Bệnh Aujeszky còn gọi là bệnh giả dại (Pseudorabies) do một virus Herpes tấn công hệ thần kinh trung ương và các cơ quan như đường hô hấp.
1. Căn bệnh và dịch tễ:
Căn bệnh là virus thuộc họ Herpesviridae, bộ gen gồm 2 sợi DNA và có envelop. Có khoảng 5 loại glycoprotein nhô ra từ envelop. Ký chủ thường là nhiều loài thú hữu nhũ, mặc dù bệnh ở các loài khác thường gây tử vong nhưng heo là ký chủ tự nhiên lại thường mắc bệnh thể ẩn tính. Người, dã nhân, vượn, bò sát và côn trùng không mắc bệnh. Virus có thể gặp ở bề mặt cơ thể ruồi nhà, có thể là nguồn lây bệnh. Bệnh giả dại đã được báo cáo ở Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Đông nam Á, Đài Loan, Nhật và các nước Bắc Phi và New Zealand. Bệnh chưa thấy ở Canada và Úc.
Bệnh trên trâu bò thường chỉ rải rác xảy ra trên các thú có tiếp xúc với heo bệnh, thức ăn hoặc các chất có nhiễm mầm bệnh, thú mắc bệnh thường bị chết.
2. Sinh Bênh Học:
Cảm mhiễm ở trâu bò thường là qua đường mũi, miệng mặc dù có thể qua da bị sây sát hoặc tiêm dưới da. Sau giai đoạn ủ bệnh, virus nhân lên tại chổ và di chuyển về hệ thần kinh trung ương theo sợi trục của TK khứu giác (olfactory nerve) hay các dây thần kinh khác ở đầu hoặc thần kinh ngoại vi (Mac Cracken và Dow, 1973).
Ơ trâu bò, dê, cừu có tình trạng viremia (có sự hiện diện của virus trong máu) nhẹ nhiều người cho là không quan trọng trong sinh bệnh học hoặc dịch tễ của bệnh. Virus không phát hiện được trong các chất tiết và các chất bài xuất. Virus di chuyển hướng tâm trong sợi thần kinh trước hết gây viêm dây thần kinh (ganglioneuritis), kế đó là viêm não-màng não (meningo-encephalitis) hoặc viêm tủy sống (myelitis). Cảm nhiễm qua đường thần kinh khứu giác sẽ gây bệnh tích nặng trong thùy khứu giác, thể hải mã và tiểu não, trong khi cảm nhiễm ở thần kinh ngoại vi của tủy sống chỉ gây viêm tủy từng phần. Chất xám là nơi có nhiều biến đổi thoái hóa của tế bào thần kinh và tế bào hình sao (Astrocyte) trong đó các thể bao hàm (nhiều, nhỏ, có hạt, bắt màu eosin) trong nhân tế bào được phát hiện. Viêm chủ yếu loại không có mủ với đặc điểm xâm nhiễm lympho bào quanh mạch quản và các điểm hoại tử ở tế bào thần kinh.
3. Triệu chứng và chẩn đoán:
Diễn biến lâm sàng thường ngắn, hiếm khi kéo dài quá 48 giờ ở trâu bò trưởng thành, trong khi bê nghé có thể chết mà chưa có triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thông thường có một giai đoạn kích động ngắn với sốt cao, rống, biến đổi tính tình sang hung hăng. Kế đó là run rẩy, thở hổn hển, chảy nhiều nước bọt, liếm mũi. Bệnh tiến triển có triệu chứng ngứa ngáy ở vùng cổ, thân hoặc chân sau nên con vật thường cắn vào các chỗ đó. Thú bệnh cử động không phối hợp, nằm dài, co giật, hôn mê rồi chết.
Trừ trường hợp ở bê nghé, các triệu chứng bệnh thường đủ để nhận định cho chẩn đoán tạm thời bệnh Aujeszky. Xác định bệnh tùy thuộc vào các đặc điểm bệnh tích ở hệ thần kinh hoặc phân lập virus từ mô thần kinh.
Có thể dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang phát hiện virus trên vết phết mô thần kinh hoặc hạch hạnh nhân, các cơ quan khác như gan, lách, phổi cũng cho phản ứng dương tính.
4. Điều trị và phòng bệnh:
Chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu, việc phòng bệnh trên trâu bò tùy thuộc vào việc kiểm soát bệnh ở trên loài heo. Không nên bố trí chuồng nuôi heo gần với chuồng trâu bò.
Các vaccin giảm độc và vaccin vô hoạt hiện đã có sản xuất và có hiệu lực phòng bệnh trên heo. Tuy nhiên chúng không bảo vệ heo chống lại bệnh do virus trong tự nhiên, có thể nhân lên và tồn tại một thời gian sau khi mắc bệnh. Do đó kiểm soát bệnh trên heo nên nghĩ đến việc thiết lập và duy trì các đàn sạch bệnh nhờ biện pháp kiểm tra huyết thanh học và loại thải.
Naipet.com