Kiểm Soát Bệnh PRRS Trong Trại Chăn Nuôi Heo

0

PRRS hiện là bệnh quan trọng nhất ảnh hưởng ngành chăn nuôi heo trên thế giới. Xuất hiện lần đầu năm 1987 tại Hoa Kỳ như “bệnh bí ẩn trên heo”, bệnh lan rất nhanh mạnh.

Đàn nhiễm cho thấy thiệt hại sinh sản, bệnh hô hấp sau cai sữa, và tăng trưởng chậm. Giai đoạn sinh sản kéo dài 2 đến 3 tháng, trong khi dịch bùng phát trong giai đoạn sau sinh sản.

Giai đoạn sinh sản ảnh hưởng trên cả nái lẫn nái tơ ở giai đoạn gần cuối của thai kỳ. Hiện tượng sinh sớm (trong khoảng từ 109 – 112 ngày) là một trong những dấu hiệu quan trọng. Thai chết hoặc heo mới sinh yếu ớt tăng số lượng đáng kể góp phần tăng tỷ lệ heo chết trước cai sữa.

kiem-soat-benh-prrs-trong-trai-chan-nuoi-heoChẩn đoán sẽ cho phép nhà sản xuất và kỹ thuật trại làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là diệt trừ PRRS ra khỏi trai

Giai đoạn hô hấp thường thấy xuất hiện trong giai đoạn heo cai sữa, đặc biệt rõ khi hệ thống chăn nuôi liên tục. Tuy nhiên, dấu hiệu hô hấp của bệnh cũng thấy trên heo thịt, góp phần tạo nên hội chứng Phức hợp bệnh hô hấp Heo (Porcine respiratory disease complex).
Chẩn đoán thường phát hiện bệnh tích hô hấp ở nhiều mức độ, virus PRRS cùng với sự hiện diện của nhiều vi sinh vật gây bệnh thứ cấp. Vi khuẩn phân lập thường thấy như Streptococcus suis, Haemophilus suis, Actinobacillus pleuropneumoniae, Actinobacillus suis, Mycoplasma hyopneumoniae và Pasteurella multocida. Virus thường gặp là virus cúm heo và virus corona gây bệnh hô hấp heo.

Heo bệnh đáp ứng kém tới liệu trình điều trị, hệ thống chăn nuôi cùng vào cùng ra không có hiệu quả kiểm soát bệnh.

Kiểm soát PRRS tại trại heo

Có rất nhiều chiến lược kiểm soát PRRS tại trại heo, tuy nhiên mức độ thành công là không ổn định. Tất cả chiến lược kiểm soát bệnh dựa chủ yếu vào sự hiểu biết đường đi của virus. Bằng cách nhận dạng virus, nơi virus lưu trú trong khuôn khổ vùng hay trại, bệnh PRRS có thể được loại trừ.
Một số đặc điểm của PRRS virus cần được quan tâm để có thể hiểu được chương trình kiểm soát PRRS:

