Đánh giá di truyền là công cụ quan trọng để nâng cao tiến bộ di truyền của các giống vật nuôi. Do thực hiện tốt công tác quản lý giống nên sản lượng sữa bình quân tăng từ 4.400 kg năm 1970 lên 8.000 kg/con/chu kỳ năm 2005. Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia đã phát triển các hệ thống đánh giá bò sữa và thực hiện thường xuyên công tác đánh giá khả năng di truyền của bò đực và bò cái bằng mô hình BLUP (Best Linear Unbisaded Predition) và sử dụng số liệu về thành tích sản xuất của từng bò sữa trên khắp nước Nhật Bản.
Công tác giống luôn là vấn đề
quan trọng trong trại bò sữa
1. Hệ thống tổ chức
Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia (NLBC-National Livestock Breeding Center) là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về giống vật nuôi trên toàn quốc với 11 trạm giống vật nuôi trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phát triển và áp dụng các kỹ thuật mới trong chăn nuôi.
- Thu thập và phân tích số liệu về chọn và nhân giống các giống vật nuôi.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống vật nuôi.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật trong nước.
- Quản lý các trạm giống vật nuôi trực thuộc về mặt kế hoạch, nhân sự, phân bổ và quyết toán ngân sách.
Bản đồ phân bố các trạm giống vật nuôi tại Nhật Bản
11 trạm giống vật nuôi thực hiện việc nuôi giữ và nhân giống vật nuôi, giống cây thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi, trong đó có 2 trạm nuôi giữ và nhân giống bò sữa (trạm Tokachi – nuôi giữ và nhân giống bò HF, sản xuất và kiểm tra chất lượng hạt giống cỏ, trạm Niikappu-nuôi và nhân giống bò HF, trạm Iwate-nuôi giữ và nhân giống bò HF và Jersey) và 2 trạm nhân giống và kiểm tra hạt giống cỏ (trạm Tokachi và trạm Kumamoto).
2. Hệ thống đánh số tai
Hệ thống đánh số tai cho đàn bò sữa được áp dụng thống nhất trên toàn quốc và đảm bảo không trùng lặp. Thông qua số tai có thể tìm được các thông tin liên quan đến từng con bò.
Tất cả người chăn nuôi bò sữa phải thông báo với Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia hoặc các trạm giống vật nuôi trực thuộc khi có bê con sinh ra để đăng ký số tai. Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và thành tích sản xuất của vật nuôi đó thông qua chương trình cải tiến đàn bò sữa (DHIP – Dairy Herd Improvement Program), đồng thời người chăn nuôi phải gửi báo cáo về đàn vật nuôi của mình tới Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia. Trên cơ sở đó, Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia bình tuyển và chọn lọc vật nuôi tốt. Người chăn nuôi bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc việc đăng ký số tai cho đàn vật nuôi của mình bởi họ sẽ không bán được gia súc nếu thiếu lý lịch do cơ quan quản lý giống cấp.
3. Chương trình đánh giá di truyền
Thông qua chương trình phát triển đàn bò sữa DHIP các số liệu về đàn bò được thu thập và phân tích nhằm nâng cao tiến bộ di truyền. Từ các số liệu thu thập thông qua chương trình DHIP, Trung tâm Giống vật nuôi quốc gia đánh giá di truyền dựa trên các tính trạng sản xuất, tính trạng ngoại hình, tính trạng tuyến tính và được xử lý thông qua các mô hình toán học.
