Bệnh Cầu Trùng Ở Chó Mèo

0

Chó bị bệnh cầu trùng là một căn bệnh mà chắc hẳn các bạn ít nghe nói về căn bệnh này. Đây là một bệnh nguy hiểm ở hệ tiêu hóa của chó mà tập trung là ở hệ đường ruột của chó. Với những biểu hiện tương đối giống với một số bệnh care, pravovirus, hội chứng đi kiết như chó đi ngoài phân lỏng, bị tiêu chảy trong phân có lần máu và dịch nhầy kèm theo đó là chó bị nôn các chất dịch vàng, sút cân và luôn háo nước ….Thì bệnh cầu trùng ở chó tương đối khó phân biệt. Bạn nên tìm hiểu về căn bệnh này để có thêm nhiều thông tin phòng tránh bệnh và chữa trị cho chó khi bị mắc bệnh.

benh-cau-trung-o-cho

 

Truyn lây ca cu trùng như thế nào?

Bệnh cầu trùng ở chó thường lây lan từ chó bị nhiễm bệnh sang con lành bệnh thông qua tiếp xúc hay môi trường có virus cầu trùng chó. Chó con sinh ra không mang cầu trùng trong đường ruột, sau đó thường xuyên tiếp xúc với phân của mẹ có chứa noãn nang của cầu trùng, cầu trùng xâm nhập và phát triển trong đường ruột và gâybệnh. Kỳ ủ bệnh 13 ngày, ngoài chó mẹ, cầu trùng còn lây lan từ chó này sang chó khác qua tiếp xúc, phương tiện vận chuyển, bệnh viên điều trị.

Triu chng ca bnh cu trùng

Tiêu chảy có thể từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh. Trong phân có thể có máu và dịch nhầy, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng. Con vật nôn ra các chất chứa, chán ăn, bỏ ăn, mất nước có thể dẫn đến tử vong..

Các bác sĩ thú y có thể xét nghiệm một lượng phân nhỏ để tìm các noãn nang cầu trùng.

Nhng mi nguy him ca bnh cu trùng chó là gì?

Mặc dù nhiều trường hợp chỉ diễn ra nhẹ, không khốc liệt nhưng tiêu chảy ra máu, mất nước, kế phát các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác gây tử vong. Phân thải mang trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.

Điu tr bnh cu trùng cho chó

Có thể dùng thuốc: sulfadimethoxine (Albon®) và trimethoprim-sulfadiazine (Tribrissen®) đều có hiệu qủa trong điều trị và phòng bệnh do cầu trùng. Tuy những thuốc này không giết chết vi khuẩn nhưng nó lại có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của chúng, việc loại bỏ cầu trùng ra khỏi ruột là không thể nhanh chóng, gồm việc ngăn chặn sự sinh sản củađộng vật nguyên sinh, thời gian để kháng thể hình thành trong cơ thể chúng và di tới các cơ quan. Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.

Phòng nga và kim soát bnh cu trùng chó như thế nào?

Cầu trùng được phân tán đi nhờ phân của những động vật mang mầm bệnh, vì vậy việc kiểm soát chặt chẽ phân của con vật là điều rất quan trọng. Tất cả phân sẽđược loại bỏ. Chuồng nuôi cần phải được bảo đảm rằng thức ăn, nước uống không bị vấy nhiễm bởi phân. Nước sạch sẽ được cung cấp mọi lúc. Không phải đại đa số thuốc sát trùng đều chống được cầu trùng, đốt phân, hấp ướt, dội nước sôi, hoặc dung dịch NH3 loãng là những cách tốt nhất để tiêu diệt cầu trùng ở chó. Cầu trùng có thể chống lại sựđông lạnh( không bị tiêu diệt khi nhiệt độ thấp).

Gián và ruồi là những con vật có thể mang cầu trùng từ nơi này đến nơi khác.Trong trường hợp chuột và các động vật khác có thể ăn phải cầu trùng và sauđó bị chó giết và ăn thịt, nó có thể gây bệnh cho chó. Bởi vậy việc kiểm soát chặt chẽ côn trùng và loài gặm nhấm là rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh cầu trùng. Bệnh Cầu trùng ở chó không gây bệnh cho người.

