Sarah Fields và TS. George Perry-Đại học khoa học và động vật bang Nam Dakota nói rằng việc mất phôi thai là tổn thất kinh tế lớn nhất trong ngành chăn nuôi bò cái/bê, ảnh hưởng đến số lượng bò cái chửa có đẻ và tỷ lệ bê cai sữa.
Tỷ lệ thụ thai thường khoảng từ 90-100% khi tinh dịch xuất hiện lúc rụng trứng.Sự thụ thai thường diễn ra ở vị trí thích hợp. Thụ thai xảy ra, nhưng tỷ lệ chửa thường chỉ 70% khi phối giống tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặc dù tự nhiên (chất lượng noãn bào kém, bệnh tật, nhiễm sắc thể dị thường v.v.) góp một phần đáng kể vào sự mất mát này, nhưng cung cách quản lý cũng có thể tăng tỷ lệ chết phôi. Stress, đặc biệt là do nhiệt và vận chuyển có thể có hại cho phôi và giảm tỷ lệ chửa.
Sự phát triển của phôi
Phôi bắt đầu phát triển từ ngày số 0 hoặc ngày chịu đực (bảng 1). Đây là ngày mà con cái dễ chấp nhận con đực. Sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ nhất hoặc gần 30 giờ sau khi nhảy phối lần đầu. Nếu tinh dịch có khả năng thụ thai có mặt thì sự thụ thai xảy ra rất nhanh bên trong vòi trứng sau khi rụng trứng.
Sự phân chia tế bào đầu tiên xảy ra vào ngày thứ 2, và đến ngày thứ 3 thì phôi thai đạt được 8 tế bào. Giữa ngày thứ 5 và 6 phôi thai di chuyển đến sừng tử cung và đến ngày thứ 7-8 nó phát triển thành một túi phôi. Ở giai đoạn này 2 phần có thể dễ nhận thấy phôi là: 1) khối tế bào bên trong, sẽ tạo thành bào thai và 2) màng nuôi phôi sẽ tạo thành nhau thai. Giữa ngày thứ 9 và 11 phôi được tách ra khỏi màng zona, một cái vỏ bảo vệ xung quanh phôi đến thời điểm này.
Đến ngày 15-17, phôi gửi tín hiệu đến bò cái cho biết nó đang có chửa. Đây là điều quan trọng nhất để bò cái biết nó có chửa. Phôi thai bám vào tử cung vào ngày 19 và gần ngày 25 bám chặt vào nhau có nghĩa là bề mặt tế bào giữa bò cái và bê bắt đầu hình thành. Đến ngày 42 phôi thai gắn hoàn toàn vào tử cung bò cái.
Bảng 1: Khoảng thời gian phát triển phôi thai của bò | |
Sự kiện | Day |
Động dục | 0 |
Rụng trứng | 1 |
Thụ thai | 1 |
Phân chia tế bào lần đầu | 2 |
Giai đoạn phân chia thành 8 tế bào | 3 |
Di chuyển đến tử cung | 5-6 |
Hình thành túi phôi | 7-8 |
Tách khỏi túi phôi | 9-11 |
Dấu hiệu con mẹ có chửa | 15-17 |
Gắn vào tử cung | 19 |
Bám vào tử cung | 21-22 |
Bám chặt vào tử cung | 25 |
Bám lần cuối của phôi vào tử cung | 42 |
Đẻ | 285 |
Stress do vận chuyển và tỷ lệ chết phôi
Khi động vật được đưa trên một chiếc xe và vận chuyển đến vị trí mới, chúng sẽ bị stress và giải phóng hóc môn liên quan đến stress. Những hóc môn này làm giải phóng các hóc môn khác mà thay đổi môi trường của tử cung nơi mà phôi thai đang phát triển.
Trong lúc hình thành túi phôi, tách phôi, sự nhận biết có chửa ở con mẹ và bám vào tử cung, phôi thai dễ gặp nguy hiểm với những biến đổi này. Những thời điểm quyết đinh nhất là giữa ngày thứ 5 và 42 sau khi thụ tinh (bảng 1). Trước ngày thứ 5, phôi thai nằm trong vòi trứng và không phụ thuộc vào những biến đổi trong môi trường tử cung. Do vậy, stress không ảnh hưởng đến sự sống sót của phôi vào thời điểm này. Độ dài thời gian sau ngày thứ 42, ít chịu ảnh hưởng của stress do vận chuyển đến tỷ lệ chết phôi. Vào thời điểm phôi bám hoàn toàn vào tử cung, phôi được nuôi dưỡng bởi con mẹ và khó bị ảnh hưởng bởi những biến đổi trong môi trường con mẹ. Mặt khác, vào giữa các thời điểm (5-42 ngày), phôi thai có nguy hiểm lớn nhất. Vận chuyển vào thời điểm này có thể gây ra những thay đổi bất lợi đến môi trường của tử cung và có thể dẫn đến chết phôi.
Stress nhiệt ảnh hướng tới các kích thích tố sinh dục bò.
Khi nào chúng ta không nên vận chuyển bò cái?
Vận chuyển bò cái giữa ngày 5 và 42 làm giảm gần 10% tỷ lệ có chửa (bảng 2). Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng di chuyển gia súc vào ngày 45 đến 60 sau khi thụ tinh có thể dẫn đến 6% phôi bị chết. Những thời điểm then chốt như hình thành bào thai, nở, nhận biết mang thai của mẹ, và bám vào tử cung diễn ra trong suốt thời gian đầu mang thai.
