Hướng dẫn tiêm kháng sinh oxytetracyline trị bệnh sữa trên tôm hùm
Hình tôm hùm bị bệnh sữa.
CÁCH THAO TÁC TIÊM CHO TÔM
Khi kiểm tra tôm nuôi trong lồng nuôi thấy xuất hiện 1 – 2 con tôm hùm bị bệnh sữa thì phải tiến hành tiêm thuốc cho toàn bộ tôm nuôi trong lồng. Vì trong quá trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của nhóm nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh rằng, khi một con tôm trong lồng bị bệnh thì cả đàn tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh.
Cách tiêm cho tôm.
Chuẩn bị các dụng cụ: cân đồng hồ, bơm kim tiêm pha thuốc loại 5 ml hoặc 10 ml, bơm tiêm dùng để tiêm 1ml, găng tay trái, khăn bông, kéo, panh.
Tôm được bắt bằng vợt bắt tôm lên khỏi lồng, người thực hiện việc tiêm thuốc phải cầm gọn phần giáp đầu ngực và chân bò của tôm bằng tay trái có đeo găng, ép phần bụng của tôm vào vế đùi trái không cho tôm co đuôi về phía bụng, dùng bơm tiêm loại 1ml tiêm cho tôm. Vị trí tiêm ở mặt bụng tại đốt bụng thứ nhất hoặc đốt bụng thứ 2.
Trước khi tiêm cho tôm cần chuẩn bị ô lồng trống có lưới sạch để chuyển tôm được tiêm sang.
Mẫu máu soi tươi nhuộm Giemsa
Mẫu cắt mô gan tụy chụp bằng kính hiển vi điện tử
Mẫu cắt mô gan tụy nhuộm H&E
Xin lưu ý:
– Khi cho tôm ăn thuốc nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, cho ăn muộn hơn thường lệ từ 30 phút đến 60 phút.
– Nên cho cá mồi đã trộn thuốc vào túi kín rồi lặn xuống gần đáy và thả từ từ cho tôm ăn.
– Theo nghiên cứu của nhóm dịch tễ thì bệnh phát triển mạnh vào các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 6 – 8 trong năm, bà con nuôi tôm Hùm cần tăng sức đề kháng cho tôm nuôi và tạo môi trường tốt nhất cho vùng nuôi của mình.
Th.S Trần Thanh Thủy (Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa), Hội Nghề cá Khánh Hòa – 24/04/2008
Naipet.com