Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Và Mái

0

Thú nuôi chim cảnh sinh sản chưa bao  giờ phát triển mạnh như hiện nay đi bất cứ nơi đâu cũng thấy đặc biệt là chào mào bởi chúng dễ nuôi và cũng nhanh hót. Tuy nhiên một chú chim chào mào con làm sao phân biệt được chúng là chim trống hay chim mái cũng không phải điều dễ dàng.

cach-de-nhat-de-phan-biet-chim-chao-mao-trong-va-mai

Những người chơi chim cảnh Việt Nam đã tiết lộ các bí quyết sau:

Chim chào mào trống: Thường nhanh nhẹn,đầu to,tướng dài,mình to, tách má có nhiều lông trong trường hợp có con non chúng ta phân làm hai trường hợp nữa:

Trường hợp chim cùng tổ : Nếu bắt được nguyên tổ, thì tỉ lệ chọn được chào mào non trống là 95%. Chim chào mào thường đẻ 2 hoặc 3 trứng. Và trong đó luôn có con trống,con trống nở sớm hơn con cái. Nếu ổ 2 trứng thì trứng đầu tiên là con cái. Tổ chào mào 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc thứ 3 là chào mào trống. Nếu bắt được ổ mà không biết con nào nở trước thì anh em chọn chào mào trống bằng cách:

cach-de-nhat-de-phan-biet-chim-chao-mao-trong-va-mai1

  • Con nào người to,mình to,đầu to  và mắt méo hơn những con khác thì đó là chim trống.
  • Nhìn qua lông đuôi,chân : Bạn để ý lông đuôi ( lông bút ) chào mào lúc đã toe ra,đuôi con nào dài hơn con khác thì đó là chào mào trống, chào mào mái non thường nở sau. Chân chào mào trống non có màu xám hơn con mái.

Trường hợp chim khác tổ :

  • Chọn chú nào đầu to,mình to,mào có màu sẫm hơn,nhìn vào lông đuôi xem con nào dài hơn,lông đuôi,và cánh ôm gọn,mắt méo,ít vẫy cánh và đòi ăn thì anh em nên bắt.Tỉ lệ được chào mào trống sẽ.
  • Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit’ tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3-4 chấm ở cuối lưỡi là trống cao một người trong hội chim cảnh 3 miền cho biết thêm.

cach-de-nhat-de-phan-biet-chim-chao-mao-trong-va-mai2

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, tuy mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm. Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1