Bệnh Sài Sốt Trên Chó – Canine Distemper (caré )

0

CĂN BỆNH HỌC

Virus gây bệnh sài sốt ở chó (Canine distemper virus – CDV) thuộc giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae. Virus là một RNA chuỗi đơn âm, đường kính từ 150 – 250 nm, được bao bọc trong một nucleocapsid đối xứng dạng xoắn. Nó có một envelope lipoprotein, hợp thành glycoproteins H (protein bám dính) và F (protein hòa màng). Virus mã hóa cho các protein có khả năng hợp nhất màng tế bào và cũng có thể gây dung hợp tế bào, hình thành hợp bào.sot-tren-cho

Virus nhạy cảm với tia tử ngoại, và hết sức nhạy cảm với nhiệt và khô. Nó bị phá hủy ở các nhiệt độ từ 50 – 60°C trong 30 phút; trong các mô bị cắt xén hoặc chất tiết, nó sống sót ít nhất 1 giờ ở 37°C và trong 3 giờ ở 20°C (nhiệt độ phòng). Tại nhiệt độ 0 – 4°C, nó sống sót trong môi trường đến hàng tuần; ít nhất 7 năm ở −65°C. Virus vẫn còn sống ở pH 4,5 – 9,0. Như một virus có envelope, nó nhạy cảm với ether và chloroform.
Vật chủ tự nhiên của virus là các loài động vật ăn thịt trên cạn (terrestrial carnivores). Chó là vật chủ chứa chính của virus sài sốt ở chó, và chúng có thể hoạt động như nguồn lây nhiễm cho loài hoang dã. Một số loài như gấu trúc Bắc Mỹ và chồn martens (Martes spp.), họ mèo có thể đóng vai trò là nguồn tàng trữ mầm bệnh truyền lây đến các quần thể chó. Ngoài ra, bệnh còn ghi nhận trên loài heo, khỉ, voi Châu Á.

DỊCH TỄ HỌC

Sự bài thải virus xảy ra sau 7 ngày tiêm nhiễm thực nghiệm và có thể được bài tiết trong 60 – 90 ngày sau khi bị nhiễm. Virus chứa nhiều nhất trong các dịch tiết của đường hô hấp và thường lây lan qua dịch tiết khí dung. Tuy nhiên, virus có thể được phân lập từ hầu hết các mô cơ thể và các dịch tiết, kể cả nước tiểu. Bệnh truyền qua nhau thai khi chó mẹ bị virus huyết. Miễn dịch đối với bệnh sài sốt ở chó có thể kéo dài hoặc suốt đời, nhưng không phải là tuyệt đối, do bị stress, ức chế miễn dịch hay tiếp xúc với các cá thể bị bệnh. Hầu hết chó khỏi bệnh loại bỏ virus hoàn toàn, nhưng một số có thể chứa virus trong hệ thần kinh trung ương của chúng.
Bệnh có thể xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, nhưng cao nhất từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi mất kháng thể mẹ truyền trên chó con sau cai sữa. Chó brachiocephalic có tỷ lệ lưu hành bệnh, tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp hơn các giống chó dolichocephalic. Nhiễm ghép với canine adenovirus (CAV)-2 có thể gây tử vong cao hơn ở chó con.

