Kỹ Thuật Chăm Sóc Chim Công

0

“Tuy là giống chim quý nhưng chim công lại rất dễ nuôi, dễ thuần. Đặc biệt nguồn thức ăn cho chim công vô cùng phong phú, rẻ tiền, có sẵn trong tự nhiên” – ông Nguyễn Hữu Khởi, triệu phú chim công ở Bắc Ninh chia sẻ.

Ông Khởi cho biết, chim công có nguồn gốc hoang dã, ưu điểm là tính thích nghi cao. Quy trình chăn nuôi công cũng giống như nuôi gà. Công là loài ăn tạp, nguồn thức ăn chủ yếu là ngũ cốc và rau xanh. Công có thể ăn các loại từ lúa, thóc, bắp, đến rau muống, rau lang, côn trùng, giun… Có thể dùng máng cho công ăn như nuôi gà, vịt hoặc có thể cho ăn tự do trong chuồng, nhưng phải đổ bê tông sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho chim.
ky-thuat-cham-soc-chim-cong2

Chim Công

Đối với thức ăn cho chim công non mới nở thì khẩu phần ăn là 100% cám tổng hợp (loại dùng cho gà). Do lúc này chim còn yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cần nguồn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Sau 30 ngày tuổi, hệ tiêu hóa của chim non đã cứng cáp hơn có thể pha thức ăn theo tỷ lệ: 70% cám – 30% thực phẩm bổ sung (như bắp, thóc nghiền).
Cũng theo ông Khởi, tỷ lệ cám hỗn hợp trong khẩu phần ăn của chim công có thể giảm dần theo theo độ tuổi của chim. Chim công từ 6 – 8 tháng tuổi, có thể nuôi nhốt ngoài chuồng lớn cùng các cá thể khác thì tỷ lệ cám chỉ còn 50%. Cám tổng hợp sử dụng quá nhiều trong giai đoạn này làm chim giảm sức đề kháng tự nhiên, dễ mắc bệnh, đồng thời màu lông kém bóng đẹp, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Nguồn thức ăn trong giai đoạn này có thể bổ sung thêm các loại rau xanh thái nhỏ  như rau ngót, cải…
ky-thuat-cham-soc-chim-cong1

Chim Công

Khi chim đạt tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp kết hợp với các loại ngũ cốc nguyên hạt như bắp, thóc. Đặc biệt cần tăng cường nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin trong các loại rau xanh còn giúp chim công có bộ lộng bóng mượt, màu sắc rực rỡ.
Nước sử dụng cho chim công tuyệt đối phải là nước sạch. Với chim non nên dùng nước đun sôi để nguội để bảo vệ hệ tiêu hóa con non nớt của chim non.
Chim công là loài chim rất dễ nuôi, sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên nên chi phí thấp. Mặt khác, chuồng trại cho chim công khá đơn giản, có thể tận dụng từ những nguồn có sẵn.
ky-thuat-cham-soc-chim-cong

Chim Công

Chim công cũng có thể bị mắc một số bệnh như gia cầm, ví dụ như đi ngoài, cúm…, song, sức đề kháng của chim rất tốt, rất ít khi bị bệnh. Nếu công bị bệnh, các chủ trang trại chỉ cần ra hiệu thuốc thú y nói triệu chứng là mua được thuốc điều trị ngay.
Chi phí ban đầu thấp, lợi nhuận thu về cao, có thể nói chim công là vật nuôi có giá trị kinh tế hiện nay. Với việc trang bị các dụng cụ hiện đại và chuẩn bị tốt cho công tác sinh sản trong quá trình nhân giống thì trung bình một con chim mái mỗi năm cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1