Bệnh Hô Hấp Do Virus Ở Gia Cầm

0

A – Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm (Laringotrachetis infectiosa avium, Infectious laringotracheitis – ILT)

1. Giới thiệu

Viêm thanh khí quản là bệnh truyền nhiễm của đường hô hấp trên với các biểu hiện đặc trưng: ngạt từng cơn, khạc đờm lẫn mãu phù nề đầu và có thể kèm theo viêm mí mắt.

2. Nguyên nhân

Do virus thuộc nhóm Herpes

3. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà, gà lôi, gà tây chim.

benh-ho-hap-do-virus-o-gia-camGà rất khó thở khi mắc các bệnh về đường hô hấp.

4. Tuổi gia cầm mắc bệnh

Từ sau 20 ngày đến dưới 1 năm tuổi bệnh nặng nhất vào giai đoạn gà được 3- 5 tháng tuổi.

5. Mùa phát bệnh

Bệnh xảy ra quanh năm, nặng nhất là vào mùa nóng ẩm, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém.

6. Phương thức lây truyền

Truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang qua đường hô hấp và đường miệng.

7. Triệu chứng

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có 5 thể biểu hiện: cấp tính dưới cấp, mãn tính, thể mắt, thể ẩn bệnh.

7.1. Thể cấp tính

  • Có một số gà bị chết đột tử.
  • Một số khác buồn ngủ, ủ rũ, xù lông, thở khó, ngạt từng cơn, rướn dài cổ khi hít khí và ngáp hoặc hắt hơi.
  • Cuối cơn ngạt gà lắc đầu khạc đờm đôi khi có lẫn mãu.
  • Da, mào tích màu xanh tím.
  • Các biểu hiện viêm mũi, viêm mí mắt, chảy nước mắt nước mũi luôn hiện hữu.
  • Tỷ lệ ốm cao tỷ lệ chết cũng rất cao 50 -70 %.

7.2. Thể dưới cấp

  • Viêm mũi, viêm mắt, viêm xoang má làm cho gà bị phù đầu giống như sổ mũi truyền nhiễm hoặc bệnh cúm gà chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Ho ngạt từng cơn thưa thớt.
  • Gà ăn kém giảm đẻ, tỷ lệ ốm khoảng 50%. Tỷ lệ chết không quá 20% bệnh kéo dài 2 – 3 tuần thì chuyển qua thể mãn tính.

7.3. Thể mắt

  • Thể này thường xảy ra ở gà từ 20- 40 ngày tuổi.
  • 1 trong 2 mắt bị viêm, sợ ánh sáng nên gà bệnh thường tìm chỗ ít ánh sáng để đứng hoặc nằm, chảy nước mắt, 2 mí mắt bi viêm dính lại với nhau dẫn đến viêm toàn mắt, mù mắt.
  • Một trong 2 bên đầu hoặc cả 2 bên đều phù sưng to.

7.4. Thể mãn tính

  • Các triệu chứngho thở ngạt xáy ra với tần số thấp.
  • Tỷ lệ đẻ giảm nhẹ nhưng kéo dài.
  • Tỷ lệ chết giảm 5%.
  • Bệnh kéo dài hàng tháng, thậm chí đến 2 tháng.

7.5. Thể ẩn bệnh
Đây là thể bệnh mang trùng, không có dấu hiệu bệnh rõ rệt.

8. Mổ khám

8.1. Thể cấp và dưới cấp

  • Niêm mạc và thanh mạc của khí quản phù nề, máu đỏ hoặc xuất huyết điểm, chứa nhiều dịch nhầy lẫn mãu, đôi khi cả cục máu.
  • Niêm mạc thanh quản cũng phù nề đỏ hoặc được phủ một lớp màng nhầy trắng.
  • Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang).
  • Viêm mí mắt, phù nề đầu.
  • Túi Fabricius sưng to, bổ đôi thấy dồn máu đỏ hồng.
  • Niêm mạc hậu môn phù nề đỏ hồng dễ nhầm với Newcastle nhưng không có viêm xuất huyết ở van hồi manh tràng, ruội non và dạ dày tuyến.

benh-ho-hap-do-virus-o-gia-cam1Sung huyết, xuất huyết khí quản, có màng nhày trong bệnh ILT

8.2. Thể mãn và ẩn bệnh

  • Niêm mạc vùng họng, thanh quản, khí quản được phủ 1 lớp màng giả Fibrin mỏng khí bóc màu trắng ngà giống như bệnh nấm đường tiêu hóa hoặc bệnh tiếu vitamin A.
  • Các bệnh tích khác không rõ.

9. Điều trị

Phải thực hiện việc đồng thời:Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT- Laringo vào đàn gà bệnh. Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2 + trợ sức, tăng cường sức đề kháng.

10. Phòng bệnh

Giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y thật tốt. Chủ động dùng vacxin

  • Lần 1: Nhỏ mũi, mắt, mồm vacxin ILT- Laringo lúc gà đặt 15- 25 ngày tuổi.
  • Lần 2: uống vacxin ILT- Laringo lúc gà 45- 50 ngày tuổi.
  • Lần 3: cho uống lại vacxin ILT- Laringo trước khi gà đẻ 15- 30 ngày.

B – Viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Bronchitis infectiosa avium, Infectious bronchitis- IB)

1. Giới thiệu

Viêm phế quản là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh với các biểu hiện phong phú ở hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ sinh sản phụ thuộc vào tuổi gà mắc bệnh.

benh-ho-hap-do-virus-o-gia-cam2IB trên gà con.

