Bệnh còi xương là một loại bệnh ở gia súc non trong thời kỳ phát triển, do rối loạn trao đổi canxi, photpho và vitamin D gây ra. Tổ chức xương phát triển kém và chó còi, dị dạng một số xương.
1. Nguyên nhân
– Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, photpho, vitamin D, không được tắm nắng, tỷ lệ canxi và photpho không cân đối.
– Bệnh tiêu chảy kéo dài, ngăn cản hấp thu khoáng.
– Do chó bị thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ Ca, P trong máu.
– Hoặc do không phơi nắng đủ.
2. Cơ chế sinh bệnh
– Khi hàm lượng canxi trong cơ thể giảm, tỷ lệ Ca/P không cân đối ảnh hưởng đến sự tạo xương và sụn, nhất là sự hóa cốt ở các đầu xương, rõ nhất ở xương ống. Chó còi xương, xương ống thường cong queo, ảnh hưởng đến vận động, làm cho gia súc què hoặc liệt.
– Ngoài ra, thiếu canxi còn gây co giật ở con vật, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, con vật gầy, chậm lớn, khả năng kháng bệnh kém.
TRIỆU CHỨNG
Ở chó: Các triệu chứng của bệnh còi xương sẽ ảnh hưởng đến xương và răng của chó, bao gồm các cơn đau ở chân, xương sống và lưng, hoặc các triệu chứng như chân bị cong, bị chuột rút, và các vấn đề về răng miệng (các răng sẽ chậm phát triển, khiếm khuyết trong cấu trúc của răng như các lỗ hổng trong men và sâu răng). Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh còi xương có thể làm cho hình dạng của hộp sọ không đối xứng hoặc bất thường, dị tật xương chậu, các vấn đề cột sống và thoái hóa cơ hàm.
Ở mèo: Bạn sẽ thấy mèo bị sưng tay chân, không muốn nhảy, ăn kém, đi tiêu kém và có thể bị liệt chi. Hàm lượng canxi thấp còn có thể dẫn đến hiện tượng ói mửa, tiêu chảy, run cơ và giãn đồng tử
– Lúc đầu, con vật giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương. liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm, nhiều trường hợp có hiện tượng co giật từng cơn.
– Giai đoạn cuối, xương biến dạng dạng, các khớp sưng, các xương ống cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, ức lồi,… con vật gầy yếu dễ nhiễm bệnh.
3. Nguyên nhân chính
• Thiếu phốt pho trong chế độ ăn uống. Phốt pho là một khoáng chất quan trọng, là một thành phần chính của xương cùng với canxi
• Thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ bình thường của khoáng chất từ ruột, và cho việc phóng thích các khoáng chất từ xương.
• Không đủ ánh sáng mặt trời – nhiều loài động vật có thể tự tổng hợp vitamin D nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên
• Một số ít trường hợp, các bệnh bẩm sinh như hẹp đường mật hoặc còi xương di truyền cũng can thiệp vào quá trình sản xuất vitamin D.
Vì vậy, bệnh chủ yếu bị gây ra bởi sự thiếu hụt phốt pho và canxi, hoặc không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột do không đủ vitamin D.
PHÒNG BỆNH
– Không nuôi nhốt chó, nên tăng cường cho chó được vận động tắm nắng hàng ngày, cho ăn chế độ đày đủ các chất đặc biệt là bột xương, cá.
– Định kỳ bổ sung thuốc Canxi cho chó tuần 1 viên
ĐIỀU TRỊ
– Truyền tĩnh mạch Canxi clorua hoặc CALCIUM-F, CALMAPHOS, liều 5-10 ml/con/ngày liên tục 7-10 ngày.
– Tăng cường vận động , tắm nắng, bổ sung thức ăn giàu canxi như bột xương, bột cá, sữa…
– Kích thích ăn uống, nâng cao đề kháng: HAN-TOPHAN, MULTIVIT-forte, liều 1 ml/10 kg TT.
– Định kỳ bổ sung thuốc Canxi cho chó 2-3 viên/ tuần
4. Nguy cơ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài vấn đề về dinh dưỡng, bệnh còi xương mang tính di truyền. Trong một số trường hợp hiếm hoi, thú cưng vẫn bị còi xương ngay cả khi được cho ăn uống/luyện tập đúng cách. Những trường hợp này sẽ có thể rất trầm trọng đến nỗi chó/mèo nhỏ không thể đứng bằng hai chân trước, và hiện tại chưa có phương pháp chữa trị.
5. Biến chứng
Nếu bệnh được phát hiện và chữa trị trước khi xương phát triển (trước 6 tháng tuổi ở chó và mèo), phần xương bị biến dạng có thể phát triển bình thường trong giai đoạn tăng trưởng còn lại. Tuy nhiên, nếu xương đã ngừng phát triển (sau khi 9 tháng tuổi), phần xương bị biến dạng cần phải phẫu thuật để điều chỉnh biến dạng.
6. Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng: thú cưng ít hoạt động chạy nhảy, giảm sự phát triển xương, biến dạng chi. Xét nghiệm máu thường xuyên hiển thị sự suy giảm canxi và phốt pho trong máu, nồng độ vitamin D thấp. Phim X-Quang thường hỗ trợ trong việc chẩn đoán, qua X Quang, thấy được dị tật của xương dài như xương cánh tay, xương trụ và xương sườn, với sự mở rộng của các đốt costochondral.
7. Phương pháp điều trị và thuốc
Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều trị chính. Bệnh sẽ mau khỏi trong trường hợp không có gãy xương do bệnh lý hoặc những tổn thương không thể phục hồi của các đốt xương. Nếu thú cưng được nuôi trong nhà, cần lưu ý cho chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tia cực tím) để tạo ra vitamin D.
Nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều chế độ ăn do chủ nuôi tự làm thiếu khoáng chất và đã thay đổi tỷ lệ phốt pho, canxi cần thiết. Do đó, nên cho thú cưng ăn thực phẩm thương mại chất lượng cao, hoặc chỉ tuân theo chế độ ăn tại nhà được thiết kế bởi bác sĩ thú y.
Hầu hết các trường hợp bệnh bệnh còi xương đáp ứng tốt với chế độ ăn uống bổ sung trong vòng ba tháng với dinh dưỡng hợp lí, bổ sung đủ canxi, phốt pho và cholecalciferol. Nhưng đói với những trường hơp dị tật xương nặng, bệnh thường kéo dài đến tuổi trưởng thành.
8. Cách phòng chống
Trong môi trường tự nhiên và hoang dã, chó/mèo có thể hấp thu vitamin D từ chất béo, gan và máu của con mồi. Thú nuôi ngày nay thường được nuôi trong nhà, nên có thể dựa vào chế độ dinh dưỡng từ thực phẩm và ánh nắng mặt trời để hấp thu vitamin D.
Chủ nuôi có thể bổ sung vitamin D cho thú cưng qua nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ thức ăn như cá nước lạnh (cá thu, cá hồi, cá trích….), lòng đỏ trứng, gan, yến mạch, khoai lang, và các sản phẩm từ sữa. Các loại rau có lá màu xanh lá đậm cũng có chứa vitamin D. Ngoài ra, thú cưng cũng có thể tạo ra vitamin D từ ánh sáng mặt trời, nên hãy cho thú cưng bị còi xương phơi nắng thường xuyên và điều độ. Ánh sáng phù hợp để thú cưng phơi nắng là nắng sớm.
Lưu ý: tránh phơi nắng khi ánh sáng mặt trời gay gắt như lúc 12h trưa.
Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!