Bệnh Đóng Dấu Son Ở Heo – Erysipelas Suis

0

Bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas suis) hay còn gọi là bệnh dấu son là một bệnh truyền nhiễm xảy ra nhiều ở lợn 3-4 tháng tuổi, với những biểu hiện bệnh tích đặc trưng nổi cộm dưới da: những mảng xung huyết màu đỏ, hình vuông, tròn hay hình quả trám.

benh-dong-dau-son-o-heo-erysipelas-suis 3Heo bệnh với các triệu chứng có dấu màu đỏ trên da

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Do Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra, là trực khuẩn nhỏ, thẳng có khi hơi cong, không di động, không hình thành nha bào, giáp mô, bắt màu Gram dương. Trực khuẩn đóng dấu lợn có sức đề kháng khá cao, trong phủ tạng xác chết có thể sống 4 tháng, trong điều kiện ẩm và tối ở 370C sống không quá 1 tháng còn khi ở môi trường bên ngoài có ánh sáng mặt trời sống được 12 ngày. Trong canh trùng ở 70 độ C sống được 5 phút, môi trường NaOH 5%, axit phenic 1% vi khuẩn bị diệt nhanh chóng.

2. Triệu chứng:

Thời kỳ nung bệnh thường từ 1-8 ngày, trung bình 3-5 ngày ở thể cấp tính. Bệnh xảy ra có thể gặp ở thể quá cấp, thể cấp và thể mãn tính. Triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy thuộc độc lực vi khuẩn, sức đề kháng của con vật và phương thức truyền lây trong thiên nhiên.

Thể quá cấp tính hay thể kịch liệt:
Thân nhiệt đột ngột lên cao 41-42 độ C, mắt đỏ, vật bỏ ăn, điên cuồng lồng lộn và thường chết nhanh chóng trong vòng 2-3 giờ hoặc 12-24 giờ sau khi thân nhiệt hạ. Vì vật chết nhanh nên các dấu vết đỏ ngoài da chưa kịp xuất hiện, triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ.

Thể cấp tính hay bại huyết:
Thể này thường hay mắc, gây chết nhiều. Con vật ủ rũ, mệt mỏi, lờ đờ, ăn kém hoặc không ăn, tai, đuôi không cử động và con vật có thể hôn mê. Vật sốt cao, thân nhiệt lên tới 42-43 độ C trong 2-3 ngày, mình nóng, da khô, run rẩy 4 chân. Có triệu chứng đi táo , phân đóng cục, có màng bọc lầy nhầy, về sau lợn đi tháo dạ, ỉa lỏng.

benh-dong-dau-son-o-heo-erysipelas-suis 2

benh-dong-dau-son-o-heo-erysipelas-suis 5Triệu chứng bệnh trên da heo.

Kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, chảy nước mắt, vật khó thở nhịp thở tăng. Hai ba ngày sau trên da xuất hiện những vết đỏ nhất là ở tai, lưng, ngực, bụng, mặt trong chân, đùi,. Những vết đỏ dần tập trung lại thành mảng hình vuông, hình quả trám, bầu dục, hình thoi, lúc đầu màu đỏ tươi sau biến thành đỏ thẫm hay tím bầm. Bệnh tiến triển từ 3-5 ngày, con vật yếu dần, thở khó, thân nhiệt hạ thấp nhanh. Tỷ lệ chết thường từ 50-60%. Nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần lễ thì bệnh chuyển sang thể thứ cấp hay thể mãn tính.

Thể mãn tính:
Thể này thường tiếp theo thể cấp hay thứ cấp khi bệnh có khuynh hướng kéo dài. Con vật ăn uống kém, gấy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ. Con vật bị viêm các khớp chân, đi lại khó khăn, triệu chứng hoại tử thấy ở nhiều nơi trên cơ thể: da sưng đỏ, lan rộng, khô dần và bong ra từng mảng. Ngoài ra còn thấy triệu chứng ỉa chảy kéo dài, rụng lông, niêm mạc lợi bị loét. Bệnh có thể kéo dài 3-4 tháng, con vật có thể khỏi hoặc chết do gầy mòn, kiệt sức. Có con chết bất thình lình do viêm nội tâm mạc, tim ngừng đập hoặc do xuất hiện thể bại huyết.

benh-dong-dau-son-o-heo-erysipelas-suis 4Heo bệnh bị viêm khớp và ngồi tư thế chó.

3. Bệnh tích

Thể quá cấp:
Vật chết nhanh đột ngột, bệnh tích không rõ, chỉ thấy thận viêm, sưng, có những đám tụ máu xuất huyết.

Thể cấp tính:
Bệnh tích bại huyết, xuất huyết. Da và mô kiên kết dưới da tụ máu đỏ hồng, các niêm mạc, tương mạc tụ máu, xuất huyết. Trên da có những dấu đỏ thẫm hoặc tím bầm do tụ máu.

