Bệnh Giảm Bạch Cầu Trên Chó – Ehrlichia Canis

0

1. CĂN BỆNH VÀ DỊCH TỄ

Bệnh ehrlichiosis gây giảm bạch cầu ở chó  (canine moocytotropic – CME) là do ehrlichia vi sinh vật nội bào gây ra. Đây là loại vi khuẩn G – đa hình sống trong tế bào chất của bạch cầu đơn nhân và dại thực bào. Được phát hiện đầu tiên ở Algeria bởi Donetein  và Lestoquard  vào năm 1935. Năm 1991, người ta phát hiện ra một loài Ehrlichia – E Chafeensis là nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu đơn nhân ở người.

Ehrlichia  được xem là nguyên nhân lớn của tỉ lệ bệnh và tử vong ở chó. Bệnh xảy ra trên toàn thế giới như Châu Á, Châu Âu. Châu Phi và Châu Mỹ nhưng chưa thấy xuất hiện ở Úc và bệnh đã được công bố ở Nhật.

benh-giam-bach-cau-tren-cho

Ehrlichia sống trong tế bào chất của
bạch cầu đơn nhân và đại thực bào.

Động vật có xương sống là ký chủ của Ehrlichia và chó sói, chó rừng là ký chủ mang trùng và Ehrlichia có thể lây nhiễm cho mèo. Động vật chân đốt làm lây nhiễm bệnh Ehrlichia  là loài ve chó màu nâu – Rhipicephalus sanguineus. Loài  ve này ưu tiên sống trên chó cả ba vòng đời và có thể sống ở ngoài môi trường nơi nhà có chó.

Phương thức truyền lây là sự lây truyền theo giai đoạn đó là truyền lây tới các giai đoạn tiếp theo của ve nhưng không truyền qua  cho trứng của thế hệ tiếp theo của ve. Khi ấu trùng hoặc nhộng của ve hút những chó bị bệnh Ehrlichia và sẽ truyền cho chó nhạy cảm sau đó ít nhất 155 ngày. Bệnh xảy ra suốt mùa ấm áp, tuy nhiên bệnh này có thể xảy ra quanh năm trong những con vật bị nhiễm trùng mãn tính. Những chó sống hay du lịch trong vùng có bệnh là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất.

2. CÁCH SINH BỆNH

Thời gian ủ bệnh của CME là 8-20 ngày. Sinh vật này nhân lên trong các đại thực bào của hệ thống thực bào đơn nhân và khoảng không bào bằng sự đồng phân và gây nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể do sự vỡ màng tế bào của vật chủ ở giai đoạn cuối cùng của sự hình thành phôi dâu.

Thời kỉ ủ bệnh gồm ba giai đoạn liên tiếp nhau: cấp tính, tiềm ẩn và mãn tính. Giai đoạn cấp tính có thể kéo dài 1-4 tuần và có thể phục hồi nếu được điều trị đầy đủ. Còn những con không được điều trị hay được điều trị không thích hợp có thể phục hồi về mặt lâm sang và chuyển sang giai đoàn tiềm ẩn, có số lượng tiểu cầu có thể ở dưới mức bình thường và có thể chuyển sang bệnh ở thể mãn tính với các biểu hiện chó bị suy kiệt, ốm yếu, thiếu máu nặng do tủy xương giảm sản xuất và chó có thể chết do xuất huyết hoặc nhiễm trùng thứ phát. Sự rối loạn chức năng tiểu cầu, kết hợp với số lượng tiểu cầu thấp làm xuất huyết một số nơi thấy trong CME (Xuất huyết dưới kết mạc và bong võng mạc dẫn đến mù lòa cấp tính).

benh-giam-bach-cau-tren-cho1

Vòng truyền lây của bệnh giảm bạch cầu trên chó

 

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Chó yếu ớt, lờ đờ, chán ăn, giảm trọng lượng và có xu hướng xuất huyết. Sự xuất huyết biểu hiện dưới dạng đốm hay vết bầm trên da hoặc là cả hai. Mắt chó bị đổi màu hay giảm sự nhìn hay có thể bị mù vì cận Protein huyết, tăng huyết áp, xuất huyết dưới võng mạc và sự tách rời võng. Chó lờ đờ, mất điều hòa, run rẩy do viêm màng não. Có sự nhiễm trùng toàn than do sự đồng nhiễm nhiều bệnh do vi trùng, nấm hay nguyên bào cơ hội. Trường hợp chó bị cấp tính sẽ gây tổn thương mô cơ tim, kiểm tra có sự thay đổi điện tâm đồ rõ ràng.

