Bài này sẽ mô tả một số ảnh hưởng của vấn đề trao đổi chất của bò sữa, nguyên nhân, cách quản lý và các phương pháp phòng chống.
- Các bệnh bò sữa có liên quan đến dinh dưỡng.
- Bệnh liên quan đến năng lương trao đổi.
- Bệnh liên quan đến tỷ lệ xơ thấp/Acidosis.
- Vấn đề về tỷ lệ canxi/photpho, bệnh trao đổi chất/ sự biến chứng.
- Các vấn đề rối loạn trao đổi chất liên quan đến nuôi dưỡng.
Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
trên bò sữa
Mất cân bằng và thiếu về dinh dưỡng hoặc quản lý không chặt chẽ về nuôi dưỡng có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, nhìn chung là các bệnh được phân loại về trao đổi chất.
Tổng hợp các vấn đề nhủ nhu cầu thức ăn trong chu kỳ sữa, nhu cầu khi cạn sữa, chất lượng thức ăn thay đổi và cách quản lý của từng người chăn nuôi cũng không bao giờ có thể làm thay đổi về yêu cầu dinh dưỡng của bò.
Về chăm sóc và quản lý về sức khỏe của đàn gia súc, các cuyên gia thú y đề cập thường phải nói đến các rối loạn về tiêu hóa và các biện pháp để phòng trừ các bội nhiễm khác. Thông thường là khi các bệnh về tiêu hóa nhiều thì vấn đề nhiễm các bệnh khác cũng kế phát và tăng theo.
Các ảnh hưởng do vấn đề trao đổi chất sẽ làm khả năng miễm dịch của bò bị giảm. Nếu như các ảnh hưởng về trao đổi chất này không ngăn chặn được thì hậu quả sẽ dẫn đến các rối loạn và hạn chế về sinh sản, ảnh hưởng đến sản lượng sữa của bò. Có những đàn còn bị ảnh hưởng đén tỷ lệ chết và thất thoát lên đến 20-25% /năm, thêm vào đó là cái giá phải trả vì sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm gây ra.
Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng của bò sữa
I. Các bệnh liên quan đến trao đổi chất
1, Hội chứng béo phì
Quá thừa thãi về năng lượng trong thời gian cạn sữa có thể gây nên hội chứng này cho bò vào giai đoạn sắp đẻ. Những bò quá béo này dễ dàng mắc phải các chứng về trao đổi chất như: sốt sữa, thể keton huyết, nghẽn tắc dạ lá sách, sót nhau, viêm tử cung và rất dễ dẫn đến các trường hợp bị tử vong…
Cũng không thiếu gì các trường hợp bò Holstein quá béo với trọng lượng từ 800 kg đến 1000 kg và chúng thường xuyên bị các tai họa do béo phì gây nên. Chiến lược chăn nuôi phải ngăn được sự tăng trọng quá cao trong giai đoạn cuối của chu kỳ sữa. Không phải chỉ để tránh tăng trọng của bò đơn thuần mà người chăn nuôi phải nhận thức được rằng khả năng chuyển hóa thức ăn của bò trong giai đoạn này có hiệu quả rất cao so với thời kỳ cạn sữa.
Chúng ta phải có chế độ quản lý đàn tốt, nuôi dưỡng với khẩu phần cân đối để bò có thể trạng đẹp với điểm số khoảng 3,5/5 trước khi cạn sữa và duy trì được thể trạng này trong suốt thời gian cạn sữa để tránh bò quá béo. Hội chứng béo phì có liên quan đến nhiều vấn đề tiêu hóa sẽ thảo luận trong bài này.
2, Ketosis
Bệnh trao đổi chất này sảy ra hầu hết vào giai đoạn sau khi đẻ và mới cho sữa và có thể liên quan đến các vấn đề khác như: hội chứng béo phì, sót nhau, viêm tử cung và nghẽn lá sách. Bò mắc phải bệnh này cũng phải kiểm tra các yếu tố biến chứng khác.
Phòng bệnh ketosis tốt nhất là khống chế bò có thể trạng tốt nhưng không béo quá trong thời gian cạn sữa. Trước khi bò? đẻ nên tăng khẩu phần một cách từ từ và sau khi đẻ trong vòng 6 tuần tăng khẩu phần cũng như vậy. Trong thời gian vắt sữa nên cho bò ăn với khẩu phần tốt, cao năng lượng và có tính ngon miệng cao.
Biểu hiện và triệu chứng của bệnh ketosis: Bò bỏ ăn, giảm cân, giảm sữa và có ác dấu hiệu không bình thường khác.
3, Sót nhau
Sót nhau sau khi đẻ là tương đối phổ biến đối với bò sữa, nhưng nếu quản lý tốt thì tỷ lệ này chỉ khoảng 10% trở xuống.