  • Bệnh truyền lây xảy ra hầu hết do trực tiếp tiếp xúc giữa heo mẩn cãm với heo bệnh.
  • Virus có thể lưu truyền trong máu heo bệnh trong vòng 35 ngày hoặc hơn. Giai đoạn nhiểm trùng máu kéo dài này là yếu tố quan trọng nhất chịu trách nhiệm về việc lan truyền PRRS. Ngay cả khi virus ra khỏi máu, chúng vẫn có thể tồn tại trong các vị trí miễn dịch trong cơ thể heo, điều này làm kéo dài thời gian heo mang trùng. Tuy nhiên, vai trò của heo mang trùng mãn tính trong việc lan truyền bệnh vẫn chưa được làm rõ.
  • Virus có thể truyền từ heo mẹ sang heo con thông qua nhau thai trong giai đoạn thứ ba của thai kỳ do đó có thể ảnh hưởng heo con ngay từ trong tử cung. Heo con sinh ra yếu ớt thường chứa lượng virus đáng kể trong huyết thanh.
  • PRRS có thể di chuyển theo đường không khí trong cự ly rất ngắn. Tại Hoa Kỳ, khả năng di chuyển theo không khí của virus PRRS chưa được chứng minh là có vai trò trong việc lây lan bệnh từ trại này sang trại khác. Tuy nhiên tại Châu Âu, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tại các vùng chăn nuôi cực kỳ thâm canh, vị trí giữa các trại trong khu vực rất gần kết hợp với điều kiện khí hậu nhất định khả năng di chuyển theo không khí đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh từ nơi này sang nơi khác.
  • Lan truyền bệnh thông qua tinh dịch có thể xảy ra. Heo nọc có thể mang virus trong tinh dịch đến hơn 100ngày. Mặc dù vậy, lan truyền bệnh thông qua tinh dịch chủ yếu xảy ra ở giai đoạn đầu heo vừa nhiểm bệnh do liều cao virus trong tinh dịch. Khi quá trình truyền nhiểm tiến triển, lượng virus trong tinh dịch giảm xuống và nếu tinh dịch được sử dụng trong gieo tinh nhân tạo, tinh dịch sẽ được pha loãng, do đó lượng virus trong tinh dịch cũng giảm. Trong trường hợp này, nguy cơ lan truyền bệnh qua tinh dịch sẽ bị giảm.
  • Heo hồi phục sau khi mắc bệnh sẽ phát triển đáp ứng miển dịch, khả năng miển dịch này trong điều kiện bình thường sẽ bảo vệ heo khỏi việc tái nhiểm với cùng giống virus.
  • PRRS có khả năng thay đổi rất lớn (thông qua biến dị hay tái kết hợp), do đó giống virus mới có thể xuất hiện trong trại. Trong điều kiện này, miển dịch chéo giữa các giống virus không tồn tại và ổ dịch mới có thể xuất hiện tại các trại đã nhiểm bệnh trước đó.
  • Trước khi bắt đầu bất cứ chương trình kiểm soát PRRS nào đó, nhà thú y hoặc nhà chăn nuôi cần xác định rõ mục tiêu: hoặc Kiểm Soát Bệnh Lâm Sàng hay Loại Trừ Virus PRRS Ra Khỏi Đàn.

Kiểm soát bệnh lâm sàng trên đàn giống

Chìa khoá của việc kiểm soát bệnh lâm sàng trên đàn giống là quản lý toàn đàn nái hậu bị. Hậu bị là nguồn rất quan trọng để virus xâm nhập và lưu trú trong phạm vi trại. Có hai lý do:
1. Hậu bị mang trùng từ khi được nhập vào trại. Trong trường hợp này, hậu bị mang trùng sẽ là nguồn cung cấp liên tục cho trại virus đến từ bên ngoài. Đặc biệt rõ nếu như hậu bị nhập vào trại không qua khâu cách ly kiểm dịch mà được đưa trực tiếp vào đàn.
2. Hậu bị không mang trùng nhưng mẩn cảm được đưa vào trại nhiểm bệnh. Hậu bị này sẽ bị truyền nhiểm và mang bệnh trong quá trình gây giống, sinh đẻ và đóng góp phần vào sự trầm trọng của bệnh tại trại. Nhập heo hậu bị vào trại cần được kiểm tra trước khi chắc chắn không có virus lưu trú trong đàn.

Trong thực tế quản lý, nên có cơ sở vật chất để heo nái hậu bị có thể đến trại từ trước khi thật sự tham gia gây giống ít nhất 60 ngày. Tại những cơ sở này, trong vòng 10 – 15 ngày đầu heo hậu bị có thể thích nghi với tình trạng bệnh ở trại bằng cách tiếp xúc dần với heo nái loại thải, heo cai sữa, hay heo thịt; sau đó ở khoảng 30 ngày cuối cùng (của giai đoạn 60ngày) heo nái hậu bị (nếu có nhiểm virus) sẽ có cơ hội phục hồi trước khi tham gia gây giống và sinh sản. Chương trình này cho phép ổn định tình trạng bệnh lâm sàng của trại nái sinh sản. Điều quan trọng cần thực hiện là hậu bị hay nọc hay tinh dịch nhập vào trại cần phải xuất phát từ cùng nguồn.