Chương trình đánh giá di truyền với các tính trạng sản xuất
Sản lượng sữa, mỡ, protein và SNF (vật chất khô không mỡ)/chu kỳ được theo dõi qua các lứa sữa khác nhau trên cùng một bò sữa và đánh giá bằng việc sử dụng mô hình chọn lọc một tính trạng.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Với bò sữa có lý lịch rõ ràng và được gắn số để theo dõi, tuổi đẻ lứa đầu: 20-35 tháng. Các chỉ tiêu: sản lượng sữa, chất lượng sữa như mỡ sữa, chất khô không mỡ, protein được kiểm tra vào một ngày cố định của tháng (ngày kiểm tra hàng tháng) vào buổi sáng và chiều (2 lần/ngày) và kéo dài trong 5 ngày tiếp theo. Đồng thời, theo dõi này được thực hiện tại trang trại trong suốt chu kỳ tiết sữa và liên tục từ lứa 1 đến lứa 5 do 1 cán bộ chuyên trách thực hiện ngay từ lứa đẻ đầu tiên. ít nhất có 2 thế hệ bò sữa được ghi chép thông qua hệ thống nhận dạng thu được từ thông tin của hệ phả.
- Với nhóm bò không biết rõ lý lịch (bố mẹ nằm trong nhóm di truyền ngẫu nhiên). Hệ số di truyền và hệ số lặp lại được chỉ trong bảng hệ số di truyền dưới đây:
Hệ số di truyền và hệ số lặp lại của các tính trạng sản xuất ở Nhật Bản
Tính trạng | Hệ số di truyền | Hệ số lặp lại |
Sản lượng sữa | 0,33 | 0,53 |
Tỷ lệ mỡ sữa | 0,31 | 0,51 |
Vật chất khô không mỡ | 0,30 | 0,51 |
Protein | 0,29 | 0,51 |
Đánh giá di truyền 7 tính trạng sản xuất được biểu thị bởi chỉ số EBV (Estimated Breeding Value – Giá trị giống ước tính). SBV (Standardized Breeding Value- Giá trị giống tiêu chuẩn) được tính cho bò đực dựa trên giá trị trung bình và giá trị tiêu chuẩn chia cho giá trị giống ước tính (EBV) của đực giống.
Đánh giá di truyền dựa trên các tính trạng kiểu hình
Có 6 tính trạng áp dụng tính điểm và 16 tính trạng tuyến tính: đặc điểm cho sữa, khả năng của cơ thể, bầu vú, ngoại hình, chân và móng và điểm cuối cùng là điểm của tính trạng; tầm vóc, thể trạng (strength), độ sâu của cơ thể, dáng người, tư thế và độ rộng của mông, toàn bộ phần chân sau, góc chân (độ rộng giữa hai chân sau), chiều cao của vú trước và vú sau, độ sâu của vú sau, độ đàn hồi của bầu vú, độ sâu của bầu vú, khoảng cách giữa các núm vú (teat placement). Bò HF đẻ lứa 1 được xếp cấp theo nhóm:
1. Nhóm bò có lý lịch rõ ràng.
2. Tuổi đẻ lứa đầu từ 20-35 tháng.
Ngoài ra, các thông tin về lý lịch của gia súc cũng như các thông tin về ảnh hưởng của nhóm di truyền ngẫu nhiên được đánh giá giống như đánh giá các tính trạng sản xuất.
Đánh giá đối với các tính trạng tính điểm được biểu thị bằng chỉ số EBV (giá trị giống ước tính) và SBV (giá trị giống tiêu chuẩn) với bò đực, tuy nhiên với các tính trạng tuyến tính chỉ được biểu thị bằng chỉ số SBV – Giá trị giống tiêu chuấn.
Đánh giá giá trị di truyền dựa trên các tính trạng quản lý
Bản tính, tốc độ thải sữa và khả năng dễ đẻ được gọi là các tính trạng quản lý. ở Nhật Bản các tính trạng này được đánh giá dựa trên mô hình chọn lọc con đực tốt hoặc đực tổ tốt nhất (MGS – Sire Maternal Grandsire). Bản tính, tốc độ thải sữa và khả năng dễ đẻ được xếp loại như sau: bản tính ôn hòa (hiền lành) hoặc dữ tợn; đẻ dễ hay khó hoặc 3 mức độ thải sữa: nhanh, chậm hoặc bình thường. Bản tính và tốc độ thải sữa được thu thập thông qua chương trình phân loại các tính trạng kiểu hình và số liệu về khả năng dễ đẻ được thu thập thông qua chương trình DHIP từ năm 1986.