Sót nhau có ảnh hưởng đối với quá trình thụ tinh sau này của bò sữa là do quá trình phục hồi tử cung bị chậm và viêm tử cung là một trong những nguyên nhân chính gây nên vô sinh. Đối với hầu hết các bò sữa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiệt hại về kinh tế là do chậm có chửa, điều này dẫn đến hậu quả là làm giảm sản lượng sữa.
Phòng bệnh sót nhau là chính. Về vấn đề này rất khó đưa ra đâu là nguyên nhân chính bởi vì có nhiều yếu tố gián tiếp và trực tiếp có thể kết hợp. Tốt nhất là duy trì được thể trạng tốt cho bò trước khi đẻ và sau khi đẻ. Sử dụng khẩu phần cân đối chất dinh dưỡng trong thời gian 45-60 ngày cạn sữa, luyện tập và vận động hàng ngày, nơi chờ đẻ phải sạch, khô ráo và thoải mái, trước khi đẻ phải được chuẩn bị chu đáo và an toàn khi đẻ để giảm tỷ lệ sót nhau.
Nếu thiếu các loại vitamin A, D và Selenium thì bò sữa sẽ có tỷ lệ sót nhau cao. Trước khi đẻ 8 tuần có thể tiêm các loại vitamin trên cho bò nếu được thú y xác nhận là thiếu chúng.
4, Vô sinh
Vô sinh thường là do vấn đề dinh dưỡng kể cả khi bò quá gầy hoặc là quá béo. Các nguyên nhân khác ngoài dinh dưỡng cũng phải tính toán đến nếu khi các vấn đề dinh dưỡng đã được giải quyết thỏa đáng.
Đánh giá thể trạng bò theo chỉ số là việc cần thiết vì quá béo hoặc quá gầy thì hiệu quả về sinh sản cũng đều bị giảm sút. Trường hợp béo quá sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh như sót nhau, viêm tử cung, unang buồng trứng trong khi quá gầy lại gây nhiều khó khăn trong phối giống như chậm động dục lai sau đẻ và tỷ lệ thụ thai thấp.
Duy trì tốt việc theo dỡi về chỉ số thể trạng bò: chỉ số là 1 thì bò quá gầy và chỉ số 5 thì bò quá béo. Bò vát sữa vào lúc có sản lượng sữa cao nhất thì về thể trạng cũng không nên giảm xuống dưới 2,5 điểm, nên cạn sữa với 3,5 điểm và duy trì chỉ số thể trạng cơ thể ở mức độ này. Ngoại cấp về thể trạng cơ thể sẽ liên quan đến trạng thái đầu tiên của bò: khả năng lợi dụng thức ăn, năng lượng trong thức ăn, thời gian sử dụng thức ăn giầu năng lượng, trạng thái sinh sản và sản lượng sữa.
II. Các bệnh liên quan đến khẩu phần có tỷ lệ xơ thấp/Acidosis
1, Bệnh đầy hơi
Đầy hơi là bệnh phổ biến khi tỷ lệ vật chất khô của thức ăn thô so với thức ăn tinh là quá thấp. Nói chung khi cho bò ăn chủ yếu là ngô ủ chua với trên 55% vật chất khô của khẩu phần thì dễ bị chướng bụng đầy hơi. Khi cho gia súc ăn loại thức ăn làm cho pH giảm quá thấp (axít) và các loại thức ăn thông thường khác lại không cân đối sẽ dẫn đến đầy hơi.
Đầy hơi cũng sảy ra khi gia súc được ăn khẩu phần có hàm hượng cỏ họ đậu cao lại non và xanh như cỏ alfalfa và cỏ clover. Chăn thả trên những đồng cỏ có nhiều các? loại? cỏ này thì cần phải chú ý để tránh gia súc bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn.
2, Nghẽn lá sách
Đây cũng là hậu quả của bệnh chướng bụng đầy hơi và khó tiêu, bỏ ăn khi khẩu phần có tỷ lệ thô xanh/tinh quá thấp. Nghẽn lá sách thức ăn tạo thành các tấm, gây khó chịu khi gia súc đứng và làm giảm khả năng sản xuất.
3, Bệnh không tiêu/bỏ ăn
Bệnh sảy ra khi cho ăn nhiều thức ăn tinh bột lâu ngày tạo nên môi trường dạ cỏ bị axít. Ăn uống thất thường là biểu hiện của khẩu phần cho ăn thiếu xơ. Bò không thể có năng xuất sữa cao khi tiếp tục nuôi và cho ăn khẩu phần như vậy.
4, Áp xe gan hay Suy gan
Nhìn chung là do ăn thiếu thô nhiều tinh lâu ngày, axít cao trong dạ cỏ làm dạ cỏ bị bào mòn do vậy một số bacteria có thể đi vào các mạch máu và vào hệ tuần hoàn. Các vi sinh vật này bị giữ lại tại gan làm gan bị nhiễm khuẩn, gây áp xe gan và làm rối loạn chức năng gan.