——————————————————————————————————————————————–

Bài Viết Chuyên Sâu

Cầu trùng là ký sinh trùng nội bào thường được tìm thấy trong đường ruột. Họ Apicomplexa Phylum, lớp Sporozoasida, ngành Eucoccidiorida, Eimeriidae, Cryptosporidiidae, hoặc Sarcocystida. Cầu trùng lây nhiễm chó và mèo là Isospora, Hammondia, Besnoitia, Sarcocystis, Caryospora, Toxoplasma Neospora, Cryptosporidium và loài Cyclospora. Cầu trùng được tìm thấy phổ biến trong các động vật ăn cỏ, chim và động vật gặm nhấm và được tìm thấy trong phân của chó và mèo, các hợp tử ký sinh tồn tại trong ruột của chó mèo. Một số ký sinh cầu trùng trên chó vẫn không được phân loại.

benh-cau-trung-o-cho-meo

Tất cả cầu trùng sinh sản vô tính và một chu kỳ tính dục. Ở một số chi, chẳng hạn như Sarcocystis, chu kỳ sinh sản vô tính và tính dục xảy ra ở các nơi khác nhau, trong khi ở Isospora cả chu kỳ có thể xảy ra trong cùng môt vật chủ. Kén hợp tử được bài tiết trong phân của vật chủ. Một chu kỳ sống của cầu trùng được mô tả như sau: Kén hợp tử được truyền trong phân và có một nucleotide đơn – chúng tiết ra thể bào tử . Sau khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường ấm (20°C đến 37°C [ 68°F đến 98,6 F]) kén hợp tử sinh bào tử, tạo thành hai nang bào tử. Trong mỗi nang bào tử có bốn thoi trùng hình. Các thoi trùng có hình dạng chuỗi và là giai đoạn gây nhiễm bệnh. Chúng có thể sống sót trong môi trường ngoài, được bảo vệ bên trong kén hợp tử trong nhiều tháng. Mèo hoặc chó sau khi ăn phải kén hợp tử, tạo thoi trùng trong ruột. Trong nhân thoi trùng chia thành hai, ba, hoặc nhiều hạt nhân, tùy thuộc vào loài ký sinh trùng và các giai đoạn của chu kỳ. Sau khi phân chia hạt nhân, mỗi nhân được bao quanh bởi tế bào chất, tạo thành một merozoite. Số lượng merozoites từ một phân ra từ hai đến vài trăm, tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ và các loài cầu trùng. Merozoites được phân liệt khi vỡ tế bào chủ. Merozoites thế hệ đầu tiên lặp lại chu kỳ sinh sản vô tính và hình thành thể phân đôi thế hệ thứ hai hoặc biến thành giao tử đực và giao tử cái. Các tế bào giao tử chia thành nhiều giao tử nhỏ. Vòng đời được hoàn thành khi kén hợp tử được bài tiết trong phân.

benh-cau-trung-o-cho-meo-1

Vách kén hợp tử (OW). Hai nang bào tử chiếm hầu hết kén hợp tử. Mỗi nang có một bức tường mỏng (SW), bốn thoi trùng(S), và một thể dư sporocystic (SR).

1. Loài Isospora

Thành viên của chi Isospora, phổ biến nhất được công nhận là loại cầu trùng lây nhiễm ở chó hoặc mèo. Ít nhất bốn loài Isospora canis, Isospora Ohioensis, Isospora Burrowsi, và Isospora Neorivolta lây nhiễm con chó và hai loài Isospora Felis, Isospora Rivolta lây nhiễm mèo. Chu kỳ sống của Isospora ở chó và mèo lây nhiễm cũng tương tự như chu kỳ cơ bản cầu trùng ở ruột, ngoại trừ một chu kỳ vô tính cũng có thể xảy ra trong các vật chủ trung gian. Khi gặp vật chủ phù hợp, kén hợp tử hiện diện trong mật, và thoi trùng xâm nhập vào ruột. Một số thoi trùng xuyên qua thành ruột và đi vào các hạch bạch huyết mạc treo ruột hoặc các mô ngoài ruột khác (ví dụ, lá lách và gan), nơi chúng hình thành u nang đơn bào. Những u nang có thể xem như một nguồn tái nhiễm đường ruột và tái phát của bệnh cầu trùng ruột. Ăn phải nang trong vật chủ dẫn đến nhiễm trùng đường ruột ở chó và mèo. Chu kỳ sống sau khi ăn phải vật chủ cũng giống như sau khi ăn phải kén hợp tử hình thành nên bào tử từ phân.

