Đây là bệnh truyền nhiễm mãn tính đặc trưng tạo nhiều tế bào máu và limphô mới kèm xuất hiện trong máu các tế bào limphô biệt hoá ít hoặc dạng tuỷ.
Lịch sử bệnh
Bệnh tăng bạch cầu đầu tiên được mô tả ở Đức trên người (P.Virkhov, 1845), ngựa và lợn (Leizering, 1858) và trên bò (Zidamgrootski, 1876). Ngày nay bệnh được phát hiện ở cả động vật máu nóng và cả ở động vật máu lạnh. Trong những thời gian khác nhau bệnh có các tên gọi là Bệnh máu trắng, Bệnh bạch cầu (Leukaemia), Bệnh ung thư máu, Leikosis…Ngày nay người ta gọi là bệnh Bạch cầu của bò, bởi tên bệnh nói lên tất cả bản chất của bệnh.
Nguyên nhân
Do vi rút gây bệnh bạch cầu thuộc họ Retroviridae. Ở môi trường bên ngoài vi rút không bền vững. Đun nóng lên 60oC vi rút chết sau một phút. Các loại thuốc sát trùng thông thường dễ giết chết vi rút.
Chẩn đoán phân biệt
– Bệnh lao.
– Bệnh nấm Actinobacillosis.
Bệnh sử
– Thường xảy ra ở bò 4 – 8 tuổi. Bệnh hay phát hiện ở bò da đỏ hoặc loang trắng đen. Dê cừu cũng có thể nhiễm bệnh này.
– Bệnh lây qua dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ vận chuyển gia súc bị nhiễm, các vectơ côn trùng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh.
Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh (đến lúc xuất hiện biến đổi trong máu ngoại vi) trong thực nghiệm kéo dài 60 – 750 ngày, còn tự nhiên là 2 – 6 năm. Bệnh xảy ra theo các giai đoạn tiền tăng bạch cầu, giai đoạn đầu, giai đoạn tăng bạch cầu đầy đủ và giai đoạn cuối. Triệu chứng chung là:
– Bệnh súc giảm cân.
– Giảm sản lượng sữa.
– Giảm ăn.
– Thiếu máu.
– Yếu cơ.
– Hình thành nhiều cục u.
– Các hạch limphô nội tạng giản rộng.
Huyết học:
Tăng lượng tế bào bạch cầu trong máu và xuất hiện các tế bào bạch cầu không bình thường trong máu.
Kiểm tra huyết thanh
Mẫu: Huyết thanh.
Phương pháp: AGID
Bệnh tích
– Có nhiều u trắng lan tràn ở khắp các tổ chức của cơ thể.
– Hạch limphô bị ảnh hưởng có thể sưng lên rất to và gồm cả hai dạng bình thường và mô khối u. Sau đó các tổ chức limphô cứng hơn và trắng hơn bình thường, xung quang bao bọc nhiều điểm hoại tử màu vàng trắng.
Mô bệnh học
– Mất hoàn toàn cấu trúc của hạch limphô và được thay thế bởi một lớp tế bào (thường là tế bào limphoblast – nguyên bào limphô).
– Các tế bào bạch cầu và tế bào limphoblast thâm nhập rất nhiều vào các tổ chức không phải là tổ chức limphô.
Điều trị: Hiện chưa có thuốc điều trị.
Khống chế
– Định kỳ kiểm tra động vật (theo quý).
– Khống chế các vectơ truyền bệnh bằng cách dùng chế phẩm Etox-pharm phun diệt ruồi ve, bọ chét…
Naipet.com