SINH BỆNH HỌC

Virus sài sốt ở chó lây qua khí dung và tiếp xúc với biểu bì của đường hô hấp trên. Trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm, nó sinh sản trong đại thực bào ở mô và theo các mạch bạch huyết cục bộ đến hạch amydale và các hạch bạch huyết phế quản và gia tăng vào khoảng ngày thứ 2 – 4. Vào khoảng ngày thứ 4 – 6, virus sinh sản bên trong các nang lympho trong lách, lamina propia của dạ dày và ruột non, các hạch bạch huyết màng treo ruột, và các tế bào Kupffer trong gan. Theo máu, virus lây lan đến các biểu mô và mô thần kinh trung ương vào ngày thứ 8 – 9. Từ ngày thứ 9 – 14, virus lây lan đến nhiều mô như da, các tuyến ngoại tiết và nội tiết, biểu mô dạ dày ruột, hô hấp và niệu dục.
Virus có thể đi vào nhu mô não và tích tụ khoang quanh mạch. Ngoài ra, virus đi vào các đám rối màng mạch màng mạch của não thất thứ tư và nhân lên trong các tế bào biểu mô đám rối màng mạch. Trong tế bào ống nội tủy, virus đi vào các tế bào thần kinh đệm hình sao, nhân lên và lây đến các tế bào liền kề, các tế bào thần kinh đệm ít nhánh và neuron. Sự nhiễm virus trong tế bào thần kinh đệm ít nhánh dẫn đến thoái hóa myelin nguyên phát.
Kháng thể IgG đặc hiệu virus sài sốt ở chó trung hòa virus ngoại bào và ức chế lây lan giữa các tế bào. Chó bị nhiễm virus trong phôi thai và sơ sinh sẽ bị suy giảm miễm dịch và có thể nhiễm đồng thời với những virus khác như parvovirus, vi khuẩn như Clostridium piliforme, hay nguyên sinh động vật (protozoa) như Neospora caninum nặng nề hơn.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

Bệnh có thể xảy ra ở chó nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất chó con không tiêm phòng 12 đến 16 tuần tuổi do mất kháng thể mẹ truyền hoặc không nhận đủ kháng thể mẹ truyền.
Có trên 50% trường hợp nhiễm CDV là cận lâm sàng. Các thể nhẹ của bệnh lâm sàng thì cũng phổ biến và các biểu hiện bao gồm lờ đờ, giảm ngon miệng, sốt và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tiết thanh dịch hai bên mắt – mũi có thể trở thành nhầy mủ với ho khan và khó thở. Viêm kết – giác mạc khô có thể phát triển sau khi nhiễm trùng toàn thân hoặc cận lâm sàng trên chó. Mất khứu giác vĩnh viễn là một di chứng sau khi bình phục bệnh sài sốt chó. Ngoài ra còn có các biểu hiện viêm da mụn nước và mụn mủ ở chó con, tăng sừng hóa ngón tay và mũi thường có nhiều biến chứng thần kinh.
Các biến chứng thần kinh của chó bệnh sài sốt là yếu tố quan trọng có ý nghĩa nhất ảnh hưởng đến tiên lượng và hồi phục từ bệnh truyền nhiễm. Sự thể hiện thần kinh thường bắt đầu 1 – 3 tuần sau khi hồi phục từ bệnh toàn thân. Có các biểu hiệu thần kinh như tăng cảm giác và cứng cơ cổ hay cứng cơ xương sống cổ; co giật, yếu cơ hai chi dưới cả bốn chi. Dạng co giật “nhai kẹo chewing-gum”, liên quan một cách điển hình với bệnh truyền nhiễm CDV, thường xảy ra trên chó phát triển nhũng não của thùy thái dương.
Chó con bị nhiễm trùng qua nhau thai có thể phát triển các biểu hiệu thần kinh trong 4 – 6 tuần đầu sau khi sinh. Tùy thuộc vào các giai đoạn mang thai mà sự nhiễm trùng xảy ra, sẩy thai, đẻ non hoặc đẻ chó con yếu ớt có thể xảy ra. Chó con nhiễm trùng trong tử cung mà sống sót có thể bị suy giảm miễn dịch vĩnh viễn. Ngoài ra, chó con nhỏ bị nhiễm trùng với CDV trước khi mọc của bộ răngvĩnh viễn có thể bị hư hại nặng nề ở men, ngà hoặc gốc răng (men hoặc ngà răng có hình dạng không đều, thiếu răng hay mẻ răng).

sot-tren-cho1

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán thực tế của sài sốt của chó chủ yếu dựa vào nghi ngờ lâm sàng. Hầu hết chó với bệnh nặng nề có các biểu hiện lâm sàng đủ rõ rệt để chẩn đoán có cơ sở, nhưng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên của những chó già hơn thường bị chẩn đoán không chính xác là viêm khí – phế quản truyền nhiễm. Ngoài ra, một lịch sử đặc trưng của chó con không tiêm phòng 3 đến 6 tháng tuổi là một nghi ngờ chẩn đoán.

