Kiến Thức Cơ Bản Về Chim Họa Mi (Phần 2)

0

Tiếp nối phần 1 của Kiến thức cơ bản về chim họa mi, bài viết dưới đây sẽ tiếp tục cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết trong quá trình nuôi chim họa mi.

kien-thuc-co-ban-ve-chim-hoa-mi-phan-2Hình ảnh minh họa

Tập quán của chim họa mi là phân vùng, sống theo lãnh thổ. Khi ở nhà ta, chim cũ là chủ thống trị lãnh thổ của mình, còn chim về sau sẽ là kẻ lạ xâm chiếm lãnh thổ, cộng thêm các yếu tố bất lợi như: lạ môi trường, mất mái nên rất dễ bị chim cũ trong nhà hót đè cho không thể lên được. Vì vậy khi mua chim mới về mà trong nhà đang có chim cũ thì nên lưu ý vài điểm cơ bản dau đây.
1. Trước khi đưa con chim mới về cần chuẩn bị sẵn 1 con mái, tách riêng ra nuôi ở chế độ cô độc, (không ghép với con trống nào cả) để sẵn sàng ghép cho con chim mới khi nó về.
2. Trùm kín và cất chim trống cũ làm sao để nó càng ít hót càng tốt.
3. Khi đưa chim mới về thì ghép ngay với con mái đã chuẩn bị và tách riêng cặp này ra nơi yên tĩnh và thoáng đãng (ngoài vườn hoặc trên sân thượng, mở áo lồng để chim thấy mái và làm quen với môi trường mới, không được trùm kín áo lồng chim sẽ bị hoảng).
4. Tuyệt đối không được cho đối mặt với chim nhà khi chim mới về nhà.
5. Nuôi gần mái và tạo điều kiện cho chim mới hót nhiều để mái chịu theo, cứ nuôi như vậy vài ngày đến 1 tuần thì chim sẽ quen thổ, ăn mái và ổn định dần. Trong quá trình nuôi cần nhẹ nhàng và theo dõi để có chế độ nuôi hợp lý cho chim mới….

Chế độ nuôi chim thay lông:

kien-thuc-co-ban-ve-chim-hoa-mi-phan-21

Hình ảnh minh họa

Cũng như các loại chim khác, chim họa mi bắt đầu thay lông vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hằng năm và kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng tùy thuộc từng con, thường chim thuần thay nhanh và đồng loạt, còn chim mộc thay chậm và lai rai kéo dài. Trong giai đoanh này cần chú ý vài điểm như sau:
– Tách mái, nuôi đơn lẻ, hạn chế cho hót.
– Chế độ ăn: Cho ăn cám nhạt, giảm bớt độ đạm để trút lông nhanh.
– Chế độ ở: Trùm kín áo lồng chỉ hở chữ A trước cửa lồng; treo trong phòng kín, hạn chế tắm và cho ra ngoài thì lông sẽ trút nhanh và đều.
Thường là Họa mi sẽ thay lần lượt từ lông đầu đến lông cánh rồi đến lông đuôi, khi chim vào giai đoạn mọc lông mới thì nên tăng dần chế độ ăn và năng cho tắm để chim có bộ lông mượt mà đủ chất.
Trong giai đoạn thay lông chim thường yếu và mất lửa vì vậy không rãi dợt và xách đi xa, đợi khi chim khô lông và hồi phục thể lực mới nên mang đi chơi (kể cả chọi và hót)

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1