5, Rối loạn chức năng dạ múi khế (DA)
Trong trường hợp này dạ múi khế bị khí hoặc dịch chứa đầy, đôi khi cả hai loại này làm thay đổi thể tích, vị trí và làm rối loạn chức năng bình thường của nó. Bình thường thì dạ múi khế hoạt động phía trái xoang bụng, vận động lên xuống và nằm giữa vị trí của dạ cỏ và phía trái thành bụng.
Hầu hết các rối loạn này thường sảy ra sau khi đẻ 2 tuần, do vậy thể trạng cơ thể của bò với tình trạng sinh đẻ là một trong những chỉ số để biết và phòng bệnh này. Khẩu phần thức ăn tinh cao trong thời gian cạn sữa, cuối gia đoạn có chửa và sau khi đẻ là những nguyên nhân dẫn đén rối loạn chức năng dạ múi khế.
Triệu chúng của bệnh này tương tự như bệnh ketosis: bỏ ăn, đi lại không yên, thân nhiệt bình thường, giảm sữa, băn khoăn khó chịu. Đôi khi vị trí của dạ múi khế không bình thường là ở phía trái mà lại chuyển sang bên phải.
Để điều trị bệnh này phải giải phẫu bụng: sửa lại vi trí đúng. Cho ăn khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng và nuôi dưỡng hợp lý.
6, Tỷ lệ mỡ sữa thấp.
Do cho ăn khẩu phần thấp xơ và cao tinh, hoặc khẩu phần mà chất xơ bị nghiền quá nhỏ. Tỷ lệ mỡ sữa giảm thường liên quan đến các trường hợp acidosis, bỏ ăn và đau chân. Cho bò ăn khẩu phần có đủ lượng xơ cần thiết và kích thước hợp lý và thường xuyên loại bỏ các nguyên nhân trên.
Một số các dung dịch đệm được sử dụng duy trì tỷ lệ mỡ sữa khi bò ăn khẩu phần tinh cao là dung dịch muối bicacbonate. Dung dịch đệm này có tác dụng làm tăng lượng thức ăn vào và có tác dụng lớn trong thời kỳ đầu của chu kỳ sữa. Nên cho ăn với tỷ lệ 0,5 đến 0,75% VCK của khẩu phần ăn hàng ngày cho mỗi bò.?
III. Vấn đề về tỷ lệ canxi/photpho bệnh trao đổi chất/ sự biến chứng
1, Sốt sữa (Hypocalcemia):
Nhìn chung thường xảy ra vào lúc sắp đẻ hay sau khi đẻ. Do nhu cầu về canxi tăng khi bắt đầu sản xuất sữa. Bò không thể dáp ứng được lượng canxi cần thiết do khẩu phần ăn không cân đối, Vitamin D chịu ảnh hưởng của hoạt tính parathyroid hocmon, tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng đến trao đổi chất trong thời kỳ cạn sữa.
Triệu chứng của sốt sữa: không đứng được, cơ yếu, nằm bệt sàn, nhiệt độ không bình thường. Sau đây là những vấn đề sảy ra khi bị sốt sữa:
- Khó đẻ do trương lực cơ quá yếu làm cản trở sinh đẻ bình thường.
- Tỷ lệ lộn tử cung cao.
- Có khuynh hướng sót nhau
- Tăng tỷ lệ viêm tử cung.
- Giảm khả năng sinh sản
- Dễ bị chướng bụng đầy hơi do nhu động của dạ cỏ yếu.
- Dễ bị rối loạn chức năng dạ múi khế
- Tỷ lệ bị ketosis cao
- Dễ bị viêm vú.
- Dễ bị nhiễm và lây lan các bệnh khác.
- Giảm sản lượng sữa.
- Giảm khả năng sản xuất sinh sản toàn đời trong đàn.
Sốt sữa làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vì vậy phòng bệnh sốt sữa là vấn đề rất quan trọng.
Phòng bệnh thiếu can xi photpho
Thời gian rất quan trọng để điều chỉnh sự mất can bằng về can xi photpho ảnh hưởng đến trao đổi chất là vào thời gian trước khi đẻ 1 tháng.
Các yêu cầu:
Hạn chế lượng can xi ăn vào trước khi đẻ. Cho ăn thừa can xi thì sẽ để hạn chế việc huy động can xi bình thường từ xương.
Tổng số can xi yêu cầu cho 1 bò cạn sữa nặng 600kg khoảng 40 gram/ngày. Nhìn chung, cố gắng không cho ăn quá 0,40 % can xi (tỷ lệ VCK /khẩu phần) cho bò cạn sữa.