Nếu bất kỳ thời điểm nào bị quấy nhiễu, thì sẽ làm tăng tỷ lệ phôi chết và giảm tỷ lệ có chửa. Do vậy, điều quan trọng là lập kế hoạch vận chuyển gia súc trước mùa phối giống hay ngay sau khi thụ tinh.
Bảng 2: Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển sau khi thụ tinh đến tỷ lệ mang thai | ||||
Những ngày sau khi thụ tinh có vận chuyển | ||||
Tỷ lệ mang thai đồng pha | 1-4 | 8-12 | 29-33 | 45-60* |
Tỷ lệ không có chửa so với vận chuyển vào ngày thứ 1-4 | 74 % | 62 % | 65 % | |
12 % | 9 % | 6 %* | ||
Tỷ lệ có chửa mùa phối giống | 95 % | 94 % | 94 % | |
* Hao hụt so với tỷ lệ mang thai trước khi vận chuyển (việc mang thai được xác định bằng siêu âm). |
Khi nào chúng ta có thể vận chuyển bò cái?
Vận chuyển vào giữa ngày thứ 1-4 là tốt nhất. Phôi thai vẫn nằm trong vòi trứng trong suốt thời gian này. Do vậy, không phải phụ thuộc vào những thay đổi của tử cung. Sau ngày thứ 45, phôi được di chuyển và bám hoàn toàn với nhau thai, vì thế sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi do stress. Vận chuyển vào thời điểm này ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, phôi chết do vận chuyển được công bố lên tới 60 ngày sau khi thụ tinh.
Luôn luôn phải chăm sóc cẩn thận thì sẽ giảm stress liên quan khi vận chuyển động vật. Không dồn quá đông trên xe và bắt gia súc nhẹ nhàng và cẩn thận.
Bảng 3: Những thời điểm vận chuyển gia súc mang thai | |||
Ngày | |||
Khi vận chuyển | 1 | _ | 4 hoặc sau 45 đến 60 |
Khi không vận chuyển | 6 | _ | 42 |
Stress nhiệt và tỷ lệ chết phôi
Thời gian tốt nhất để vận chuyển là giai đoạn phát triển đầu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm phôi thai dễ bị ảnh hưởng nhất đối với nhiệt độ tăng.
Nhiệt độ, độ ẩm, nhiệt phóng xạ và gió tất cả đều ảnh hưởng đến stress nhiệt ở bò cái. Nhiệt độ ở trực tràng của gia súc thường là 102.2°F, và tăng nhiệt độ ở trực tràng đến 2 độ F có thể làm giảm sự phát triển của phôi thai. Khi nhiệt độ ở trực tràng đạt mức 105.8 độ F trong gần 9 tiếng vào ngày thụ tinh, sự phát triển của phôi thai có thể bị ảnh hưởng. Stress nhiệt cũng cho thấy thay đổi âm nang, dẫn đến chất lượng noãn bào giảm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng stress nhiệt 42 ngày trước 40 ngày sau khi phối giống có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ có chửa. Điều quan trọng là phải lên kế hoạch trước cho mùa phối giống.
Những chỗ có bóng râm, quạt, vòi phun có thể giảm ảnh hưởng của stress nhiệt trong chương trình thụ tinh nhân tạo và tự nhiên. Ở những khu ẩm ướt, thực sự vòi phun không có lợi cho động vật. Nếu nước không thể bay hơi, nó sẽ không có hiệu quả trong việc làm giảm mát cho động vật.
Người chăn nuôi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo (AI) cũng có thể ứng dụng phương pháp AI đếm thời gian (TAI) để tăng tỷ lệ có thai trong suốt những tháng mùa hè.
Phương pháp AI đếm thời gian làm tăng tỷ lệ có chửa đối với động vật được thụ tinh 12 giờ sau khi phát hiện động dục và đang ở trong tình trạng stress nhiệt. Điều này có vẻ phù hợp vì một vài động vật thể hiện dấu hiệu động dục qua stress nhiệt. Khi thời tiết quá nóng, con vật có xu hướng không di chuyển nhiều và không thể hiện dấu hiệu chịu đực.
Phát hiện động dục là một phần quan trọng của việc số con vật có chửa lớn hơn. Khi đó một vài con thể được cho nhảy phối, còn một vài con khác có thể được thụ tinh. Trong trường hợp này, TAI là phương thức tốt nhất vì bỏ qua việc phát hiện động dục.
Sử dụng cấy truyền phôi trong thời gian stress nhiệt cũng có thể tăng tỷ lệ có chửa. Phôi chất lượng cao được chứng minh là tăng tỷ lệ có chửa bằng AI ở bò động dục. Phôi thai ở thời điểm cấy truyền phôi có thể thích nghi với nhiệt độ cao.
Kết luận
Để có bò cái/bê cái có chửa trong mùa phối giống, đặc biệt là đầu mùa có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích hoạt động của bò cái/bê cái. Lượng lớn thời gian, sự nỗ lực và chi phí đòi hỏi để có mùa phối giống hiệu quả (phối tự nhiên hoặc AI). Con vật bị stress trong suốt thời điểm quan trọng của quá trình phát triển phôi có thể có tác động bất lợi nghiêm trọng đến tỷ lệ có thai. Stress nhiệt có thể giảm tỷ lệ có chửa trong quá trình phát triển ban đầu của phôi và stress do vận chuyển cũng có thể giảm tỷ lệ có chửa suốt cả giai đoạn phát triển phôi ban đầu. Do vậy, việc lập kế hoạch cho cả mùa phối giống trở thành một công cụ quản lý quan trọng để tăng tối đa hiệu quả có chửa ở gia súc.
Nguồn: www.vcn.vnn.vn
Naipet.com