Chứng đẻ khó ở chó có nguy hiểm không ? những nguyên nhân và cách khắc phục bệnh này, nó có nguy hiểm đến tính mạng của chó mẹ và chó con hay không ? nó cần chúng ta những người chủ nhân của chúng nhìn một cách khả quan hơn về căn bệnh này nhằm hạn chế những điều xấu nhất có thể xảy ra với chú chó yêu quý của mình.
Chứng đẻ khó: Nguyên nhân: do hẹp khung xương chậu, thai quá lớn, thai chết, hướng và vị trí thai bất thường, rối loạn sản xuất và phân tiết hormon Relaxin, ít được vận động trong thời gian mang thai, thú già yếu.
- Các loài chó: ở những chó có kích cỡ nhỏ như chó chihuahua, các loài thuộc giống ” toydogs” …các giống chó này có cấu tạo xương hậu rất hẹp, nếu thai của chúng quá to sẽ dẫn đến tình trạng khó đẻ, thường chúng ta phải cho chúng sinh con bằng phương pháp mổ vì xương chậu của chúng hẹp nên thai không ra ngoài được.Với các giống kích cỡ to khác như bulldog cũng cần phải áp dụng phương pháp đẻ mỗ với tỉ lệ là 70% do cấu tạo hộp sọ của chúng quá to so với thân.
- Sinh sớm hoặc muộn : trung bình chó trên 4 tuổi mới đẻ lần đầu hoặc với các chú chó đã quá già sẽ dẫn đến tình trạng khung xương chậu không còn sụn dẫn đến sức đàn hồi kém cũng dẫn đến tình trạng khó đẻ ở chó.
- Do bệnh tật: khi mang thai thì bị ốm hoặc bị viêm tử cung khi được phối, hoặc lai trúng chó đồng huyết dẫn đến tình trạng biến dị của thai.
- Tâm lý của chó mẹ khi đẻ: chúng bị hoảng loạn gây xuất huyết ở đường sinh dục, vỡ ối hoặc thai chết không ra được sẽ gây ra tình trạng nghẽn các thai sau không ra được.
Triệu chứng mà chúng ta thường thấy ở chúng là tình trạng đã đến ngày sinh đẻ kèm theo những dấu hiệu là cào bới làm tổ, bồn chồn, bỏ ăn, ỉa đái nhiều nhưng chỉ ít nhỏ.Có dịch nước ối chảy ra từ cửa mình của chó mẹ.Có tình trạng sẽ ra cả bọc nước ối giống bong bóng nước.Với những triệu chứng sau khoảng 4h mà chúng không đẻ được ta có thể kết luận ngay là chúng bị khó đẻ.
1. Chẩn đoán
Kiểm tra thời gian mang thai, tiền sử đẻ khó.
Thú vỡ nước ối, đau đớn, rặn đẻ, liếm vùng âm hộ nhưng không ra con.
Dùng mỏ vịt để kiểm tra sự mở của khung xương chậu.
Dùng bao tay để kiểm tra sự hiện diện của bào thai ở vùng xương chậu.
2. Điều trị
- Dùng thuốc : dùng thuốc loại Oxytocin liều 2-5UI, tiêm ở bắp đùi của chó mẹ.Khi chó rặn đẻ chúng ta nên kiểm tra thử thai đã hiện ra ở khung xương chậu chưa.Nếu đã có mà chưa ra được thì chúng ta nên dùng tay kéo theo nhịp rặn của chó mẹ.Nếu sau khi đã tiêm thuốc nhưng vẫn đẻ được chúng ta cần gọi ngay gấp bác sĩ thú y để tránh việc đáng tiếc xảy ra với chó mẹ và con.
- Đẻ bằng phương pháp mổ: chúng ta cần quan sát tình trạng của chó mẹ khi mang thai cận ngày sinh từ đó nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y để dùng phương pháp đẻ mổ.
3. Điều trị mổ lấy thai
Đẻ khó cần được can thiệp sớm, kịp thời để có thể cứu cả mẹ và con, ưu tiên cứu mẹ. Can thiệp 4 trường hợp đẻ khó bằng cách mổ lấy thai và kết quả đều thành công 100%.
4. Phòng bệnh
Nên cho chó mẹ có một chế độ hoạt động và ăn uống phù hợp khi đang mang thai, hạn chế tối đa việc cho sinh nở đối với các chú chó có tiền sử khó đẻ, không bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thai quá to.Chọn giống chó để phối một cách hợp lý phối hợp lý…
Naipet.com