Thức ăn cho bò nhìn chung nên hạn chế can xi. Ví dụ cỏ alfalfa có khoảng 6 gm can xi trên pound. Lượng can xi ăn vào sẽ cao nếu như khẩu phần thô xanh của bò lại chủ yếu là cỏ alfalfa.Nếu bệnh sốt sữa sảy ra, hạn chế số lượng can xi dưới 60 gmr / dàn /ngày. Nếu đàn có nhiều bò sốt sữa thì giảm khẩu phần trước xuống 20-25 gr/ngày .
Tránh cho ăn có hàm lượng phốt pho cao.Yêu cầu phốt pho 28-30gm/ngày. Tính toán để cho ăn khoảng 20-25% phốt pho so với vật chất khô của khẩu phần.
Sử dụng tiêm liều cao Vitamin D vào thời điểm 7 ngày trước khi đẻ để phòng bệnh sốt sữa. Các vấn đề sảy ra có liên quan đến quản lý nuôi dưỡng.
2, Ăn phải các ngoại vật cứng
Đó là do ăn phải các mảnh kim loại, dây điện, đinh sắt lẫn trong thức ăn làm tổn thương đến dường tiêu hóa và các nội tạng, làm giảm năng xuất và nhiều khi dẫn đến các trường hợp tử vong.
Rối loạn chức năng dạ múi khế do thức ăn được thái quá nhỏ hoặc khẩu phần thức ăn không cân bằng thô /tinh.
Thức ăn không tiêu và năng xuất giảm do thức ăn kém chất lượng, máng ăn máng uống thiếu vệ sinh, chuồng trại chật hẹp dơ bẩn không thoáng mát và khó chịu.
Acidosis? do không thích ứng với thức ăn, cho ăn nhiều thức ăn tinh nhưng thiếu thức ăn thô xanh, quá đông đúc và chật chội nơi máng ăn và thiếu kinh nghiệm quản lý và nuôi dưỡng.
3, Phù bầu vú do khẩu phần mất cân đối:
Thức ăn quá giầu năng lương, protein, muối và thiếu magnesium là nguyên nhân gây nên phù bầu vú.? Qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Đại học Tennessee đã chỉ ra rằng bổ xung 18 gm magnesium/ngày/ bò trước khi đẻ có hiệu quả rất tốt đến ngăn ngừa việc phù bầu vú.
Tổng kết
Một số hướng dẫn về quản lý tốt về dinh dưỡng để giảm thiểu các chứng bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như sau:
- Phải cho bò ăn với khẩu phần cân đối về protein, năng lượng, xơ, vitamin và khoáng.
- Nhóm các bò có cùng năng xuất và khống chế thể trạng phù hợp trong thời kỳ cho sữa.
- Khi bò cạn sữa phải có thể trạng 3,5 điểm, giữ thể trạng này suốt thời kỳ cạn sữa cho đến khi đẻ, tránh hội chứng béo phì và các vấn đề liên quan đến trao đổi chất.
- Thường xuyên cho bò cạn sữa vận động.
- Hạn chế thức ăn tinh cho bò trước khi đẻ, cho bò ăn khoảng 0,5 kg/ngày và bắt đầu 15 ngày trước khi đẻ. Vì thế đến khi đẻ bò sẽ được ăn 7,5 kg thức ăn tinh.
- Duy trì khẩu phần cân đối tinh thô sau khi đẻ để tăng lượng thức ăn nhưng ngăn được các chứng ketosis, acidosis và rối loạn chức năng dạ múi khế trong quá trình thích nghi với sản lượng sữa khi ở đỉnh cao nhất của chu kỳ.
- Đối với bò cạn sữa cho ăn cỏ khô, chăn trên bãi chăn để giảm lượng canxi ăn vào để phòng tránh hiện tượng sốt sữa.
- Hạn chế ăn ngô ủ chua 15-25kg/ngày, 5kg cỏ khô hoặc thức ăn thô tương đương.
- Hạn chế thức ăn tinh sau khi có chửa và sữa bắt đầu giảm.
- Duy trì khoảng cách lứa đẻ trong khoảng 12-13 tháng để hạn chế thời gian cạn sữa quá dài bằng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và quản lý chặt chẽ về sinh sản và phối giống tốt.
Mục tiêu cho sản xuất tốt là phòng trừ các bệnh do nuôi dưỡng, chăn nuôi trong môi trường sạch sẽ, khô, thoáng mát, đầy đủ nước uống, tăng tính ngon miệng, cho ăn khẩu phần cân đối dinh dưỡng và đáp ứng các nhu cầu sản xuất của bò sữa.
Duane N. Rice (chuyên gia thú y – Rick Grant, chuyên gia về bò sữa)
Viện Chăn Nuôi – 5/1/2001
Ts. Đỗ Kim Tuyên, dịch
Nguồn: Viện Chăn nuôi – VN
Naipet.com