ĐIỀU TRỊ

Chó với bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên nên được giữ trong môi trường mà sạch sẽ, ấm áp. Ngoài ra, làm sạch nước mắt – mũi và phòng ngừa phụ nhiễm vi khuẩn (thường với Bordetella bronchiseptica) với liệu trình kháng khuẩn phổ rộng và thuốc long đờm hoặc khí dung hóa. Lựa chọn kháng vi khuẩn đầu tiên tốt cho viêm phổi – phế quản bao gồm ampicillin, tetracycline, và chloramphenicol.
Ngưng ăn, uống và thuốc cấp đường miệng nếu thú bị ói mửa và tiêu chảy. Tiêm thuốc chống nôn và bổ sung dung dịch điện giải, như lactated Ringer nên được đưa vào đường tĩnh mạch hay dưới da, phụ thuộc vào tình trạng mất nước của chó bệnh.
Điều trị cho rối loạn thần kinh bằng dexamethasone (2,2 mg/kg, tiêm mạch máu [IV]); Kiểm soát co giật được tốt nhất với diazepam tiêm tĩnh mạch (parenteral diazepam; 0,5 đến 2 mg/kg, đặt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch chậm).

sot-tren-cho2

PHÒNG BỆNH

Miễn dịch mẹ truyền kháng CDV giảm còn một nửa trong thời gian 8,4 ngày. Có 3% kháng thể truyền sang chó con từ tử cung, và 97% truyền qua sữa đầu, dẫn đến có được hiệu giá kháng thể ban đầu trong chó con sơ sinh, mà hàm lượng tương đương 77% so với ở chó mẹ. Chó con không nhận đủ sữa đầu chỉ có được bảo hộ từ 1 đến 4 tuần. Kháng thể mẹ truyền thường mất đi lúc khoảng 12 đến 14 tuần tuổi. Cấp vaccin cho chó con tuần, khoảng 6 đến 16 tuần, sau khi chó con đã nhận được sữa đầu, cách nhau 3 đến 4 tuần.
Miễn dịch sau khi khỏi bệnh nhiễm tự nhiên hay sau khi tiêm vaccin nhắc lại có thể tồn tại đến hàng năm. Chó đã tiêm vaccin từ lâu có thể vẫn phát bệnh, khuyên tiêm phòng nhắc lại, dù cho đã có miễn dịch kéo dài bởi vaccin. Miễn dịch đối với bệnh sài sốt chó sau khi tiêm phòng nhắc lại được biết là kéo dài đến 7 năm
Sử dụng vaccin chứa virus nhược độc cho bảo hộ ở chó trước kia chưa từng tiêm vaccin, khi tiêm truyền vaccin này vào mạch máu ít nhất 2 ngày trước khi có phơi nhiễm với CDV có độc lực, nếu tiêm vaccin này dưới da thì cần phải tiêm trước ít nhất 5 ngày. Việc tiêm mạch máu hay tiêm bắp thịt sẽ chỉ được áp dụng để tạo bảo hộ cho chó đã bị phơi nhiễm, chưa được tiêm vaccin. Việc tiêm vaccin vào mạch máu tạo bảo hộ nhanh chóng đối với bệnh sài sốt, tùy thuộc vào các cơ chế của miễn dịch cảm nhiễm, IFN hay miễn dịch qua trung gian tế bào.
Các vaccin MLV dòng Rockborn cho bảo hộ cao nhất và có khả năng gây bệnh lâm sàng do vaccin nhiều nhất. Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccin và sau đó thử thách bằng virus có độc lực, thì chó có được “miễn dịch tinh khiết – sterile immunity”, có đặc điểm là không có nhân sao của virus hay không thay đổi hiệu giá kháng thể đã có. Ngược lại, các dòng và các chủng CDV khác của vaccin thường ít có khả năng gây bệnh lâm sàng do vaccin. Tuy nhiên, khi những con chó đã tiêm vaccin được đem thử thách, chúng có thể bị nhiễm bởi các virus có độc lực, là chỉ thị cho thấy bảo hộ kém đầy đủ đối với bệnh lâm sàng, sự gia tăng các hiệu giá kháng thể cũng cho thấy miễn dịch này là “không tinh khiết – nonsterile”. Các nghiên cứu thử thách với một số vaccin Onderstepoort cho thấy tạo được bảo
hộ kéo dài 3 năm đối với bệnh lâm sàng.

