Đánh Giá Những Tính Trạng Ngoại Hình Bò

0

Những giống bò sữa chủ yếu và những tổ chức phối giống nhân tạo ngày nay dùng cách cho điểm ngoại hình đối với những tính trạng chuẩn.

Trước kia có 2 cách giám dịnh ngoại hình.
1. Mô tả những phần khác nhau của bò cái bằng những từ như tuyệt hảo, rất tốt, khá tốt,v.v…, hoặc dùng những từ khác để đánh giá những tính trạng đặc biệt mong muốn.
2. Dùng một số từ mô tả và những người phân loại (hoặc người đánh giá) cho điểm con bò cái bằng cách dùng những mã số phù hợp cho mỗi con bò cái.

danh-gia-nhung-tinh-trang-ngoai-hinh-boBảng cho điểm tính trạng trên bò

Cả 2 cách đều có những sai lầm nghiêm trọng mà những người thiết kế hệ thống cho điểm mới đang cố gắng tránh.
Mục đích và đặc điểm của hệ thống cho điểm ngoại hình là gì và tại sao hệ thống này cải tiến hơn những hệ thống cũ? Mục đích của việc cho điểm ngoại hình nhằm mô tả, càng chính xác càng tốt, những tính trạng ngoại hình chức năng quan trọng mà không làm tổn hại đến khả năng mong muốn của số điểm đã cho.

Đặc điểm của chương trình cho điểm ngoại hình là:

  • Nó đề cập đến những tính trạng đơn giản mà những tính trạng này có thể được cho điểm từ một mức độ sinh học này đến mức độ kia.
  • Nhờ sử dụng một thang điểm rộng nên tính trạng được mô tả càng chính xác hơn.
  • Khi tiến hành cho điểm, người cho điểm không điều chỉnh về tuổi tác, giai đoạn tiết sữa, hoặc những nhân tố khác có thể tác động đến điểm số. Những sự điều chỉnh ấy có thể được thực hiện chính xác hơn khi các số liệu được phân tích.

Hệ thống cho điểm ngoại hình có một số lợi ích do tính chính xác cao trong việc mô tả bò cái về những tính trạng đặc biệt, đơn giản. Do những tính trạng được mô tả chính xác hơn và do những điểm ấy được phân bố với một phạm vi rộng nên mức độ biến dị giữa các bò cái nhiều hơn và trong phần lớn trường hợp, hệ số biến dị cao được xem như là có tính di truyền. Điều này làm tăng cơ hội cải tiến thông qua phối giống. Thứ hai, vì các tính trạng được cho điểm theo ngoại hình nên những mối tương quan giữa các tính trạng được giải thích dễ dàng hơn và có khả năng có ích hơn. Ví dụ, nếu chiều sâu bầu vú tăng trong khi độ dốc mông cũng tăng, mối tương quan ấy xuất hiện và dễ dàng giải thích nếu dùng hệ thống cho điểm theo ngoại hình. Còn khi dùng những hệ thống trước kia, dựa trên cơ sở mã số mô tả sự mong muốn hoặc không phả cho điểm theo ngoại hình, một hệ số tương quan có thể được tính toán, nhưng có thể nó chẳng có ý nghĩa gì rõ ràng. Thứ ba, vì tính chính xác của nó cao, việc cho điểm theo ngoại hình có thể cải thiện việc đánh giá ngoại hình của bò cái và bò đực. Những đánh giá về ngoại hình đã được cải thiện và nó sẽ càng có ích hơn khi sử dụng những đánh giá này cho những giao phối trực tiếp nếu có mong muốn cải thiện tối đa ngoại hình.

Điều bất lợi chủ yếu của hệ thống cho điểm theo ngoại hình là một số tính trạng quan trọng có thể khó đơn giản hoá và mô tả trong dạng cho điểm theo ngoại hình. Những tính trạng ấy có thể bị hệ thống bỏ qua hoặc chỉ thực hiện được một phần với độ chính xác thấp khi chúng được cho điểm. Công việc nghiên cứu đang dược tiếp tục để xác định những tính trạng nào là quan trọng và làm thế nào để chúng được cho điểm một cách chính xác.