Loại trừ virus PRRS từ trại heo nái

Tối quan trọng là phải có nguồn hậu bị thay thế âm tính với bệnh. Đồng thời phải chắc chắn không có virus lưu trú trong trại nái sinh sản. Để làm được điều này, một khoảng thời gian từ 5 đến 8 tháng không nhập heo hậu bị là cần thiết. Thời gian này giúp để heo nái và hậu bị cũ trong trại hồi phục từ việc nhiểm bệnh. Đến lúc này trại cần được kiểm tra để chắc chắn không còn dấu hiệu nào của virus. Tuy nhiên, không dễ để đánh giá tình trạng lưu trú của virus trong trại. Khả năng có thể là việc đưa vào trại heo “chỉ báo” (sentinel pig) – heo nọc âm tính với virus PRRS là heo “chỉ báo” lý tưởng vì khả năng tiếp xúc rộng rãi với đàn heo nái; hoặc trộn lẫn heo hậu bị muốn nhập vào trại với nái loại (năng suất kém) thải trong một khu trại cách ly. Đàn heo hậu bị cần được nhập sẽ được nhập chỉ khi không có dấu hiệu của virus trong đàn.

Một lời khuyên thực tiễn để giúp rút ngắn thời gian không nhập heo hậu bị thay thế và để giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho nhà sản xuất là việc gây giống đàn hậu bị tại cơ sở vật chất cách xa trại hiện hữu. Ngay trước khi sinh, nái mang thai được di chuyển vào trại sinh sản và đưa ngay vào chuồng sinh. Thực hành chương trình này sẽ tiết kiệm được ít nhất là 3,8 tháng ngưng nhập heo thay thế.

kiem-soat-benh-prrs-trong-trai-chan-nuoi-heo 2

Loại trừ virus PRRS ở giai đoạn cai sữa và thịt

Cách tốt nhất để loại trừ virus PRRS trong giai đoạn nuôi thịt là làm sạch đàn từng phần. Loại trừ đàn cai sữa là hữu hiệu nhưng chỉ có ý nghĩa khi việc lưu hành virus chỉ xuất hiện trong đàn cai sữa chứ không xuất hiện trong đàn nái. Làm sạch đàn từng phần không chỉ giúp kiểm soát PRRS mà còn kiểm soát các bệnh truyền nhiểm khác.

Thực hiện làm sạch đàn từng phần cũng là đồng thời tạo một “bong bóng” trong toàn hệ thống. “Bong bóng” đó có thể di chuyển trong trại theo suốt quá trình chăn nuôi từ heo cai sữa đến heo thịt từ đó giúp loại bỏ virus ra khỏi đàn.

Giá trị kinh tế của việc loại trừ virus PRRS

Loại trừ virus PRRS ra khỏi đàn không những tác động tích cực lên việc kiểm soát bệnh PRRS mà còn giảm thất thoát gián tiếp. Báo cáo từ những trại loại bỏ được PRRS cho thấy có sự cải thiện đáng kể trên sức khoẻ toàn diện của đàn heo. Tử số do tác động của nhiểm trừ thứ phát giảm rõ rệt đồng thời tỷ lệ chuyển đổi thức ăn ( FCR ) và tăng trọng hàng ngày được cải thiện.

Đối với trại chuyên canh heo giống, nhu cầu heo giống âm tính với PRRS là rất cao. Và nhu cầu này sẽ ngày càng tăng cao do hoạt động sản xuất chăn nuôi heo tăng nhanh chóng.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1