benh-cau-trung-o-cho-meo-2

Mô nang của Isospora Ohioensis trong hạch bạch huyết mạc treo ruột của một con chuột thí nghiệm bị nhiễm. Các thoi trùng (S) được bao quanh bởi một bức tường u nang (CW).

1.1 Khám lâm sàng
Nhiễm cầu trùng có thể không có bệnh tích lâm sàng. Động vật nhiễm bệnh thường được tìm thấy trong trại nuôi mèo hoặc cũi (nuôi nhốt chó, mèo) nơi mà động vật tập trung đông. Dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất ở động vật còn nhỏ. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh đường ruột không phổ biến trừ khi một số lượng lớn kén hợp tử bị thú nhỏ tuổi ăn phải (dưới 1 tháng) hoặc con vật bị ức chế miễn dịch. Chán ăn, nôn, ủ rũ và cuối cùng là chết trên thú bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.2 Trị bệnh
Điều trị thường được chỉ định trên chó cái và chó con mới sinh vì mức độ nghiêm trọng của triệu chứng lâm sàng ở độ tuổi này. Nếu bị tiêu chảy hoặc mất nước nặng, điều trị bằng truyền dịch tiêm phải được xem xét như một biện pháp hỗ trợ. Truyền máu có thể cần thiết khi kết quả xuất huyết đường ruột nghiêm trọng gây thiếu máu. Sulfonamides từ lâu đã là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh cầu trùng.

benh-cau-trung-o-cho-meo-3

Thuốc điều trị bệnh cầu trùng trên chó và mèo

1.3 Phòng ngừa
Bệnh cầu trùng xảy ra trong môi trường thiếu vệ sinh. Tuy nhiên, một khi cũi bị nhiễm kén hợp tử từ thú bệnh sẽ rất khó khăn để loại bỏ được mầm bệnh. Do đó, phải vệ sinh cũi hàng ngày, không nên cho thú ăn thịt chưa nấu chín. Kiểm soát côn trùng là điều cần thiết vì gián và ruồi là vật chủ trung gian của kén hợp tử.

2. Loài Sarcocystis

Nhiễm trùng do Sarcocystis spp. là phổ biến trong các loài bò sát, chim và động vật máu nóng, hầu như tất cả bò và cừu bị nhiễm ký sinh trùng này. Hơn 90 loài Sarcocystis đã được xác định. Động vật ăn thịt là vật chủ chính và động vật ăn cỏ là vật chủ trung gian. Ký sinh trùng hình thành u nang mô trong cơ bắp và các mô thần kinh của các vật chủ trung gian. Một số loài Sarcocystis lây truyền qua chó gây bệnh ở gia súc, cừu, dê, lợn và hươu con, trong khi các loài lây truyền qua những con mèo thường không gây bệnh.

benh-cau-trung-o-cho-meo-4

Bệnh tích mô học do sarcosystis

Hơn 20 loài Sarcocystis lây nhiễm chó và mèo. Nó không thể phân biệt các loài trên cơ sở đo lường của bào tử nang. Sarcocystis được bài tiết trong phân hình thành bào tử đầy đủ. Nó nhỏ và không dày đặc.

benh-cau-trung-o-cho-meo-5

Chu kỳ sinh học của Sarcocystis

Loài Sarcocystis không gây bệnh cho đường ruột ở chó hoặc mèo, vì vậy không cần thiết điều trị. Nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa bằng cách nấu chín tất cả thức ăn cho động vật. Thỉnh thoảng, sarcocysts được tìm thấy trong cơ xương của mèo và chó nhà bị ức chế miễn dịch, nhưng vòng đời của chúng là không rõ.
Theo: Infectious Diseases of The Dog and Cat – 4th Edition (Huỳnh Phi Vũ dịch)

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1