Những tính trạng được cho điểm và thang điểm

Khi dùng cách cho điểm theo ngoại hình, những tính trạng được cho điểm có biến động giữa những Hội giống và những tổ chức Thụ tinh nhân tạo.

Phần lớn các chương trình dùng thang điểm 50 điểm với điểm số được quy định từ 50 đến 99. Bảng 1 nêu những tính trạng được cho điểm trong phần lớn các chương trình cùng với một mô tả tóm tắt của hai mức độ ở hai cực. Mặc dù cho điểm theo ngoại hình không được dự tính mô tả khả năng mong muốn, điểm cực đại 99 được quy định tổng quát và được xem hoặc là đạt được mong muốn nhất, hoặc là kém mong muốn nhất (trong khi giá trị ở quãng giữa lại được xem là tốt). Tuy rằng việc phân tích các dữ liệu mới xác định được cái gì đáng và cái gì không đáng mong muốn, nhưng (điều này có lẽ đúng đắn) nó làm cho nhiều người nhớ được dễ dàng là tính trạng nào có được điểm cao và tính trạng nào bị điểm thấp.

Bảng 1- Những tính trạng được cho điểm trong nhiều chương trình cho điểm theo ngoại hình và mô tả các cực
Tính trạng Điểm ở cực (99 đến 50)
Độ chống đỡ của bầu vú Mạnh đến Kém
(Dây chằng treo bầu vú) Nổi rõ đến không rõ
Cao vú sau Cao đến thấp
Rộng vú sau Rộng đến hẹp
Sâu bầu vú Nông đến sâu
Mức độ gắn kết phía trước Khoẻ đến lỏng lẻo
Phân bố núm vú Hẹp đến rộng
Tư thế chân sau Vòng kiềng đến thế trụ
Góc bàn chân Dốc đến Thấp
Góc xương chậu Tù hoặc nhọn
Rộng mông Rộng đến hẹp
Hình dạng tam giác (đặc tính của bò sữa) Nhọn đến doãng rộng
Sâu ngực Sâu đến nông
Mức độ cường tráng Khoẻ đến mảnh khảnh
Tầm vóc Cao đến thấp

Phần lớn có thể đồng ý rằng việc cho điểm theo ngoại hình có thể làm cho nhận thấy được dễ dàng ngoại dạng của con bò cái về những tính trạng được cho điểm. Với phạm vi điểm từ 50 đến 99, thì điểm số 75 là trung bình giữa hai cực cho mọi tính trạng. Khi tiến hành cho điểm, phần lớn những người cho điểm, trước tiên, trong suy nghĩ định phân cho con bò đó điểm trên 90 (cực đại), trên 80 (giữa cực đại và trung bình), trên 70 (trung bình), trên 60 (giữa cực tiểu và trung bình), hoặc 50 (cực tiểu). Để tiến hành điều này, vấn đề còn lại chỉ là cân nhắc điểm số để cho trong phạm vi 10 điểm còn lại. Một người quen với việc cho điểm theo ngoại hình, sẽ có ý kiến đánh giá thành thạo về một con bò cái đã có được những điểm số đối với những tính trạng đã được cho điểm, dù cho người ấy không nhìn thấy con bò. Nhờ sử dụng những dữ liệu dựa trên những điểm ngoại hình, có thể chọn lọc con đực và quyết định cho phối giống chính xác hơn nhiều so với sử dụng những dữ liệu từ những hệ thống cho điểm khác.

Hệ số di truyền những tính trạng

Khả năng truyền đạt (PD cho con đực; Chỉ số bò cái, EATA, v.v…cho bò cái) đã được thu nhận khi sử dụng những điểm ngoại hình, hệ số di truyền và một số nhân tố khác. Vì hệ số di truyền là một chỉ tiêu quan trọng, những hệ số di truyền của các tính trạng ngoại hình của giống bò Holstein được nêu trong bảng 2.