2. Nguyên nhân

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Caronaviridae gây ra.

3. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà, gà tây, cút chim.

4. Tuổi gà mắc bệnh

Tất cả các lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh.
Nhưng bệnh thường bùng phát vào 2 giai đoạn:

  • Lúc 1- 50 ngày tuổi.
  • Lúc gà đẻ cao nhất ( đẻ 85- 98%).

5. Mùa phát bệnh

Không phụ thuộc vào khí hậu.

6. Phương thức truyền lây

Bệnh truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi và tryền ngang qua đường hô hấp và ăn uống.

7. Triệu chứng

7.1.Thể bình thường ở gà con 1- 50 ngày tuổi

  • Bệnh bùng phát bất ngờ, lây lan rất nhanh ra cả đàn.
  • Giảm và chán ăn, lông xù.
  • Thở khó, há mồm rít khí tiếng rít sau giống tiếng sáo diều trùng lặp với nhịp thở.
  • Chảy nhiều nước mũi do viêm khí quản, phổi.

7.2. Thể thận ở gà con 1- 50 ngày tuổi
Gà sốt cao uống nhiều nước, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng, cho gà uống kháng sinh chỉ giảm hoặc ngừng tiêu chảy 1-2 ngày, sau đó kháng sinh không có tác dụng, gà tiếp tục ỉa chảy.

Các biểu hiện khác như thể bình thường. Tỷ lệ chết từ rất ít không đáng kể đến rất nhiều, tùy vào thể bệnh và tuổi gà. Riêng thể thận luôn có tỷ lệ chết rất cao.

7.3. Viêm phế quản ở gà đẻ

  • Đàn gà đẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh lý, chúng ăn uống bình thường. Bỗng nhiên thấy mào gà đỏ tươi hơn bình thường tức là lúc IB bắt đầu bùng phát.
  • Tỷ lệ đẻ sụt giảm mạnh từ 85- 98% xuống 30 – 40%, thậm chí có đàn xuống 25% trong khi đàn gà không có biểu hiện ốm.
  • Vỏ trứng xù xì, biến dạng và dầy hơn bình thường.

8. Mổ khám

8.1. Ở thể IB bình thường

  • Khí quản chứa nhiều tiết dịch.
  • Phế quản, phế nang cũng chứ nhiều dịch nhầy.
  • Túi khí, phổi bị viêm phù nề.

8.2. IB thể thận

  • Thận sưng to, lồi lên, màu nhợt nhạt nổi rõ các mao quản.
  • 2 ống dẫn nước tiểu 2 bên thận chứa đầy urat trắng.
  • Cơ thể gà khô xác khô do mất nước.

benh-ho-hap-do-virus-o-gia-cam3Thận sưng to, lồi lên, màu nhợt
nhạt nổi rõ các mao quản

8.3. IB ở gà đẻ

  • Mào tích đỏ tươi hơn lúc bình thường.
  • Ống dẫn trứng ngắn và bé lại rất nhiều, trong đó có nhiều chất lỏng nhầy.
  • Buồng trứng bị viêm thoái hóa, có màu vàng đỏ tươi đặc biệt các mạch máu trên các phôi trứng đỏ tươi nổi rõ, nhìn rõ, nhiều trường hợp gà bị chết đột tử do vỡ dập trứng non và gây viêm dính phúc mạc với các cơ quan nội tạng.

9. Điều trị

Phải tiến hành song song 2 bước:

  • Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh.
    Nếu đàn gà chưa được dùng vacxin ND- IB hoặc IB chủng H120 thì cho uống IB chủng H120, sau 7 ngày cho uống vacxin IB chủng H52 hoặc IB.88 hoặc 793.B.
    Nếu đàn gà đã được dùng vacxin ND- IB hoặc IB chủng H120 thì cho uống ngay vacxin IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B
  • Bước 2: Cho uống CCRD.Năm Thái 1g kết hợp với Gentafam 1g, cùng pha vào 1 lít nước cho gà uống 4 ngày đêm.

Làm đủ 2 bước bệnh sẽ khỏi sau 5 ngày.

10. Phòng bệnh

Chủ động dùng vacxin IB chủng H120 nhỏ mũi mồm cho gà con lúc 3-4 ngày tuổi lần 1,cho uống nhắc lại lần 2 lúc 18- 21 ngày tuổi và cho uống IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B lúc 30- 35 ngày tuổi. Nếu nuôi gà đẻ thì cho uống nhắc lại 15 ngày trước khi gà đẻ.

Để tránh lặp đi lặp lại ngày xử dụng vacxin chống 2 bẹnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm người ta dùng vacxin nhị giá ND- IB vào các đợt:

  • Đợt 1: Lúc 3-4 ngày tuổi, nhỏ mắt, mũi, mồm.
  • Đợt 2: Cho uống lúc 18- 21 ngày tuổi đẻ phòng 2 bệnh cũng lúc.

Nếu có nguy cơ mắc bệnh IB thể thận thì lần 2 nên sử dụng vacxin IB chủng H52 đó là 4/91 hoặc IB.88. Nếu nuôi gà đẻ thì trước khi lên đẻ 15 ngày cho gà uống lại IB chủng H52 tức 4/91 hoặc IB.88.
PGS- TS Lê Văn Năm

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1