Triệu chứng đặc trung là sự chảy máu cam và sự tách rời võng mạc.

Các bạn xem thêm đoạn video này để hiểu rõ hơn về bệnh:

4. BỆNH TÍCH

Xuất huyết trên màng thanh dịch và bề mặt niêm mạc của hàu hết các cơ quan như xuất huyết ở khoang mũi, phổi, thận, bọng đái, đường dạ dày – ruột, và mô dưới da. Hạch bạch huyết, lách, gan to (cấp tính). Tủy xương tăng sinh tế bèo và đỏ ở thể cấp tính. Tủy xương giảm sản và nhợt nhạt ở thẻ mãn tính. Có hiện tượng xâm nhập tương vào các mô phổi, não, màng não, thận, hạc bạch huyết, tủy xương , lách. Viêm cuống não, não giữa và vỏ não.

5. CHUẨN ĐOÁN

Chuẩn đoán phòng thí nghiệm

Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng, thiếu máu và giảm bạch cầu. Các bất thường hóa học huyết thanh là tăng protein và globulin máu, giảm albumin máu và tăng alanine aminotransferase (ALT) và phospatase kiềm.

Tế bào học:

Để tìm phôi dau trong bạch cầu đơn nhân hoặc trong đại thực bào bằng cách phết bao Buffy hoặc kiểm tra các vết lốm đóm máu mỏng được xem là phương pháp có độ nhạy cao trong tìm phôi dâu.

Test FA gián tiếp

Tìm kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và được sử dụng rộng rãi nhất được xem là thử nghiệm huyết thanh tiêu chuẩn vàng cho thấy có nhiễm E. canis do việc tiếp xúc hay đã bị từ quá khứ. Nên lặp lại test FA sau 1, 2 tuần kiểm tra hoặc thử lại bằng PCR để khẳng định chắc chắn.

Test ELISA

Tìm kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, có độ nhạy và đặc hiệu cao nhưng có thể cho kết quả dương tính giả khi có sự nhiễm chéo Riskettsia khác. Giống như test FA, test ELISA được sử dụng để nhận định là đã có sự tiếp xúc hay nhiễm trùng Elhrichia trước để giúp ích cho chẩn đoán và điều trị sớm.

Test PCR

Được xem là phương pháp nhanh và hiệu quả trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán Ehrlichiosis thường dựa trên tiền sử bệnh (chó sống trong vùng lưu hành, lịch sử du lịch, bùng phát ve), các dấu hiệu lâm sàng, bất thường huyết học, và kết quả huyết thanh. PCR hiện đang được sử dụng phổ biến trong lâm sàng để chẩn đoán và cho kết quả đáng tin cậy.

6. ĐIỀU TRỊ

Kết hợp diệt khuẩn và chăm sóc. Truyền dịch và truyền máu (với con thiếu máu nặng)

Bảng 1: Thuốc điều trị cho chó bị nhiễm

benh-giam-bach-cau-tren-cho2

Thuốc điều trị cho chó bị nhiễm

Doxycycline có hiểu quả trong điều trị chó có biểu hiện lâm sang và cấp tính nhưng không có hiệu quả trong chó bị mãn tính. Tetracycline được dùng ở giai đoạn cấp tính và mãn tính giúp cho giảm thiểu biểu hiện lâm sang trong vòng 24 -48 giờ sau khi sử dụng, số lượng tiểu cầu bắt đầu gia tăng trong suốt thời gian này và thường ổn định sau 10-14 giờ điều trị. Oxytetracylin tồn dư trong cơ thể và có thể ảnh hương tới thần kinh chloramphenicol được khuyến cáo nên dùng ở chó con 5 tháng tuổi. Chloramphenicol nên dùng điều trị cho chó bị nhiễm dai dẳng mặc dù liệu pháp điều trị đã dùng tetracyclines.

Khi hồi phục không có khả năng tạo miễn dịch suốt đời và chó vẫn có thể bị nhiễm lại nên việc phòng và ngăn ngừa bệnh đóng vai trò rất quan trọng.

7. NGĂN NGỪA

Hiện không có vaccine phòng bệnh vì vậy biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là kiểm soát ve và phòng bệnh bằng thuốc. Đối với vùng có chó bệnh thì nên diệt ve ở chó, kiểm tra máu ở những con chưa có biểu hiện và điều trị bằng tetracycline cho tất cả những chó bị nhiễm. Đối với chó mới đưa về nuôi thì nên cách ly, diệt ve và kiểm tra máu trước khi nhập bầy, uống tetracycline phòng (PO) liều 6,6mg/kg/ngày.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1