Các tiêu chuẩn để đánh giá tốc độ thải sữa và bản tính cũng giống như yêu cầu đối với các tính trạng kiểu hình.
1. Tiêu chuẩn để sắp xếp đánh giá tính dễ đẻ như sau:
2. Biết rõ lý lịch.
3. Tuổi đẻ lứa đầu từ 20-35 tháng.
4. Xác định giới tính của bê.
5. Theo dõi tỷ lệ chết ngay sau khi sinh của bê
Để đánh giá các tính trạng quản lý cần sử dụng thông tin về hệ phả của con đực và các con đực tổ tốt trong vòng 4 thế hệ.
Các chỉ số để cho điểm gia súc
Có hai chỉ số khác nhau: EBV (yên) và NTP (Nippon Total Profit index – Chỉ số tổng lợi nhuận) được công nhận ở Nhật Bản. Hơn nữa, EPA của bò được tính chung một công thức với EBV (yên) nhưng thay EBV thành EPA (Estimated Production Ability -khả năng sản xuất ước tính = EBV + PE). Hiện nay, NTP phổ biến hơn.
EBV (yên) được tính toán từ việc đánh giá các tính trạng sản xuất dựa trên hệ thống giá sữa
EBV(yen) = EBV(Mkg)*a + 4*(EBV(Mkg) * (EBV(F%)+Fbase/Mbase
*100- 3.5)+Mbase*EBV(F%)) + (EBV(Mkg)*(EBV(S%)
+ Sbase/Mbase*100- 8.3) +Mbase*EBV(S%))
Trong đó:
a: Giá sữa lỏng được tính theo tiền yên và cập nhật giá hàng năm
Mkg: Sữa (kg),
F%, S%: Tỷ lệ mỡ sữa (%) và tỷ lệ chất khô không mỡ SNF (%),
Mbase, Fbase, Sbase: trung bình sản lượng sữa, mỡ sữa và chất khô không mỡ (kg) của bò được sinh ra tính theo tiềm năng di truyền.
Giá sữa ở Nhật Bản được tính trên SNF chứ không dựa trên lượng protein và đó là lý do tại sao chỉ số SNF vẫn được theo dõi và đánh giá tại Nhật Bản thông qua chương trình phát triển đàn bò sữa DHIP.
NTP được HCAJ giới thiệu (LIAJ, 1996; Suzuki et al., 1996) và được sử dụng để cho điểm vật nuôi dựa trên tuổi thọ và thành tích của bò. NTP được tính toán dựa trên các công thức sau (cập nhật năm 2001): PC (Hàm sản xuất-Production composite) và TC (Hàm kiểu hình-Type composite), UC (Hàm năng suất vú-Udder composite):
PC = -0.03*EBV(Mkg)+EBV(Fkg)+8*EBV(Pkg)
TC = EBV(FS)+EBV(FL)+UC
UC = 0.22*EBV(FU)+0.14*EBV(RUH)+0.05*EBV(RUW)
+0.16*EBV(US)+0.35*EBV(UD)+0.08*EBV(TP)
NTP = (3*PC/131+TC/1.144)*100
Trong đó:
Mkg, Fkg, Pkg: Sản lượng sữa, mỡ sữa, protein được tính bằng kg.
FS: Điểm cuối cùng
FL: Điểm bàn chân và chân
FU: Vú trước
RUH: Độ cao của vú sau
RUW: Độ rộng của vú sau
US: Đai đỡ vú
UD: Độ dài vú
TP: Vị trí núm vú
4. Đánh giá di truyền
Cùng với NTP và EBV (yên), EBV (Production and Score Type Traits), SBV (All Production and Type Traits), and relative EBV (Management Traits) được công bố chính thức với đực giống được đưa vào chương trình quốc gia kiểm tra đực giống qua đời sau. Với những đực giống được kiểm tra cả tính trạng sản xuất và tính trạng kiểu hình dựa trên ít nhất 15 con gái.
Naipet.com