Kiểm soát môi trường

Virus sài sốt ở chó thì vô cùng nhạy cảm với các chất sát trùng thông thường. Thú bị nhiễm là nguồn virus chủ yếu, do vậy chúng phải được cách ly khỏi những con chó khỏe mạnh khác. Chó thường bài thải virus trong sự bài tiết cho 1 đến 2 tuần sau khi bệnh toàn thân cấp tính. Những hồi phục đó từ bệnh toàn thân hoặc hồi phục được phát triển sau biểu hiện thần kinh (không có bệnh toàn thân) có thể vẫn bài tiết virus.

Naipet.com

——————————————————————————————————————————————–

Bệnh Sài Sốt Trên Chó – Canine Distemper (caré )

I. Đặc điểm chung của bệnh

benh-sai-sot-tren-cho-canine-distemper-1

Mầm bệnh:
Bệnh care hay bệnh sài sốt chó có tên khoa học là Fibris catarrhalis infectionsa canium
Do virus canine distemper thuộc nhóm paramyxo gây nên
Vi rút có cấu trúc ARN. trong nhiễm sắc chất và nhân tế bào, virus tạo thành thể bao hàm gọi là thể lents.

Loài mắc:
Tất cả các giống chó đều mắc. nhưng bệnh thường xảy ra ở chó từ 2-12 tháng tuổi, đặc biệt là chó con từ 3-4 tuổi, tỷ lệ nhiễm cao hơn cả và tỷ lệ chết 90- 100%, chó nhập nội hay mắc bệnh.
Chó con theo mẹ ít gặp bệnh care do có kháng thể truyền từ mẹ.
Ngoài chó ra, chó sói, cáo, chồn, chồn đen, rái cá cũng mắc bệnh.
Trong phòng thí nghiệm chồn đen mẫn cảm nhất, ngoài ra có thể dùng chuột lang , thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ.
Người và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh
Chó trưởng thành nhiễm virrus nhưng không phát bệnh mà ở thể mang trùng.

Chất chứa virus:
Chó bệnh virrus có trong máu, phủ tạng chất bài tiết ….
Trong máu có độc lực thì chó sốt cho đến khi lành bệnh
Nước tiểu thường xuyên có virus
Óc, lách, hạch, tuỷ xương, là nơi chứa mầm bệnh nhiều nhất

Đường xâm nhập:
Virus xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá cũng có thể qua da
Trong phòng thí nghiệm: tiêm, uống, bôi niêm mạc mũi đêu gây được bệnh

Cách sinh bệnh:
Thời kỳ nung bệnh ở chó từ 3-6 ngày, dài nhất từ 17-21 ngày, kéo dài trên dưới một tháng, tối đa là 5 tuần.
Sau khi qua niêm mạc virus vào hệ thống lâm ba phát truyển ở đó sau đó virus vào máu gây bại huyết, tác động vào nội mạc mạch quản gây sốt kéo dài 24-46 giời.
Do sức đề kháng yếu, các vi khuẩn gây kế phát như: staphylococcus, Bacdetella, bronchiseptica, streptococus, salmomela, E. coli… gây đột sốt thứ 2 kéo dài 3-4 ngày. Vì vậy chó cũng có những biến chứng như viêm phổi, viêm ruột thể cata, viêm não.

