I.GIỚI THIỆU
Mèo hoang ở các nước được xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Brazil, Pháp, Ý, Anh, Ukraina, Nhật bản, Đức, Canada và Mexico.
Mặc dù mèo làm bầu bạn với con người ngày càng tăng, nhưng hàng chục triệu con mèo ở Hoa Kỳ vẫn còn vô gia cư và vài triệu con mèo không mong muốn được nhận vào trại động vật mỗi năm.
Phương pháp triệt sản được xem là tối ưu để giảm quần thể mèo. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, chương trình tổng hợp quản lý mèo hoang TNR (Trap – Neutur – Return) đã được thực hiện. Đây là chương trình khá phức tạp bao gồm chăm sóc thú y rộng rãi, giám sát đối với các bệnh truyền nhiễm, đăng ký khu vực sống, giám sát, và thông qua những con mèo đã được thuần hóa.
II. Nội Dung
Mèo hoang có thể gây ran guy hiểm cho con người
2.1. Thương tích và bệnh dại
– Mèo hoang thường tìm cách ẩn náu hoặc trốn thoát khỏi con người. Chính vì vậy chúng thường cắn vào tay người tiếp cận.
– Cần chủng dại dự phòng cho nhân viên làm việc đối với động vật hoang.
– Đeo găng tay dài khi sử lý mèo để giảm tiếp xúc các bệnh về da và các bệnh khác.
– Dùng cái bẫy có lược phân chia: một bên mèo, một bên sạch để thức ăn và nước.
– Khi cần chăm sóc thú y dùng lược phân chia để kiềm giữ mèo nằm nghiên ở một đầu bẫy sau đó gây mê.
Bẫy giữ mèo an toàn cho người dùng.
– Những vết thương sâu ở tay cần được rửa sạch, chăm sóc y tế, điều trị dự phòng với amoxicillin – aclavulanate
2.2. virus gây bệnh bạch cầu (FELV) và suy giảm miễn dịch (FIV)
– Tỷ lệ nhiễm 2 bệnh này trên mèo hoang tương đương mèo nuôi.
– FIV trên mèo đực nhiều gấp 4 lần mèo cái ( vết cắn khi giao phối )
– Felv thường truyền từ mèo mẹ sang con. Tỷ lệ lây lan đực và cái là tương đương.
2.3. Ký sinh trùng
Theo thống kê ở Hoa Kỳ, trên mèo có khả năng nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, có tỷ lệ nhiễm khác nhau giữa mèo hoang và mèo nhà.
Loại ký sinh trùng | Mèo hoang (Tỷ lệ %) | Mèo nuôi (Tỷ lệ %) |
Giun đũa | 54 | 4 |
Sán dây | 26 | 4 |
Cầu trùng | 13 | 0 |
Toxoplasma Gondii | 20 | 3 |
Cryptosporidium Spp | 7 | 6 |
Giardia Spp | 6 | 5 |
Toxocara Cati | 21 | 18 |
Bảng 1. So sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giữa mèo hoang và mèo nuôi.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
3.1 Vaccin
Việc dùng vaccine có thể áp dụng cho bệnh dại, virus giảm bạch cầu ở mèo (FPV), Herpesvirus (virus đậu) mèo (FHV) và Calici virus (FCV: gây bệnh hô hấp)
Tiêm vaccine dại cho mèo từ 3 tháng tuổi trở lên, nên chọn vaccine có độ dài miễn dịch 3-4 năm.
Đối với các bệnh còn lại , sau tiêm chủng 10 tuần miễn dịch thì hiệu giá miễn dịch cũng rất cao.
3.2 Kiểm soát ký sinh trùng
Giun: Việc siểm soát giun trên mèo ít có hiệu quả vì mèo thường quay lại với môi trường sống có không gian rộng.
Kiểm soát giun dùng hiệu quả trên mèo con bằng cách trộn thuốc vào thức ăn, hạn chế tình trạng thiếu máu, tiêu chảy, giảm cân của mèo con.
Con người cần tự bảo vệ mình không nhiễm giun bằng cách đảm bảo không gian tiếp xúc sạch, giữ chân được bảo vệ, ngăn mèo đại tiện trong sân chơi.
Bọ chét: Áp dụng biện pháp phun hay dùng thuốc đạt trực tràng (Nitenpyram).
Không dùng Acermectin cho mèo còn nhỏ vì gây tác dụng phụ với thần kinh.
Các chế phẩm OTIC có thành phần milbemycin hay invermectin dùng tốt cho mèo.
IV. KẾT LUẬN
Mèo hoang gây ra nhiều mối nguy hại về bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng cho con người. Đặc biệt tốc độ sinh sản nhanh làm số lượng mèo hoang ngày càng đông.
Hiện nay tại Hoa Kỳ đang áp dụng kiểm soát mèo hoang bằng chương trình TNR. Đây là chương trình bao gồm triệt sản kết hợp với tiêm vaccin phòng các bệnh phổ biến trên mèo.
Thêm vào đó là tẩy ký sinh trùng và bọ chét cho cộng đồng mèo.
Biện pháp kiểm soát này khá phức tạp nhưng triệt để, nên đưa vào thực hiện tại nước ta nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Naipet.com