Khác với động vật dạ dày đơn như lợn, ngựa…, dạ dày bò có cấu tạo phức tạp bao gồm 4 túi : dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
Dạ cỏ to nhất, chiếm 2/3 dung tích của dạ dày, là túi đặc biệt nhất, tại đây hàng loạt phản ứng sinh hoá học được tiến hành liên tục để phân giải tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Từ thượng vị dạ dày có rãnh thực quản hình lòng máng chạy qua dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách. Dạ tổ ong là dạ tiếp theo dạ cỏ được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn, dạ tổ ong gồm nhiều ngăn nhỏ như tổ ong làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật lạ lại. Dạ lá sách gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế. Dạ múi khế có nhiều nếp gấp ở mặt trong để tăng thêm diện tích hấp thụ và có tuyến tiêu hoá như dạ dày đơn của lợn.
Hệ tiêu hóa loài nhai lại
1. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ
Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò bao gồm bacteria, protozoa và nấm. Số lượng bacteria 109- 1010 trong 1 rnl chất chứa, có trên 60 loài đã được xác định số lượng bacteria. Số lượng bacteria của từng loài phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần ăn của bò. Protozoa có số lượng ít hơn nhiều so với số lượng bacteria, chúng chỉ có 106 trong 1 ml chất chứa, nhưng vì có kích thước lớn hơn nên tổng sinh khối tương tự như bacteria. Nấm (Fungi) trong dạ cỏ bò mới chỉ được nghiên cứu trong vài chục năm gần đây, vị trí của chúng trong hệ sinh thái dạ cỏ cũng chưa có những khẳng định đầy đủ, có một số loài đã được xác định. Phần đóng góp của nấm trong tiêu hoá ở dạ cỏ chưa được xác định thật rõ rệt, nhưng ước tính có khoảng 10% tổng sinh khối của vi sinh vật được hình thành do hoạt động của nấm trong điều kiện khẩu phần có nhiều xơ.
Vai trò của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò rất quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn thô xơ để biến chúng thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu cho gia súc. Có thể nói nôm na công lao chế biến rơm, cỏ và các loài phụ phầm thành sữa, thịt ở bò chính là nhờ hệ vi sinh vật phong phú này.
2. Tiêu hoá thức ăn nhờ hệ vi sinh vật ở bò
Tiêu hoá chất xơ (xenluloz):
Xenluloz là màng khó tiêu hoá của tế bào thực vật, hàm lượng của nó khá lớn, chiếm đến 40-50% khối lượng của rơm, cỏ, phụ phẩm ăn vào. Trước hết, thảo trùng phá vỡ màng xenluloz để tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men, và giải phóng các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đường đạm trong rơm, cỏ, phụ phẩm để dễ dàng được tiêu hoá.
Thảo trùng cũng ăn một phần chất dinh dưỡng đã bị phá vỡ đó để cung cấp năng lượng từ xenluloz cho sự hoạt động của chúng. Chất xơ dưới tác dụng của vi khuẩn lên men rất mạnh, qua một số giai đoạn và cuối cùng tạo ra nhiều chất khí (CH4 C02 H20) và các axit béo bay hơi (axit acetic, axit propionic, axit butyric, axit valeric). Các sản phẩm này được hấp thụ vào máu qua thành dạ cỏ để tham gia vào quá trình trao đổi chất. Vi khuẩn còn làm lên men Hemixenluloza tạo thành pentoza và hetoza; lên men pectin tạo thành một số axit béo bay hơi khác.
