Các Bệnh Truyền Nhiễm Đường Hô Hấp Trên Chó

0

(Canine Infectious Respiratory Disease)
Do hai loại virus gây bệnh trên đường hô chính ở chó là Canineparainfluenza virus (PCIV) và Canine herpesvirus type 1 (CHV-1). Có thể lây nhiễm riêng biệt hay kết hợp đồng thời cả hai vi rút gây bệnh.
I. Canine parainfluenzavirus (CPIV)

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho-1

1.1. Căn bệnh học
CPIV là một virus RNA sợi đơn thuộc họ Paramyxoviridae, nhóm A H3N8 , được biến đổi gen từ virus Cúm trên Ngựa. Parainfluenza virus có khả năng biến chủng cao cả về mặt di truyền lẫn kháng nguyên theo thời gian, nếu biến chủng có thể lây sang người.

Biểu hiện bệnh rất khác nhau tùy thuộc vào chủng gây nhiễm, chó có thể tự phục hồi. Những chủng độc lực cao gây viêm hô hấp nặng kết hợp nhiễm trùng thứ phát gây ra viêm phổi, dịch màu xanh ở mũi, tiêu chảy.. và chó có thể chết.

1.2. Dịch tể học
Xảy ra khắp nơi trên thế giới, hầu hết trên tất cả các loài chó với nhiều chủng độc lực khác nhau. Các chủng liên quan tới CPIV thường phân lập được ở Mỹ. Tỉ lệ tử vong từ 1-5%, tỉ lệ nhiễm cao ở chó < 6 tháng tuổi.

1.3. Cơ chế sinh bệnh
Virus nhân rộng và phát tán trong 4 ngày sau nhiễm trùng và thường không kéo dài quá 10 ngày.
Ban đầu: sốt nhẹ, ho khạc kéo dài, dịch tiết mắt mũi lúc đầu chảy mũi nước sau đó chảy mũi xanh.Hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra…bệnh kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma , Parvovirus , Carre… gây tiêu chảy, phân nát có nhày máu… Bệnh kéo dài khoảng 2 – 3 tuần, hoặc có thể đến 2 tháng, có thể tự phục hồi, chết do nhiễm trùng nặng (80% ở thể nhẹ, 20% ở thể nặng).
Giai đoạn cuối: của bệnh khi sức đề kháng giảm sút, chó chuyển sang: tiêu chảy có máu, loạng choạng, run rẩy, xuất hiện từng cơn co giật động kinh.

1.4. Triệu chứng lâm sàng

  • Sốt cao ( 40-41 độ C), hôn mê
  • Chảy dịch mũi màu xanh
  • Ho khan, khò khè
  • Mắt không trong sáng, ứ ghèn.
  • Bỏ ăn
  • Viêm phổi
  • Tiêu chảy có máu

 

 

cho-bi-chay-nuoc-mui-cach-dieu-tri-hieu-qua-400x267

Mũi chảy dịch xanh (Triệu chứng lâm sàng do PCIV)

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho

Tiêu chảy phân xanh (Triệu chứng lâm sàng do PCIV)

cac-benh-ve-mat-o-cho10

Viêm kết mạc mắt (Triệu chứng lâm sàng do PCIV)

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho-2

Co giật rồi chết (Triệu chứng lâm sàng do PCIV)

1.5 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng:
Dựa vào triệu chứng và phân biệt với các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp phổ biến trên chó.

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho-3

So sánh các triệu chứng do PCIV và các bệnh khác

Chẩn đoán cận lâm sàng:
Phương pháp ARN sao mã ngược (ít tốn kém)
Phương pháp hóa mô miễn dịch huỳnh quang
X-quang
Kiểm tra huyết thanh để xác định mức độ kháng thể

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho-4

Hóa mô miễn dịch huỳnh quang mô phổi

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho-5

1.6. Phòng bệnh
Tiêm phòng chó ở 8 tuần và 12 tuần, lập lại hàng năm.
Tránh để chó tiếp xúc với chó bệnh và chó chưa rõ lịch sử bệnh.
Chó mang về phải rõ lịch sử, cách ly theo dõi 30 ngày + test thử.
1.7. Điều trị
Không có thuốc đặc trị, dùng thuốc giảm triệu chứng: giảm đau, hạ sốt,…
Chăm sóc điều dưỡng tốt
Dùng kháng sinh ngừa nhiễm trùng thứ phát
Liệu pháp hỗ trợ: vệ sinh mắt mũi, truyền dịch, ống thông thực quản, trợ hô hấp,…
Cách ly chó bệnh, vệ sinh khu vực nuôi
Phần lớn chó trưởng thành với vi rút độc lực thấp thì nhanh phục hồi, chó con và chó già có thể bệnh trầm trọng và chết.