Cách lây lan:
Lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe. Do tiếp súc với dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân.
Bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá.

Sức đề kháng:
Sức đề kháng của virus yếu khi ra điều kiện ngoại cảnh
Ở điều kiện thường, ánh sáng môi trường, virus bị diệt sau vài giờ
Ở 550c/1h + 600c/30 phút +100 trong vòng 35 ngày
Trong trong sác chết lên men thối nó chỉ sống được 38h
Các chất sát trùng thông thường NaOH, focmon có thể tiêu diệt được virus dễ dàng

II. Triệu chứng

Do virus có tính hướng niêm mạc nên tác động lên niêm mạc

1. Đường tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, niêm mạc mắt, gây nên các triệu chứng ở đó:

Đường tiêu hoá:
Viêm cata dạ dày, ruột làm con vật khát nước, nôn mửa, ỉa chảy.
Lúc đầu phân lỏng có mầu xám vàng, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy. số lần đi ỉa 5-7 ngày làm chó kiệt sức, mệt mỏi da nhăn nheo.
Sau đó phân chuyển sang mầu café nhạt do lẫn máu.
Giai đoạn cuối phân loãng có lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra, tanh khắm, bết ở hậu môn.
Nôn là triệu chứng thường gặp, do virus tác động lên niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm nặng. Lúc đầu môn ra bọt có mầu vàng

Vì vậy con vật mất nước và mất chất điện giải làm chó gầy sút nhanh, có biểu hiện mắt trũng, bụng hóp, đi lại không vững, nằm liệt một chỗ, nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim.
Chó có thể chết trong vòng 5-7 ngày.
Chó có thể viêm niêm mạc miệng, viêm hạch hạnh nhân
Giai đoạn cuối thân sau liệt. Bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được.

Đường hô hấp:
Viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản dẫn đến viêm phổi.
Nước mũi chảy ra có mầu xanh và dịnh nhày, có khí máu do xuất huyết.
Lúc đầu ho khô sau ho ướt
Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở
Hai bên mét phập phồng ,có thể có bọt, có khi chó thở giật cơ nông

Biểu hiện ở mắt:
Viêm niêm mạc mắt, lúc đầu nước mắt trong, sau đó đục dần như có mủ, có khi loét, đục niêm mạc mắt thậm trí có thể mù (ảnh trên).

Đường sinh dục:
Con đực viêm niêm mạc túi dương vật
Con cái có chửa có thể dẫn đến sảy thai

2. Triệu chứng ngoài da

Giả thích tại sao bệnh có tên là bệnh sài sốt chó
Ở những vùng da mòng và ít long như: Bụng ngực, hang, trong đùi… đầu tiên nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành những mụn có mầu vàng có viền đỏ. Người ta gọi đó là nốt sài
Mụn có thể khô đi mà không vỗ, hoặc vỡ ra chảy mủ khô lại rồi đóng vẩy, vẩy làm cho long bết lại rồi rụng, để lại vết thương chóng lành, không tạo thành sẹo.
Có hiện tượng da tăng sinh: thường thầy ở gan bàn chân, mõm. Làm gan bàn chân cúng lại, con vật đi lại khó khăn, khập khiễng có khi gan bàn chân nứt ra

benh-sai-sot-tren-cho-canine-distemper-2

Da tăng sinh ở gan bàn chân

3. Triệu chứng thần kinh

Xuất hiện khi bệnh kéo dài, tuỳ thuộc vào vùng não và tuỷ bị viêm
Có lúc con vật ủ rũ, buồn rầu có lúc lại hung dữ
Về sau xuất hiện co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi tai chân hay bóng đái.
Vật đi loạng choạng, đứng lên ngã suống, run rẩy, có khi méo mặt mắt to mắt nhỏ.
Vật lành bệnh thường mang di chứng: đi xiêu vẹo, gầy còm, điếc, đau mắt…..
Thể thần kinh: Thể thần kinh phân làm 4 loại
Miệng há – đớp, đầu và một chân giật giật. 2 chân hoặc cả 4 chân giật có qui luật.
Vận động không phương hướng.
Động kinh, không tự chủ được miệng cắn bất kỳ vật gì gần miệng, miệng chảy nước bọt màu trắng, có khi có lẫn máu, tự động tiểu, đại tiện, co giật liên hồi không nghỉ, chạy lung tung, vô thức cuối cùng toàn thân mất lực nằm một chỗ nghỉ.
Thân sau không động đậy được hoặc liệt.

