Một số bệnh có hiện tượng loét gan bàn chân đáng lưu ý:
Bệnh hoại tử biểu bì do rối loạn trao đổi chất: bệnh da phổ biến ở chó trưởng thành. Thường là hauuj quả của một số bệnh như gan, đái tháo đường và khối u tuyến tụy. Biểu hiên thường thấy là đỏ và thường loét ở vùng không có lông, gan bàn chân có thể dày lên và bong tróc. Bệnh này tiên lượng xấu.
Lupus ban đỏ: là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể bao gồm khớp, thận, cơ, hệ thần kinh… Da tổn thương dày hoặc loét gan bàn chân, chúng có thể lan rộng và gây nhiễm trùng, biểu hiện bởi các mụn mủ. Điều trị thường là sử dụng Prednisone, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản…
Pemphigus foliaceus (bệnh pemfigut) là loại phổ biến nhất của bệnh pemfigut ở chó, đây cũng là một bệnh tự miễn. Thông thường ảnh hưởng đến chân và đầu, thường bắt đầu với mụn mủ và tiến triển đến loét, bệnh có thể gây ngứa, con vật có thể què nếu móng bị ảnh hưởng. Bệnh thường làm chó sốt, chán ăn và suy yếu dần. Chẩn đoán: khám lâm sàng, làm tiêu bản (chọn một bọng nước mới, dịch còn trong, dùng dao vô trùng chọc cho vỡ ra hết dịch, nạo nhẹ nền tổn thương, phết chất nạo lên lam kính, cố định bằng cồn và nhuộm giemsa. Ta sẽ thấy các tế bào gai chương to đứt các cầu nối liên gai). Điều trị thường sử dụng Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản…
Bệnh hăm da có mủ: viêm da tiếp xúc, âm hộ, đuôi, kẽ -gang bàn chân. Thường thấy ở chó béo phì. Màu đỏ, rỉ máu; thường bị nhiễm trùng và có thể gây mùi hôi. Bệnh này dễ điều trị, đôi khi tự khỏi.
Bệnh độc hoại tử biểu bì: do một phản ứng miễn dịch nặng, thuốc, có thể gây ra bởi ung thư hoặc các bệnh khác. Lở loét trên diện rộng của cơ thể, đặc biệt là miệng và bàn chân. Chẩn đoán: lâm sàng và sinh thiết da. Bệnh này tiên lượng xấu. Tuy nhiên có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc tốt và dùng Corticosteroid cũng có thể có hiệu quả.
Bệnh loét do viêm da không rõ nguyên nhân: thường thấy nhất là ở chó Collies, chó chăn cừu Shetland… Độ tuổi thường gặp là chó trưởng thành và chó già. Loét háng, mí mắt, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn, và gang bàn chân làm con vật đau đớn. Chẩn đoán: xem xét giống, khám lâm sàng và sinh thiết. Điều trị: tránh chấn thương, dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng thứ cấp, vitamine E, acid béo, khoáng…
Ngoài ra còn có thể loét chân vì “Bỏng nước tiểu”. Xảy ra khi da tiếp xúc lâu dài với nước tiểu. Bệnh này dễ lành.
Naipet.com