Thông tin chung về bệnh PED
Bệnh do một Coronavirus gây ra (cùng họ với virus TGE), bệnh khá phổ biến trên heo. Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng. Có 2 chủng virus PED
- Chủng PED 1: chỉ nhiễm trên heo trong giai đoạn tăng trưởng
- Chủng PED 2: nhiễm trên tất cả các loại heo, kể cả heo nái trưởng thành
Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ. Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy, nguồn gốc của sự lây lan chủ yếu là từ các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người vào bắt lợn, mua lợn. Triệu chứng điển hình của bệnh là tiêu chảy
Triệu chứng lâm sàng
- Tiêu chảy trên đàn heo trong trại
- Heo con theo mẹ: Lười bú, ỉa chảy phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu và ói mửa. Heo con sụt cân nhanh do mất nước
- Triệu chứng điển hình là heo con thích nằm lên bụng mẹ
- Điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả
Tỷ lệ chết
- Tỷ lệ này của heo con theo mẹ tùy thuộc vào độ tuổi nhiễm bệnh
- Heo con ở 0 – 5 ngày tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết 100%
- Heo con ở 6 – 7 ngày tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết khoảng 50%
- Heo con lớn hơn 7 ngày tuổi mắc bệnh tỷ lệ chết khoảng 30%
Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng: heo con tiêu chảy với tỷ lệ chết cao, heo con thích nằm trên bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả, tỷ lệ chết đối với heo dưới 5 ngày tuổi lên đến 100%
- Rất khó phân biệt được với TGE kể cả xem virus trên kính hiển vi điện tử
- Thường người ta dùng test kiểm tra huyết thanh học đánh giá sự tăng hàm lượng kháng thể hay dùng Elisa kiểm tra mẫu phân tiêu chảy hay chất chứa trong đường ruột
Kiểm soát bệnh
- Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại đặc biệt là các xe và người vào bắt lợn, mua lợn đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh
- Có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại, xe vào bắt lợn không được vào trong trại mà phải đỗ ở ngoài trại đúng nơi qui định
- Xe vận chuyển trong trại sau khi vận chuyển lợn phải được rửa, sát trùng, để khô mới được vận chuyển lợn tiếp
- Có chuồng bán lợn nằm sát vòng ngoài của trại
- Cấm đưa lợn từ khu vực bán trở về trại
- Không cho nước thải của chuồng bán chảy trở về trại
- Người lao động không nên tiếp xúc với lợn khác ngoài khu vực làm việc của mình
- Hạn chế khách tham quan nếu không thật sự cần thiết
- Làm vệ sinh lối đi thường xuyên, có hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng
Điều trị
Tự tạo miễn dịch cho lợn con bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con trước khi đẻ (auto-vaccin).
Phương pháp tiến hành: Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do PED đang còn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ. Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất, lọc qua vải gạc lấy phần nước trong cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn ( mỗi con 10ml). Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm lại. Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với nái mang thai tuần 15 – 16, lợn con sinh ra vẩn chết vì bệnh PED. Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần dập tắt được dịch bệnh trong toàn trại
Theo Buntaphan Thailan
Naipet.com