Bệnh Uốn Ván là gì?
Triệu chứng
- Sốt
- Táo bón
- Đau khi đi tiểu
- Chảy nước dãi nhiều
- Trán nhăn
- Cười toe toét
- Đuôi cứng và khó cử động.
- Tai cứng và liên tục dựng lên.
- Hiện tượng co cứng cơ lan dần khắp của cơ thể, làm cho cơ thể con vật cứng đờ như tấm ván gỗ.
- Khó ăn uống.
- Khó thở (do sự co cứng của cơ bắp ngực)
- Khó mở miệng (do sự co cứng của cơ hàm )
- Co giật cơ toàn bộ cơ thể với chuyển động đột ngột bên ngoài, âm thanh, hoặc va chạm.
- Tê liệt
- Chết do không thể thở được.
Chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán sẽ được thực hiện dựa trên bệnh sử của vết thương trên cơ thể chó, bao gồm những biểu hiện ngay từ ban đầu. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin cho Bác Sĩ Thú Y về bất kỳ những chấn thương trước đó hoặc những chấn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng mà chú chó của bạn mắc phải. Rât nhiều trường hợp nguyên nhân cũng có thể được tìm thấy trong những vết thương thủng sâu nhưng đã được chữa lành ở mặt ngoài da.
Sau khi tìm hiểu lịch sử những vết thương một cách chi tiết, bác sĩ thú y sẽ tiến hành những xét nghiệm đầy đủ để tìm cách chữa trị.
1. Xét nghiệm máu
2. Xét nghiệm sinh hóa
3. Xét nghiệm nước tiểu
Chó mắc bệnh thường sẽ có các kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, trừ kết quả về hàm lượng Myoglobin trong nước tiểu cao (vì Myoglobin là một loại protein thường được tìm thấy trong cơ bắp của động vật- khi các cơ co thắt, co cứng liên tục thì loại protein này bắt đầu xuất hiện trong nước tiểu do được sản sinh từ các cơ bị hủy hoại). Điều này dẫn đến việc chúng có mật độ cao trong nước tiểu.
Điều trị bệnh uốn ván cho thú nuôi
Trong giai đoạn diễn biến của bệnh, chú chó của bạn sẽ cần phải nhập viện. Việc chăm sóc và điều dưỡng thường được yêu cầu kéo dài liên tục trong thời gian 3-4 tuần. Nếu chú chó của bạn không tự ăn được, bác sĩ thú y có thể sẽ đặt một ống dẫn thức ăn trực tiếp vào dạ dày của nó để duy trì nhu cầu năng lượng và quá trình trao đổi chất. Dịch truyền tĩnh mạch có thể được sử dụng để tránh mất nước. Một điều cần lưu ý là, bởi vì độc tố uốn ván thường tấn công vào các cơ bắp và hệ thần kinh nên ở một số chó có độ nhạy cảm cao sẽ không thích ứng được với biện pháp đặt truyền ống này, dẫn đến trường hợp làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc điều dưỡng là giữ cho chú chó trong một môi trường có ánh sáng thấp và ít tiếng ồn, vì những con vật này cực kỳ nhạy cảm với những va chạm, âm thanh và ánh sáng.
Chú chó của bạn sẽ được giữ an thần để ngăn chặn tình trạng gia tăng thêm các triệu chứng. Con vật sẽ được uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát sự lây lan của nhiễm khuẩn, để giảm thiểu co thắt cơ và co giật, hạn chế các độc tố và ngăn chặn nó tiếp tục liên kết với các tế bào thần kinh .Thuốc kháng sinh cũng sẽ được bôi xung quanh vùng ngoại vi của vết thương để kiểm soát nhiễm trùng.
Các loại thuốc có thể sẽ giữ cho chú chó nằm im trong một thời gian dài và điều này cũng có thể gây ra những tác dụng phụ khi chúng nằm ở một tư thế trong một thời gian dài. Bạn nên để chúng nằm trên chiếc giường mềm, và điều chỉnh tư thế cho chúng để ngăn chặn tình trạng lở loét ở phần cơ thể tiếp xúc với giường bệnh quá lâu.
Trong trường hợp chú chó của bạn gặp khó khăn trong việc hít thở, một ống dẫn sẽ được đặt vào khí quản để tạo điều kiện cho chúng hít thở bình thường cho đến khi các cơ bắp hồi phục sau nhiễm trùng. Ống thông nước tiểu sẽ được đặt để thông nước tiểu nếu chúng không thể đi tiểu được. Và chúng sẽ được uống thuốc xổ trong trường hợp bị táo bón.
Trong nhiều trường hợp, các phương pháp điều trị có thể được áp dụng tại nhà. Nếu chú chó có thể điều trị tại nhà sau quãng thời gian khám nghiệm và chữa trị tại phòng khám, điều quan trọng nhất là chủ nuôi phải xem xét khả năng duy trì một môi trường vô trùng cho chúng. Bạn sẽ cần phải thảo luận với bác sĩ thú y về các quy tắc cần thiết để tránh sự nhiễm trùng.
Giai đoạn phục hồi
Khi chú chó của bạn đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, bác sỹ sẽ cho phép bạn mang chúng về nhà để chăm sóc.
Như đã đề cập ở trên, điều quan trọng là phải thay đổi vị trí nghỉ ngơi của chú chó sau vài giờ để ngăn ngừa viêm loét. Giữ cho vết thương sạch sẽ và đến bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi về màu sắc của vết thương hoặc khi vết lở loét bắt đầu xuất hiện. Nếu không, chú chó của bạn sẽ rất đau đớn và khó chịu.
Bạn cần phải sắp xếp một vị trí trong ngôi nhà để chú chó của bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái, nhẹ nhàng , tránh xa những vật nuôi khác,hay trẻ nhỏ và những nơi ồn ào.
Hạn chế di chuyển để bàng quang và ruột của chúng ổn định trong thời gian phục hồi. Cần phải sử dụng thuốc giảm đau một cách thận trọng và làm theo tất cả các hướng dẫn của Bác Sỹ Thú Y một cách cẩn thận để phòng ngừa tình trạnh sử dụng thuốc quá liều hoặc quá ít.
Phòng bệnh
- Khi chú chó của bạn bị thương, phải kiểm tra vết thương và xử lý chống nhiễm trùng bằng sát trùng cục bộ vết thương, sau đó phải để hở, hoặc mở rộng vết thương nhằm giết chết các vi khuẩn gây bệnh uốn ván .
- Tiêm phòng vaccine Uốn Ván ngay sau khi chúng bị vết thương bẩn, sâu và kín hoặc ngay sau khi bạn nghi ngờ chú chó của bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani.
- Nếu các phẫu thuật cho chú chó của bạn không bảo đảm vô trùng tốt, nên để hở hoặc không băng bó vết thương.
- Cần có tư vấn của BSTY khi chó bị tai nạn, xử lý vết thương.
- Khi đã có dấu hiệu lên cơn Uốn Ván cần có BSTY điều trị bằng các biện pháp như: tiêm thuốc kháng sinh, thở máy thở Ôxy, an thần, truyền dịch…
- Đối với chó sơ sinh, cần sát trùng rốn của chúng bằng dung dịch cồn i-od 5%, dùng panh kẹp cầm máu rốn và không nên buộc chỉ để cầm máu rốn.
- Ngoài ra chủ vật nuôi cũng nên chú ý quan sát và giữ gìn khi thả rông các chú cún để hạn chế những vết thương, vết cắn, vết bỏng, tai nạn… những chấn thương không đáng có trên cơ thể chúng.
Naipet.com