Bệnh Xoắn Khuẩn Ở Heo Leptospirosis

0

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người, do các chủng xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Đặc điểm của bệnh là : sốt, vàng da., đái ra huyết sắc tố hoặc máu, viêm gan, thận, rối lọai tiêu hóa, có thể xấy thai.

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người, do các chủng xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Đặc điểm của bệnh là : sốt, vàng da., đái ra huyết sắc tố hoặc máu, viêm gan, thận, rối lọai tiêu hóa, có thể xấy thai.

benh-xoan-khuan-o-heo-leptospirosisBệnh do Lepto lây nhiễm trên nhiều loài khác nhau, trong đó có con người

1. Nguyên nhân gây bệnh

Do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Chúng có nhiều serotype, hiện nay người ta thấy có hơn 80 serotype. Xoắn khuẩn có nhiều vòng xoắn sít nhau, hai đầu uốn là hình móc câu, các chủng xoắn khuẩn giống nhau về hình thái, nhưng khác nhau về cấu trúc kháng nguyên.. Các chủng xoắn khuẩn hay gây bệnh cho lợn L. bataviae; L. hebdomadis; L. icterohaemorrhagiae… Nói chung xoắn khuẩn có sức đề kháng mạnh ở mội trường đất ẩm, nước đọng, ít ánh sáng mặt trời, nhưng mầm bệnh đề kháng tương đối yếu đối với nhiệt độ, ở 55-600C nó chỉ sống khoảng 1 giờ, dưới 0 độ nó cũng chết nhanh chóng.

2. Triệu chứng: Bệnh

Có ở khắp các vùng, quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Bệnh thường biểu hiện rõ trên lợn thịt, nhưng ở cả lợn con theo mẹ, lợn mẹ, lợn đực giống nhiều khi triệu chứng lâm sàng cũng rất rõ. Lợn sốt bất thường, bỏ ăn hay ăn ít, mệt mỏi, thích nằm ở góc chuồng, nhịp thở tăng. Lợn bị phù rõ: đầu to, mắt híp, nhiều khi phù cả ở hầu, ngực. Tiếng kêu của lợn yếu, khản đặc hay mất hẳn. Nước tiểu vàng, hơi sánh, nhiều khi có màu cà phê. Niêm mạc và da bị vàng ở các mức độ khác nhau, nếu bệnh nặng thấy toàn thân màu vàng như nghệ. Nếu bị nhẹ, chỉ vàng ở niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt. Lợn mẹ dễ bị sẩy thai. Thể mãn tính thường gặp ở lợn nái nuôi con, lợn trưởng thành, các cơn sốt ít xuất hiện, lợn chậm lớn, giảm tính ngon miệng, lợn chửa dễ bị sẩy thai. Lợn con da nhợt nhạt và hơi vàng, chậm lớn, lông dựng đứng, phù rõ ở đầu.

3. Bệnh tích:

Bệnh tích điển hình là: vàng da, niêm mạc theo mức độ khác nhau. Nếu bị nặng toàn thân bị vàng, mổ ra có mùi hơi khét. Tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhầy và thủy thũng. Nước trong xoang ngực, xoang bụng vàng. Máu loãng. Gan vàng, nát, sưng, có thể xen lẫn vệt đỏ. Túi mật phần lớn teo, dịch mật sánh lại như kẹo mạch nha. Lách sưng. Thận nhạt màu, có màu vàng lẫn xám, có thê có những điểm hoại tử. Hạch lâm ba ruột sưng, thủy thũng, nếu bị nặng màng treo ruột thoái hóa, biến thành tổ chức nhầy, hơi vàng. Phổi có thể vàng, phế quản có nhiều bọt. Bọng đái căng chưa đầy nước tiểu vàng hay màu sẫm, có thể lẫn máu. Ở thể ẩn, thông thường bệnh tích không rõ, nhiều khi chỉ có nước đái vàng.