IV. Chẩn đoán bệnh:

1. Dựa vào triệu chứng bệnh tích:
– Trừ khi bệnh xả ra điển hình với chó non chó chưa tiêm phòng vacxin: Sốt có triệu chứng ở đường tiêu hoá, đăc biệt xuất hiên nốt sài ở các vùng da mỏng: ( bụng ngực, bẹn).

2. Chẩn đoán phân biệt với:
Bệnh cảm mạo: ở giai đoạn đầu.

Bệnh viêm phổi: Chó thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mua đông lạnh, mắc ở tất cả các lưa tuổi
Chó sốt cao, khó thở thở khò khè.
Điêu trị bằng kháng sinh đặc hiệu bệnh ở đường hô hấp sau 5-7 ngày bệnh giảm và khỏi, chó chở lại bình thường.

Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh
Chó có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt
Ỉa chảy không có máu
Điều trị bằng kháng sịnh đặc hiệu cùng bổ xung nước và càc chất điện giải, sau 7-10 ngày bệnh sẽ giảm rồi dần khỏi.

Bệnh do parvovirus và viêm gan do virus ở chó:
Giống nhau đều có triệu chứng tiêu chảy, mùi phân tanh khắm

Khác nhau
Bệnh care: Số lượng phân ở mức trung bình, thường nát, phân có mầu cafe
Do parvovirus: Phân loãng như nước, mỗi lần đi ỉa số lượng phân nhiều

benh-sai-sot-tren-cho-canine-distemper

Chó bệnh đi tiểu ra máu.

Viêm gan do virus:
Phân thành khuôn nhưng phân sống
Bụng chướng to do gan sưng, báng nước
Niên mạc mắt viêm nặng hơn care, trong giống như cùi nhãn
Bệnh dại ở chó với biểu hiên thần kinh:
Bệnh care thường xuất hiện các triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối của bệnh ….. còn giai đoạn đầu của bệnh biểu hiện không rõ. Nên chó khỏi bệnh thường có biểu hiện đần độn.

Bệnh dại: chó biểu hiện rõ ở các giai đoạn khác nhau.
Có thể phân biệt bằng cách lấy não làm tiêu bản ( bệnh dai)
Lấy tế bào biểu ( cere) để phát hiện thể: – Nêgri ở bênh dai
Lentz ở bệnh care

3. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học

Bệnh sảy ra trên chó đặc biệt ở chó ngoại, chó cảnh.
Mùa đông xuân là mùa rễ phát bệnh
Mưc độ cảm nhiễm với bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi, mắc nhiều nhất vào 3-4 tháng tuổi.

4. Chuẩn đoán phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm bằng tế bào: tìm trong nguyên sinh chất, chủ yếu trên lớp tế bào biểu mô ( thể lentz).
Với chó sống lấy lớp màng biểu mô đường sinh dục hay đường tiết niệu.
Chó bị chết lấy sớm mẫu bệnh phẩm phổi bàng quang, thân, tiểu não, não, do virus đề kháng kém với môi trường.
Tim virus trong tế bào biểu mô bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Phương pháp huyết thanh học: không có giá trị cao do bệnh tiến chiển nhanh quá thường không tìm thấy kháng thể.

V. Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ các các biện pháp hộ lý nâng cao sức đề kháng và diệt vi khuẩn bội nhiễm, kế phát là được chú ý.

Chỉ có biện pháp tiêm phòng mới là biện pháp tối ưu nhất bảo vệ chó của bạn khỏi bệnh này.

Nguồn: Vietdog

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1