Cách Nuôi Chim Bạc Má

0

Chim bạc má là loại chim cảnh đẹp được nhiều người ưa chuộng, chim bạc má có cách nuôi không quá khó, chỉ cần người chơi chịu khó để ý, kiên trì một chút là được.

Chim bạc má nguyên thủy ở quần đảo Sumatra (Nam Dương), Malaisia và các nước thuộc Đông Dương . Sỡ dĩ gọi nó là Bạc Má vì ở loại chim Bạc Má Xám, hai bên má có vá trắng rất đẹp. Ở miên Bắc và miền Trung nước ta có loại chim Bạc Má rừng giống hệt như Bạc Má cảnh, của ngoại quốc, chỉ khác một điều là màu lông xám hơi sậm hơn.

A. Hình Dáng

Chim bạc má có thân hình lớn bằng con chim sẻ, mỏ to, ngắn và mạnh. Chim rất linh hoạt, thường nhảy nhót trong lồng. Thân chim dài khoảng 12cm.

B. Màu Sắc:

Chim bạc má có hai loại: Chim bạc má trắng và chim bạc má xám

  1. Chim bạc má trắng: toàn thân màu trắng tinh, không lẫn lộn một lông màu nào khác. Mỏ chim màu đỏ như ớt chín. Chim mái có thân hình nhỏ hơn chim trống, màu mỏ đỏ lợt hơn.
  2. Chim bạc má xám: Đầu và phần trên thân mình mang màu xám sẫm, hai bên má có 2 đốm trắng lớn, dưới bụng xám lợt.

Trong 2 loại này thì chim bạc má xám manh hơn, và nuôi con giỏi hơn. Tuy nhiên, giá cả thị trường, thì lúc nào giá chim bạc má trắng cũng cao hơn chim bạc má xám.

Cũng như chim manh manh, người ta phân biệt chim bạc má trống mái bằng cách nhìn vào màu mỏ của chúng. Chim bạc má trống lúc nào màu mỏ cũng đỏ choét, mỏ chim mái màu lợt hơn, gần như vàng phớt đỏ vậy.

C. Lồng Chim Và Ổ Đẻ:

cach-nuoi-chim-bac-ma2

Hình ảnh minh họa

Chim bạc má có thân hình lớn, nên ta phải nuôi chúng trông lồng lớn. Chúng ta có thể dùng kiểu lồng Yến hót cho chúng là hợp nhất .

Về ổ để thì trong thiên nhiên, chim bạc má tổ trong hốc cây, có cỏ rác lót cho êm trứng, cho ấm con. Nay nuôi đẻ trong lồng thì ta cũng tạo cho chúng một loai ổ đẻ kín đáo. Ổ đẻ của chim bạc má cần phải thiết kế như ổ chim Yến Phụng, nhưng chiều cao phải cao hơn vài cm. Bên trong ổ, phía Yến Phụng đẻ, ta đặt vào đó, một cái ổ như ổ Yến Hót, bên trong cũng để xơ dừa xé nhỏ, hay cỏ khô ép chặt xuống.

Loại chim này coi vậy mà rất mẫn cảm, do đó, ta không nên thăm ổ hoài, cứ để mặc nó trong thời gian, đẻ và ấp trứng. Có thực hiện đúng như vậy thì kết quả mới tốt đẹp được

D. Thức Ăn Cho Chim Bạc Má :

Chim bạc má thích ăn hột như hột kê, lúa. Có người cưng chim cho ăn gạo rang trộn trứng như nuôi chim họa mi. Co người lại tập chim bạc má ăn lúa mộng (ngâm lúa vài bữa cho nứt mộng).Có điều cần nhớ là cho ăn thức ăn gì cũng được, điều cần là ta nên tập cho chim ăn một thứ, đừng nay thứ này mai thứ khác bất lợi cho sự sinh trưởng của chim. Mỗi ngày nhớ cho ăn rau.

E. Sự Sinh Sản Của Chim Bạc Má :

cach-nuoi-chim-bac-maHình ảnh minh họa

Khoảng 6 tháng tuổi, chim bạc má mới đẻ lứa đầu. Mỗi lứa nó đẻ 3 đến 6 trứng, ấp 16 ngày thì nở. Chim tự ấp trứng và tự nuôi con, ta khỏi cần nuôi chim vú.

Chim con thường đến tháng thứ ba mới trổ lông màu (đối với chim manh manh xám), từ đó, ta mới phân biệt, được đâu là trống, đâu là mái.

So với, các giống chim bảy màu, và chim manh manh, thì chim bạc má, rất dể nuôi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho là giống này ấp và nuôi con dở.

Sự thực, cái nhược điểm đó không phải do, chim mà do ở mình, chim càng đẹp thì càng chăm lo, săn sóc hoài, càng để gần mình hoài, trong khi chim lại muốn thực sự yên tĩnh, muốn vắng bóng người, lui tới lâu chừng nào tốt chừng ấy.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1