  • Thận sưng to, trên mô có mảng tròn đỏ hoặc vuông, tụ máu, có khi có chấm xuất huyết. Lá lách sưng to, tụ máu màu đỏ nâu, bề mặt sần sùi, nổi phồng từng chỗ.
  • Hạch lâm ba sưng to, ứ máu, thấm nước, có lấm chấm xuất huyết,
  • Ruột viêm đỏ, nhiều ở tá tràng và hồi tràng, dạ dày viêm đỏ nhất là vùng hạ vị,
  • Phúc mạc viêm, có nước ở màng bụng, xoang bụng,
  • Tim , phổi tụ máu, có xuất huyết ở nội và ngoại tâm mạc.

benh-dong-dau-son-o-heo-erysipelas-suis 6

Thể mãn tính:
Viêm nôi tâm mạc, van tim sần sùi, có cục huyết, sợi fibrin đóng ở van tim làm hẹp lỗ van làm trở ngại tuần hoàn ở van, gây hiện tượng ứ máu ở phổi, gan, lách. xuất huyết ở thận, thủy thũng ở phổi, chân, bại liệt toàn thân sau. – Viêm khớp xương bàn chân, đầu gối,đầu các khớp xương sần sùi – Da khô, hoại tử và bị lột từng mảng (lợn khoác áo tơi). Viêm ruột mãn tính.

Bệnh đóng dấu ở người
Bệnh có thể lây sang người do làm nghề chăn nuôi, mổ thịt. chế thịt hộp, bán thịt, cá, thuộc da, thú y, đánh cá, cua tôm…trực tiếp với heo ốm bị nhiểm trùng đóng dấu lợn hoặc bị nhiễm trùng do vết thương ngoài da bị nhiễm trùng từ các bệnh phẩm phủ tạng hoặc do ăn thịt lợn ốm. Ba bốn ngày sau khi bị nhiễm trùng người bị sốt, chỗ bị thương sưng , ngứa, nhứt nhói khó chịu. Các khớp xương gần đó bị sưng nhức có khi bị lan ra cả bàn tay. Hạch gần đó bị sưng, ngứa, gãi thành từng cơn.

Ngoài ra có người bị đau mình, nhức đầu, toàn thân mệt mỏi, cũng có người bị sưng hạch, viêm màng tim, màng óc.

Có người bị đau bụng, tiêu chảy. Bệnh tiến triển 5 – 15 ngày. Bệnh có thể khỏi nhưng đôi khi có người bị chết do viêm nội tâm mạc, bại huyết.

benh-dong-dau-son-o-heo-erysipelas-suisTriệu chứng bệnh dấu son trên người

4. Chân đoán Chẩn đoán lâm sàng:

Dựa trên những triệu chứng điển hình như dấu đỏ hình vuông, hình quả trám xuất hiện nhiều ở da. Một số bệnh tích đặc hiệu như thận lách sưng nổi phồng sần sùi do tụ máu. Viêm nội tâm mạc, van tim sần sùi, viêm khớp xương chân và viêm ruột mãn tính.. Ngoài ra cần phân biệt với một số “ bệnh truyền nhiễm đỏ” khác như dịch tả lợn, tụ huyêt trùng và phó thương hàn lợn.

Chẩn đoán phân biệt:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh: cần phân biệt với một số bệnh như:

  • Bệnh dịch tả heo: khi điều trị không giảm gì đặc thù bệnh do virus.
  • Bệnh tụ huyết trùng:liệu trình điều trị dùng thuốc giống như bệnh đóng dấu heo sẽ khỏi nếu phát hiện sớm điều trị kịp thời.
  • Bệnh phó thương hàn:do giai đọan tuổi mắc bệnh từ 15 – 30 kg còn bệnh đóng dấu son thường lớn hơn nên phân biệt độ tuổi ( qua thời gian )

Chuẩn đoán thí nghiệm:
Kiểm tra trên kính hiển vi, nhuộm Gram, soi kính quan sát hình thái vi khuẩn, Nuôi cấy phân lập: Cấy bệnh phẩm vào môi trường phân lập. Tiêm động vật thí nghiệm:Tiêm bệnh phẩm cho chụột bạch hoặc bồ câu, động vật sẽ chết sau 3-4 ngày. Chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng ngưng kêt nhanh chóng trên phiến kính, Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm.

5. Phòng và Trị bệnh Phòng bệnh:

Vệ sinh phòng bệnh:
Thực hiện các biện pháp chăm sóc tốt và vệ sinh phòng bệnh nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt vi khuẩn ngọai cảnh. Phòng bệnh bằng vác xin: Tiêm vác xin đóng dấu lợn nhược độc chủng VR2, có chất bổ trợ là thạch, dạng lỏng, miễn dịch tốt.

Điều trị:
Có 2 cách điều trị tốt

  • Dùng kháng huyết thanh đóng dấu lợn, tiêm dưới da sau tai hoặc phía trong đùi tùy theo trong lượng lợn. Lợn dưới 50 kg tiêm 30-50 ml; lợn trên 50 kg tiêm 50-75 ml. Tiêm kịp thời liều cao 1 ml /1 kg thể trọng. Nếu cần 6-8 giờ sau tiêm lại 1 lần nữa.
  • Dùng kháng sinh: Kết hợp với các thuốc bổ trợ như B-Complex, Vitamin C, Multivitamin, Analgin C-antistress.. Dùng Penicilin: Tiêm bắp thịt 20 000 UI /kg thể trong/ngày, tiêm 3-5 ngày. Ngoài ra còn dùng Ampicilin, Pen-strep cũng cho kết quả điều trị tốt.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1