Tên Việt Nam Chim Sơn Ca, tên Khác Chim Cà Lơi, Tên Khoa Học Alaudidae. Là Một họ chim dạng sẻ, Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do,niềm vui và sáng tạo.
Ở Việt Nam chúng được phân bố nhiều dọc bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Bình Thuận,nhưng vẫn có vài loài nằm trong các vùng xa biển như (Sơn Ca Bà Điểm).
– Chim Sơn Ca đã được nuôi từ rất lâu, ở Trung Quốc vả Việt Nam nó được nuôi trong cung vua, sau này nhiều người mới biết đến giọng hót hay của chúng và bắt đầu nuôi nhiều
1. Cách chọn chim
– Thường những người nuôi chim Sơn Ca chọn chim non để nuôi, chim già rất khó thuần hóa. Khi chim non mang về nuôi ta nên chọn cho đúng chim trống, ta nhốt một vài chim non trong lồng khi đập tay vào chim trống thường ngóc đầu và phóng lên, còn chim mái thì chúí đầu xuống tỷ lệ này có thể đạt 80 phần trăm .
– Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim Sơn Ca thì Sơn Ca Huế Và Sơn Ca Quảng Ninh có mầu lông hung đỏ và có giọng hót rất hay, khi thuần dưỡng được nhiều mùa thì chim càng sung mãn và hót nhiều hơn.
2. Chọn Lồng Nuôi
Thường ta nên chọn lồng 52 hoặc 56 nan và chiều cao khoảng 1m là vừa, bồng, dù (cầu đậu) từ 15 đến 20 phân dưới đáy lồng rải một lớp cát mỏng loại cát sạch (Chim Sơn Ca không tắm nước mà chỉ tắm cát )
Hình ảnh minh họa
3. Thức ăn
Ngoài thiên nhiên chim Sơn Ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế , gián và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. Khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng như sau. Xin đưa ra 2 công thức để các bạn lựa chọn:
a) Công thức I:
– 200g hạt kê đã lột vỏ ( loại kê để nấu chè )
– 5 lòng đỏ trứng gà
– 1 lon sâu khô
– 50g tép khô lạt (nhạt )
– 1 phần nhỏ vitamin tổng hợp danh cho gia cầm loại nhỏ (gà con )
Tất cả được chế biến ở dạng sống và phơi hoặc sấy khô (riêng tép và sâu khô phải say nát rồi trộn với hạt kê )
b) Công thức II:
– 200g cám tổng hợp (cám Ba vì)
– 5 lòng đỏ trứng gà
– 1 lon âu khô
– 1 phần vitamin
– Ngoài thức nói trên nên cho chúng ăn bổ sung cào cào non và sâu gạo
* Lưu ý: khi nuôi nên chọn 1 trong 2 công thức mà ta chọn không nên thay đổi thức ăn một cách tùy tiện như vậy chim dễ thay lông và bị mất lửa
4. Cách Chăm Sóc
– Chim Sơn Ca rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm nhỏ, nhưng lại rất quan trọng cho việc nuôi chúng thành công. Nếu chúng ta bỏ qua thì sự thành công khó mà mang đến cho mình được. Như đã nói chăm sóc chim thì không khó, nhưng nuôi để cho chúng hót thì vô cùng khó khăn. Tôi là người đã nuôi hàng trăm con Sơn Ca, qua thời gian nuôi đã thành công, nên bật mí chia sẻ cùng các bạn những bí quyết đó.
– Chim Sơn Ca nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót sau thời gian nuôi 1 – 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy (chim đã hót có nhiều mùa).
– Trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo, chính vì vậy mà những người nuôi một hai con rất khó thực hiện được điều này. Nên chọn chim đã bắt đầu tự hót, và nên nhớ chim Sơn Ca nuôi một mình chúng rất lười hót nhưng nếu nuôi từ hai con trở lên thì điều này lại ngược lại.
– Đặc biệt ở loài chim này chúng lại không lấn áp nhau giọng hót ( đè nhau). Tôi đã từng chứng kiến hàng chục con chim của mình, khi một con cất lên tiếng hót , những con khác cũng hót theo tạo thành một dàn đồng ca vô cùng lý thú.
– Chim Sơn Ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông cũng không nên chùm áo lồng.
– Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối , dọn móng chân cho chúng (nếu quá dài) và thay cát mới.
Naipet.com