vẫn là kiểm soát nguồn gốc gây bệnh để lọai bỏ nguyên nhân và kết hợp với sự chăm sóc cẩn thận.

Hỗ trợ tuần hoàn: Trợ sức tim mạch = truyền dịch tích cực. Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm sẽ theo dõi các thay đổi trong tĩnh mạch trung tâm suốt liệu pháp truyền dịch để hỗ trợ quyết định điều trị (sử dụng dịch truyền, chất gây co mạch). Theo dõi trọng lượng cơ thể và đặt ống thông đường tiểu cũng có ích trong việc đánh giá sự cân bằng của tổng số chất dịch. Liệu pháp gồm các thành phần dịch truyền đẳng trương (Lactated Ringer’s, dextrose), dịch keo tổng hợp và máu thuờng đuợc dùng trong các chất dịch hồi sức.

Hỗ trợ tim mạch: Động vật bị hạ huyết áp có khả năng hiệu quả tốt từ việc điều trị tăng huyết áp bao gồm những trường hợp có triệu chứng dãn mạch ngọai vi như màng nhày đỏ tươi, xung huyết rìa. Điều trị với vasopressin ngoại sinh và các chất tăng huyết áp hướng giao cảm (norepinephrine). Kết hợp của vasopressin và glucocorticoid có thể làm tăng khả năng sống sót. Dùng vasopressin ở chó và mèo hiện nay còn hạn chế, nhưng kết quả sơ bộ trên chó rất triển vọng. Thuốc co mạch như norepinephrine, dopamine, phenylephrine, và vasopressin thường được dùng ở bệnh súc dãn mạch ngọai vi. Cần lưu ý thuốc gây co mạch thường làm tăng huyết áp động mạch, nhưng cũng có thể dẫn đến co mạch quá mức đối với một số vùng (nội tạng, thận) gây thiếu máu cục bộ ở đường tiêu hóa hoặc ở thận và rối lọan chức năng. Đặc biệt ở chó nhiễm trùng huyết, co mạch nội tạng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm nội độc tố huyết bởi ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của ruột bình thường và cho phép vi khuẩn di chuyển vào máu.

Sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng huyết: Sự cô lập hóa kịp thời các ổ nhiễm trùng huyết hoặc thu lấy mô hoặc chất dịch nhiễm khuẩn để xác định vi khuẩn và xác định kháng sinh nhạy là hết sức quan trọng trong. Tuy nhiên, mẫu thu đuợc có thể không dùng được bởi sự bất ổn ở tim phổi hoặc sự hiện diện của rối lọan đông máu ở một số bệnh súc. Trong khi chờ kết quả nuôi cấy và kháng sinh nhạy, điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm nên được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau: khả năng kháng khuẩn, hệ VSV thường trú có lợi ở các mô bị ảnh huởng, lịch sử dùng kháng sinh gần đây và sự cân nhắc kháng thuốc và nguồn lây nhiễm. Các kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng thuờng đuợc dùng truyền tĩnh mạch cho bệnh súc nhiễm trùng huyết. Những điều chỉnh sẽ được thực hiện sau khi có kết quả thử nghiệm kháng sinh nhạy.

Chất bảo vệ đuờng tiêu hóa: Chiến lược ban đầu để ngăn chặn các biến chứng đường tiêu hóa ở chó và mèo bị bệnh nặng là đảm bảo cung cấp máu cho GI đầy đủ và sử dụng các chất dinh duỡng qua đường ruột sớm (employ early enteral nutrition.). Bệnh súc có nguy cơ cao nên đuợc dự phòng bằng thuốc giảm stress liên quan đến xuất huyết tiêu hóa. Thuốc bao gồm omeprazole (PPI) 0,7-1mg/kg uống, mỗi 24 giờ; pantoprazole (PPI) 0,7-1mg/kg uống, mỗi 24 giờ; famotidine (H2RA) 0,5-1mg/kg, mỗi 12-24 giờ; ranitidine (H2RA) 0.5- 4 mg/kg IV, mỗi 8 đến 12 giờ; và sucralfate (chất bảo vệ) 0.25-1g/25 kg uống, mỗi 6 đến 8 giờ.

Chiến luợc điều trị bổ sung cho nhiễm trùng huyết: Dùng hydrocortisol được khuyên dùng ở trường hợp shock nhiễm trùng huyết khi đáp ứng kém với liệu pháp truyền dịch và thuốc tăng huyết áp, khi nghi ngờ hoặc đã chứng minh có suy thượng thận (RAI: lượng delta cortisol 8. Tiên lượng

Tỉ lệ sống sót được công bố ở chó và mèo với nhiễm trùng huyết là 33% đến 68%, và khả năng sống còn của động vật bô shock nhiễm trùng huyết thì thấp hơn. Tỉ lệ tử vong tăng lên khi số lượng các cơ quan bị rối lọan chức năng tăng lên. Trong nhiễm trùng huyết do viêm phúc mạc, tỉ lệ sống sót duờng như không đuợc cải thiện trong vòng 20 năm qua, bất chấp những cải tiến trong quản lý chăm sóc. Để tối đa hóa hiệu quả điều trị, chẩn đoán thích hợp cũng như sự hỗ trợ điều trị kịp thời và tích cực là cần thiết.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1