Tiêu hoá tinh bột và chất đường:
Trong các phụ phầm như cám, tấm, vỏ dứa, ngọn mía, rỉ mật… đều có nhiều tinh bột và chất đường. Nó cung cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật hoạt động, do đó nó rất có tác dụng cho sự phát triến hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. Vi khuẩn và thảo trùng sẽ phân giải tinh bột thành polysacarit, glycozen và amilopectin. Những đa đường này sẽ được lên men, tạo thành axit béo bay hơi. Riêng sự lên men từ từ của amilopectin sẽ ngăn cản sự lên men quá mức khi trâu bò ăn nhiều cỏ tươi non, do đó tránh được hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
Những đường dễ tan như monosaccarit, disaccarit có trong rỉ mật, vỏ dứa chín… khi lên men cũng biến thành axit béo bay hơi và một lượng axitlactic. Nếu axitlactic quá nhiều sẽ gây trúng độc. Vì vậy nên cho ăn thức ăn có nhiều đường dễ tan một lượng vừa phải, và cho ăn từ từ tạo thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
Các axil béo bay hơi được hấp thụ hoàn toàn qua thành dạ cỏ vào máu, đến gan; một phần được giữ lại tại gan để được oxy hoá cung cấp năng lượng cho bò hoạt động; phần khác được chuyển đến mô bào, nhất là mô mỡ và mô tuyến sữa để góp phần tạo thành mỡ sữa và mỡ dự trữ lúc vỗ béo.
Cường độ hình thành axit béo bay hơi khá mạnh, mỗi ngày ở dạ cỏ bò có thể sản ra 4 lít axit béo bay hơi. Trong đó bao gồm axit axetic 62,5% – axit propionic 23% và axit butyric l4,5%. Sự tạo thành đường lactoza trong sữa có quan hệ với axit butyric. Axit propionic tham gia vào quá trình tạo ra đạm sữa. Khi bò sữa được ăn khẩu phần có cỏ khô nhiều thì tỷ lệ axit axetic cao và tỷ lệ mỡ sữa cũng cao. Trái lại nếu cho bò sữa ăn nhiều thức ăn tinh trong khẩu phần thì axit axetic giảm và tỷ lệ mỡ sữa thấp.
Thảo trùng (protozoa) cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amilaza trong cơ thể thảo trùng tiết ra. Mỗi ngày có khoảng 10% tổng số axit béo bay hơi trong dạ cỏ được hình thành nhờ tác dụng lên men của protozoa.
Tiêu hoá protein:
Các loại rơm, cỏ và phụ phẩm có hàm lượng protein rất thấp: giá trị dinh dưỡng cũng không cao vì chứa ít axit amin không thay thế. Nhưng nhờ vi sinh vật dạ cỏ tiêu thụ lượng protein thực vật ít ỏi này, biến nó thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể chúng. Hệ vi sinh vật này theo dịch thức ăn đi xuống dạ múi khế và ruột non, do môi trường không thích hợp nên chúng bị chết đi, trở thành nguồn prolein động vật cho trâu bò. Nhờ đó, phần lớn 60-80% (prolein thực vật trong rơm, cỏ, phụ phẩm được chuyển biến thành protein vi sinh vật. Phần protein thực vật không được vi sinh vật lên men và chuyển hoá sẽ được đưa xuống dạ múi khế và ruột non để tiêu hoá. (Như vậy, nguồn protein ở ruột non sẽ có hai loại: protein của vi sinh vật và protein “nguyên xi” trong thức ăn).
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng biến các chất chứa ni tơ không phải protein như urê, muối amon cabamit… thành protein động vật trong bản thân chúng. Do đó, người ta thường bổ sung urê vào khẩu phần cho trâu bò, hoặc xử lý rơm rạ, thân cây ngô sau thu hoạch với urê để tăng tỷ lệ đạm trong khẩu phần.
Vi sinh vật phân giải urê nhờ tác dụng của men ureaza, và thải ra NH3-C02. Lượng NH3 này được vi sinh vật sử dụng để biến thành protein. Nếu NH3 dư thừa sẽ được hấp thu vào máu đến gan. ở gan NH3 được tổng hợp thành urê, urê này một phần được bài tiết qua nước tiểu, một phần đi vào tuyến nước bọt và lại được nuốt xuống dạ cỏ, trờ thành nguồn cung cấp ni tơ cho vi sinh vật chuyển hoá thành protein.
Theo VCN.VN
video xem thêm hệ tiêu hóa loài nhai lại
Naipet.com