4. Chẩn đoán:

Có 3 phương pháp chẩn đoán:

  • Chẩn đoán dịch tễ học và chẩn đoán phân biệt.
  • Xét nhiệm vi khuẩn học.
  • Chân đoán huyết thanh học.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, người ta thường dùng Xét nghiệm vi khuẩn học và chẩn đoán huyết thanh học.

Xét nghiệm vi khuẩn học: Xét nghiệm vi khuẩn học thường chỉ thấy xơắn khuẩn chứ không phân biệt được loại nào. – Mẫu kiểm tra có thể lấy máu trong những con sốt đầu tiên, lấy nước tiểu nếu bệnh kéo dài hoặc lấy phủ tạng khi vật gần chết hoặc ngay khi vật mới chết. – Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Romanôpski – Giemx, hay Fontana tribôndô. – Có thể cấy bệnh phẩm vào mội trường phân lập như Teckit; Utlenhut. Kiểm tra dưới kính hiển vi với tụ quang nền đen, thấy leptospira vận động.

Chẩn đoán huyết thanh học Là phương pháp cơ bản để chẩn đoán leptospirosis, phương pháp này có ý nghĩa trong sản xuất, điều tra cơ bản vì không những dễ làm, cho kết quả nhanh chóng mà còn vì nó cho biết type của bệnh. Chỉ có phương pháp này mới có thể áp dụng phát hiện bệnh ở những gia súc không có triệu chứng lâm sàng. Sau khi nhiễm bệnh khoảng một tuần hay hơn, trong máu gia súc có kháng thể. Sau 3-4 tuần hàm lượng kháng thể cao nhất rồi giảm dần.

Có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp vi ngưng kết tan với kháng nguyên sống và phản ứng ngưng kết với kháng nguyên chết trên phiến kính. – Phản ứng vi ngưng kết tan với kháng nguyên sống thì nhanh, chính xác. Đó là phương pháp đang áp dụng rộng rãi hiện nay. Người ta quy định hiệu giá của phản ứng này là : 1/400- dương tính và 1/200 nghi ngờ . – Phản ứng ngưng kết với kháng nguyên chết trên phiến kính không nhay bằng phương pháp vi ngưng kết tan với kháng nguyên sống, nhưng việc bảo quản kháng nguyên dễ dàng hơn nên thường dùng để phát hiện bệnh ở những vùng xa xôi, giao thông khó khăn. Quy định hiệu giá kháng nguyên là 1/8-dương tính; 1/4-nghi ngờ.

5. Phòng bệnh

Ngoài việc phải đảm bảo vệ sinh, tăng sức đề kháng thì việc dùng vác xin là phương pháp hữu hiệu nhất. Vác xin chống leptospira là vác xin chết, có 6 chủng phổ biến ở nước ta, vô hoạt bằng merthiolate 1%, có chất bổ trợ là phèn chua. Vác xin dùng cho lợn khỏe mạnh từ trên 2 tháng tuổi, vác xin có hiệu lực tốt, an tòan, dễ sử dụng.

6. Trị bệnh

Việc điều trị bệnh phải toàn diện và triệt để. Đặc biệt quan trọng là song song với điều trị phải nâng cao sức chống đỡ của cơ thể bằng chăm sóc tốt nâng cao khẩu phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh. – Muốn đạt hiệu quả cao phải điều trị sớm. Tốt nhất là dùng kháng huyết thanh kết hợp với kháng sinh. – Kháng huyết thanh phải dung đúng chủng gây bệnh, tiêm dưới da từ 1-2 lần. Tiêm từ 10 – 50 ml tùy theo trọng lượng lợn. – Dùng kháng sinh: Streptomyicin 10.000 – 15.000 mcg/kg thể trọng, Penicillin 20 000 UI/kg thể trọng. – Kết hợp 2 lọai trên tiêm bắp ngày 2 lần. Tiêm trong 3-4 ngày liền. Kết hợp dùng với các thuốc bổ trợ như B-Complex, Vitamin C-2000, Multivitamin, Analgin + C..

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1