Bảng 2. Hệ số di truyền của các tính trạng ngoại hình của giống bò Holstein
(Theo Thompson và cộng sự, Tạp chí Dairy Sci. 66:325)
Tính trạng Hệ số di truyền
Độ chống đỡ của bầu vú 0,12
Cao vú sau 0,22
Rộng vú sau 0,15
Sâu bầu vú 0,26
Mức độ gắn kết vú trước 0,15
Phân bố núm vú 0,23
Tư thế chân sau 0,15
Góc bàn chân 0,15
Góc mông 0,17
Rộng mông 0,26
Hình dạng tam giác (đặc tính của bò sữa) 0,16
Mức độ cường tráng
0,22
Tầm vóc
0,32

 

Hệ số di truyền là quan trọng vì đó là mức độ có thể nhận biết được do những sai khác về di truyền gây nên và những sai khác này có thể truyền đạt cho thế hệ sau. Một dự đoán rất khái quát về khả năng truyền đạt (TA) của bò cái có thể là:

TA của bò cái = 0,5 (Hệ số di truyền) (Số liệu ghi chép của bò cái – Bình quân của những con bò chị em)

Ví dụ: giả sử ta có một con bò cái với cao vú sau đạt 90 điểm và những bò chị em có bình quân cao vú sau được 80 điểm. Dự đoán đơn giản của chúng tôi về khả năng truyền đạt của con bò này cho đời sau về cao vú sau là:

TA của bò cái = 0,5 (0,22) (90 – 80) = 0,11 (10) = 1,1

Từ đây, mặc dù con bò cái này nhiều hơn những bò chị em 10 điểm về cao vú sau, nhưng dự tính của chúng tôi chỉ bằng 22% của 10 điểm ấy vì do di truyền của tính trạng có khả năng truyền đạt và cũng chỉ bằng một nửa tính trạng sẽ được truyền đạt (nó chỉ truyền đạt một nửa số gen của nó cho mỗi con con). Do đó bình quân đời con của nó mong đạt được quãng 1 điểm tốt hơn so với đời con của những bò chị em của nó về cao vú sau. Từ đó co thấy cần cho phối giống với những con bò đực nào có điểm tương đương về tính trạng đó.

Vì phần lớn các tính trạng không thể di truyền cao nên các con gái hiếm khi giống hệt mẹ chúng nó về những tính trạng cá biệt. Những con gái của một con bò cái tốt nhất hiếm khi tốt bằng mẹ chúng. Con bò đực là bố của con gái thường phải gánh chịu về nhược điểm này, trong khi những thiếu sót của con gái, thực tế chủ yếu lại do mẹ của nó mà mẹ của nó có khả năng di truyền kém thua biểu hiện ngoại hình.

Những năm gần đây, những thủ tục về dự đoán khả năng truyền đạt của bò cái đã được cải tiến nhiều. Tuy nhiên, mức độ chính xác của những dự đoán này vẫn còn chưa cao lắm đối với những hệ số di truyền thuộc về tính trạng ngoại hình. Để khắc phục một phần tình trạng này, phần lớn việc cải tiến những tính trạng ngoại hình cần được tiến hành thông qua việc chọn lọc con đực.

Sử dụng những tính trạng ngoại hình

Mặc dầu những hệ số di truyền của phần lớn những tính trạng ngoại hình là tương đối thấp, nhưng có thể cải thiện chúng thông qua chọn lọc con đực. Đó là vì việc đánh giá đực giống dựa trên cái gì mà con bố đã truyền đạt cho con gái hơn là dựa trên ngoại hình mà bản tân nó thể hiện (như trường hợp của con mẹ). Tuy các hệ số di truyền thấp, nhưng có những sai khác giữa các bò đực về các tính trạng này và những sai khác đó được phản ánh trong những bình quân của con gái bò đực. Những số bình quân này lại được sử dụng cùng với các hệ số di truyền và những nhân tố khác để dự đoán những khả năng truyền đạt (PD). PD cho những tính trạng ngoại hình có thể rất chính xác nếu bò đực có được nhiều con gái trong nhiều đàn. Như đã được thảo luận ở trên, trong phần thảo luận về những kiểm chứng bò đực, độ chính xác của PD được biểu thị bằng hệ số lặp lại hoặc bằng một khoảng cách tin cậy. Hiệp hội Holstein và một số đơn vị thụ tinh nhân tạo sử dụng những khoảng cách tin cậy và rất hữu ích.

