Bệnh Ghẻ Ở Thỏ

0

Bệnh ghẻ là một bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ.

benh-ghe-o-tho

Bệnh ghẻ thể hiện ở hai dạng: Ghẻ đầu do loài ghẻ notoedres ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan sang cả cổ, gáy và thường lây chuyền sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục. Dạng ghẻ tai do loài ghẻ psoroptes ký sinh gây bệnh ở trong lỗ tai, vành tai.

Triệu chứng:

Thỏ ngứa, rụng lông và đóng vảy. Thỏ ngứa thì lấy 2 chân trước cào vuốt tai và mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước vẫy vẫy, hai chân sau dậm giật xuống đáy lồng.

Ở các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng sáng, dày cộp dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn gầy dần và chết.

Phòng bệnh:

Cứ 2 tuần lại phải kiểm tra từng con. Nếu thấy con nào bị ghẻ thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác.

Trị bệnh:

Sử dụng thuốc nước dạng ống tiêm Ivermectin, sử dụng với liều lượng 0,7ml/0,3kg thể trọng, thuốc tiêm nên có tác dụng nhanh trong vòng 1 tuần và có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1