II. Canis herpesvirus ( CHV )

cac-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-tren-cho-6

Cấu trúc của Herpesvirus

 

2.1. Căn bệnh học
Canine Herpesvirus 1 (CHV -1) là một alphaherpes virus thuộc họ Herpesviridae. Cấu trúc là ADN sợi đôi, chỉ có một kiểu huyết thanh và tương đối đồng nhất về mặt di truyền. Vi rút nhân lên trong tế bào biểu mô giác mạc, đường hô hấp và có thể tiềm ẩn tồn tại trong tế bào thần kinh.

2.2. Dịch tể học
Mọi lứa tuổi và giống chó, chó đang cho con bú bị nhiễm CHV thường giảm lượng sữa, chó con sinh ra yếu, viêm phổi nặng. Chó con chết nhanh sau 1-2 ngày phát bệnh. Tỷ lệ tử vong cao tới 80% ở chó dưới 1 tuần tuổi, từ 3-5 tuần tuổi sức kháng bệnh cao hơn do khả năng tự điều hòa thân nhiệt nhưng vẫn có thể chết do các triệu chứng thần kinh, liệt vận động hoặc mù mắt.

2.3. Cơ chế sinh bệnh
Khởi đầu bệnh có biểu hiện sốt khoảng 39 độ C và giảm xuống dao động khoảng (38 – 38,5 độ C)
Hắt hơi thường xuyên
Đỏ bên trong và xung quanh vùng mắt, bắt đầu từ viêm kết mạc mắt, dần dần viêm và lở loét mống mắt, có thể dẫn đến mù.
Viêm mũi gây khó thở và chảy dịch mũi ngày càng nhiều và có mủ đục.
Thời kỳ ủ bệnh khoảng 2 – 6 ngày, trường hợp nặng có thể bị loét ở mắt, nhẹ kéo dài từ 5 – 10 ngày bệnh tự phục hồi.
Vi rút được bài xuất qua các dịch tiết mắt, mũi, miệng của chó bệnh cho đến khi không còn biểu hiện triệu chứng.
Cũng có thể kéo dài thời gian trong nhiều tháng hay vô thời hạn.
Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn bài thải vi rút ra ngoài môi trường.
Chó đang mang thai có thể gây sảy thai, chó con sinh ra yếu và viêm phổi nặng.

benh-do-herpesvirus-o-cho2

Dương vật nhiễm CHV gây ra

benh-do-herpesvirus-o-cho1

CHV gây đột tử chó sơ sinh

benh-do-herpesvirus-o-cho

CHV gây xuất huyết các mao mạch, phủ tạng

benh-do-herpesvirus-o-cho3

CHV gây mù mắt

2.4. Triệu chứng
Hắt hơi
Chảy nước mũi
Viêm kết mạc
Viêm loét xảy ra ở miệng, mặt, mũi
Ho
Sốt
Loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa
Mạch máu tăng sinh trong các cơ quan
Biếng ăn
Lừ đừ
Chảy nước dãi
Sảy thai (chó đang mang thai), chó con sinh ra thường viêm phổi nặng
Gây chết ở mèo con và những mèo có hệ thống miễn dịch yếu

2.5. Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt
Canine herpesvirus (CHV): rất dễ lây cho chó ở tất cả các lứa tuổi và các giống chó.
Triệu chứng: hắt hơi, bỏ ăn, chảy nước mắt nước mũi, viêm loét mắt, sốt cao, sảy thai.
Canine distempervirus (CDV): Viêm kết mạc mắt, chảy nhiều ghèn, viêm xoang chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đặc dần rồi có mủ, sốt cao, ho, viêm phổi, mụn mũ vùng da bụng.
Canine parainfluenzavirus (CPIV): bệnh này tấn công vào phổi và đường hô hấp dưới. Nó rất dễ lây và lây lan qua hắt hơi, thường đi kèm với các nhiễm trùng khác.
Triệu chứng: hắt hơi, bỏ ăn, chảy nước mũi, màu xanh, mắt mờ, viêm phổi, sốt nhẹ, ho khò khè.
Viêm phổi do Mycoplasma: một nhiễm trùng do vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên, bệnh kéo dài 3-4 tuần, ho nhẹ sốt, thú dần dần hồi phục. Bệnh không triệu chứng sẽ thành con mang trùng, dễ truyển lây và lây nhiễm cho con người.
Viêm phổi do B. bronchiseptica: do một coccobacillus, lây lan trực tiếp từ chó bệnh, hay do tiếp xúc với các bề mặt có sự hiện diện của vi khuẩn. Triệu chứng: sốt, ho, chảy nước mắt, nước mũi, viêm phổi, nặng có thể tử vong.
Chẩn đoán phi lâm sàng