Như chúng tôi đã thảo luận ở trên, mục đích ban đầu của việc kiểm chứng bò đực là xếp loại những bò đực. Vì đây là mục đích những Hiệp hội về giống và những đơn vị thụ tinh nhân tạo đã lựa chọn trong nhiều trường hợp để biểu thị PD cho các tính trạng ngoại hình trong những đơn vị độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn là một tham số dùng để đo độ lệch cũng như tham số bình quân dùng để đo điểm ở giữa hoặc trung điểm. Trong một số sách đăng ký bò đực sẽ sử dụng những danh từ khác, nhưng hầu như trong mọi trường hợp, những tính trạng ngoại hình sẽ được biểu thị bằng độ lệch chuẩn. Hiệp hội Holstein sử dụng khả năng truyền đạt đã chuẩn hoá (STA) cũng biểu thị độ lệch chuẩn. Các giá trị hầu như biến thiên từ -3 đến +3, bạn có thể khẳng định rằng chúng là PD được biểu thị bằng cách này.

Có thể hiểu tốt hơn giá trị của những PD đã được chuẩn hoá này nếu chúng ta xem bảng 3, trong đó sẽ tìm được phạm vi phân bố đối với con bò đực có PD đã được chuẩn hoá.

Bảng 3. Tỉ lệ % phân bố dùng cho bò đực với PD đã được chuẩn hoá

PD đã được chuẩn hoá (Độ lệch chuẩn)
Tỉ lệ % phân bố
2.35
99
1,65
95
1,30
90
0,85
80
0,50
60
0
50
-0,50
40
-0,85
20
-1,30
10

 

Việc bạn sử dụng các tính trạng ngoại hình như thế nào là tuỳ thuộc vào mục tiêu của bạn. Phần lớn những nhà nhân giống thuần sẽ chọn lọc thực tế theo loại hình và có thể tăng mạnh áp lực chọn lọc đối với một vài tính trạng ngoại hình nhất định. Những người chăn nuôi bò sữa lai có thể xây dựng những mục tiêu để cải thiện tính trạng bầu vú. Cả người nhân giống thuần lẫn người nhân giống lai sẽ vấp phải sai lầm nghiêm trọng khi cho phối hiệu chỉnh với một số bò cái. Ngược lại, điều này có thể tiến hành với hiệu quả cao hơn nhiều khi sử dụng những đánh giá ngoại hình.

Tóm lại, tôi muốn nhắc lại điều khuyến nghị đã nêu ở trên. Nói về mục đích của bạn, đừng tham vọng rằng mỗi một bò đực đều đạt mọi mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn có bò lai, bạn nên tìm cách cải tiến bầu vú. Như vậy việc chọn lọc con đực có thể liên quan đến việc sử dụng những bò đực có PD bình quân +0,25 (hoặc cao hơn) cho tất cả tính trạng bầu vú. Như thế thì tốt, nhưng không nên đòi hỏi mọi con bò đực đều phải đạt tiêu chuẩn ấy. Nói một cách đơn giản là có những con bò đực ạn chọn lọc đạt được bình quân tối thiểu +0,25 cho tất cả nững tính trạng bầu vú. Hãy xây dựng tiêu chuẩn theo nhóm những bò đực đạt tiêu chuẩn chứ không phải cho mỗi con bò đực đạt tiêu chuẩn. Nếu bạn làm theo cách khác, bạn sẽ tách rời khá xa so với sản xuất. Sản xuất và sử dụng những con đực thụ tinh nhân tạo có phạm vi cao đối với PD$ phải là ưu tiên số một của người nhân giống thuần và nhân giống lai đối với bò./.

Người dịch: Nguyễn Tấn Anh

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1