Phân lập vi rút qua mẫu bệnh phẩm là phương pháp đáng tin cậy.
Phương pháp PCR là phương pháp chắc chắn xác định sự hiện diện của ADN Hespervirus qua mẫu bệnh phẩm lấy từ kết mạc.
Phương pháp thử nghiệm kháng huyết thanh để xác định mức độ kháng thể.
Hóa mô miễn dịch huỳnh quang: phát hiện các hạt vi rút trong nhân tế bào nhiễm bệnh

2.6. Phòng bệnh
Ở Châu Âu, từ năm 2003 đã dùng vaccine Eurican Herpes 205 tiêm 2 lần cho chó mẹ : Mũi 1 khi đang hành kinh hoặc mới mang thai, Mũi 2: 1 hoặc 2 tuần trước khi sinh. Tác dụng phòng bệnh có khả quan.
Tránh tiếp xúc với chó bệnh và chó chưa rõ lịch sử.
Đặc biệt chống stress cho chó.

2.7. Điều trị
Dùng kháng sinh phổ rộng như doxycyline, glucorticoid , ngăn chặn các vi khuẩn nhiễm trùng thứ cấp. Tuy nhiên trong thực tế kháng sinh theo kinh nghiệm điều trị là thích hợp nhất.
Lysine là một acid amin đối kháng arginine (axit amin thiết yếu cho quá trình tổng hợp protein của vi rút)
Thuốc làm giảm triệu chứng, giãn phế quản, vệ sinh vùng viêm… Thiết bị hỗ trợ: thở oxy,…
Truyền dịch, chăm sóc điều dưỡng tốt, giữ chó ở nơi ấm áp sạch sẽ, cho ăn thức ăn dinh dưỡng,…thể nhẹ sẽ nhanh chóng phục hồi.
Cần tránh stress cho chó là điều kiện cần thiết để hạn chế mức thấp nhất khả năng tái nhiễm lại bệnh

Kiến nghị
Nghiên cứu sản xuất ra những loại vaccine có khả năng chống lại chủng độc lực cao của vi rút CPIV để kịp thời đáp ứng với sự biến chủng phức tạp của vi rút. Vaccine tiêm phòng chó phải an toàn và hiệu quả chống lại mầm bệnh cao.
Một số thực phẩm dinh dưỡng cao dễ hấp thấp thu hỗ trợ trong những trường hợp bệnh chó không ăn uống được và đặc biệt giá thành sản phẩm thấp mới có thể thu hút sự quan tâm của người chủ nuôi trong điều kiện của Việt Nam.
Đưa ra những biện pháp hữu hiệu cụ thể để quản lý đàn chó nuôi.

Sức khỏe cộng đồng
Con người không thể bị nhiễm CPIV hay CHV, tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy đến 40% sự suy giảm miễn dịch ở người lớn do sống trong môi trường có nhiều chó nhiễm bệnh CPIV hoặc CHV đặc biệt với những người có bệnh hô hấp từ trước, chẳng hạn như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản và viêm phổi.

Quản lý bùng phát bệnh do PCIV và CHV có vai trò quan trọng trong việc ngừa nhiễm bệnh, tiêm chủng có thể không đảm bảo bảo vệ chống lại sự phát triển các dấu hiệu lâm sàng, nhất là trong các quần thể mật độ cao.

Lây truyền trong không khí là phổ biến, chó bị nghi ngờ có nhiễm đường hô hấp bệnh cần được cách ly, hạn chế tiếp xúc với những con chó nhạy cảm. Làm sạch thường xuyên của cơ sở nhà ở , ưu tiên sử dụng sodium hypochlorite tươi, chlorhexidine, hoặc giải pháp benzalkonium, có thể tạo thuận lợi cho sự lây lan của CIRD qua dưới dạng khí dung của các sinh vật trong chồng nhốt. Thông hơi đầy đủ, 12-20 trao đổi không khí mỗi giờsẽ làm thay đổi quá trình bùng phát dịch.

Khi ổ dịch đã phát triển , cách ly hoặc giảm số chó ở toàn bộ cơ sở cho đến 2 tuần. Nơi chứa nhiều chó, đặc biệt là quần thể, có nguy cơ đáng kể cho dịch CIRD. Ngăn chặn dịch qua việc sử dụng của vắc-xin mũi có thể không hiệu quả nếu tiếp xúc xảy ra trong vòng 3 ngày tiêm chủng.

Theo: Infectious Diseases of The Dog and Cat – 4th Edition

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1