Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ (Phần 1)

0

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ không quá khó song có những vấn đề về chuồng trại, thời kỳ cho chim ấp trứng cần chú ý. Hãy tham khảo kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ ngay sau đây.

1. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi chim trĩ đỏ: ky-thuat-nuoi-chim-tri-do-phan-12

Hình ảnh minh họa

Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ đỏ khá đơn giản bà con có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ, hoặc nhà kho, sưởng, sau đó cải tạo lại, miễn sao đảm bảo vệ sinh, thoáng mát và kín để chim không bay đi mất.

Với chim non từ 1 – 3 tháng tuổi: nuôi, úm trong chuồng lưới mắt cáo, hoặc dải chấu, hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh và cách ly phòng ngừa bệnh dịch, Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận.

+ Mật độ nuôi úm trong chuồng nhỏ.

Chim 0 – 30 ngày tuổi: 40 – 15 con /m2
30 – 60 ngày tuổi: 12 – 6 con / m2
60 – 90 ngày tuổi: 4 – 2 con /m2
Sau 90 ngày tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2
+ Làm chuồng cho chim lớn:

Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim:
Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo khung cơ bản sau:
Rộng ngang: 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m.

Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh sản, hoặc 30 – 40 cá thể chim hậu bị

Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới mắt cáo. Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp broxi măng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương. Miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài

ky-thuat-nuoi-chim-tri-do-phan-11Hình ảnh minh họa

Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát. (sử dụng loại cát Vàng) để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể sự dụng bằng nền betong, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân trơi.

Mái che có thể lập toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông, Với các địa phương khu vực phía bắc thường có rét đậm rét hại vào mùa đông, hoặc xương muối. Nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim. Với các tỉnh khu vực phía Nam và Tây nguyên nới khi hậu nóng ấm quanh năm hạn chế phải che phủ chuồng trại hơn, tuy nhiên nên lưu ý đến các đợt mưa tạt, gió lùa vì đây là những thời điểm chim rễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy vv

Lưu ý : Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/ tuần. Phun thuốc khủ trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều, chết.

Trong thời gian qua trên các diễn đàn mạng và truyền hình có giới thiệu 1 số mô hình nuôi chim trĩ đạt hiệu quả cao, tuy nhiên cách thiết kế chuồng trại thường theo phương thức chia nhiều ô với kích thước rất nhỏ, mỗi ô chỉ nuôi từ 1 – 4 cá thể (ghép bộ ). Cách làm này tuy hạn chế được việc chim đánh, mổ nhau nhưng lại tốn kém rất nhiều trong khâu thiết kế chuồng trại, máng ăn cũng như công chăm sóc, Mô hình ghép cặp chỉ thích nghi với điều kiện nuôi kiểng,hoặc diện tích đất nhỏ.Tuỳ mục đích, quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim.

2. Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở:

ky-thuat-nuoi-chim-tri-do-phan-22

Hình ảnh minh họa

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch, Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng. Với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn, thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp, Các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn, Ngoài ra số trứng, thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn, và quản lý vật nuôi. Nếu cho ăn tăng lượng đạm động vật, canxi và sử dụng 1 số tác nhân phụ có thể cho chim trĩ đẻ 2 quả/ ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm. Việc nhân giống chim không nên áp dụng, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra.

Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng, chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim. Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố: là chất lượng phôi trứng, và kỹ thuật ấp.

Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ.

Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự (Thường dùng, gà mái hoa mơ, gà tre vv ) .Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn.

Dùng máy ấp: Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp. Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày. Hiệu chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tùy theo giai đoạn:

Nhiệt độ ấp trong tuần đầu: 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %
Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %
Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %
(Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước cất để tạo độ ẩm, không dùng nước bẩn, có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của nước)

Các tia máu hình thành trong trứng trĩ thường rất mờ và khó phân biệt vì vậy đừng vội bỏ trứng ra khỏi lò xớm , Bản thân bên trong trứng trĩ cũng có chất hóa học bảo quản trứng rất tốt. Thường thì những quả trứng không có sống mà ấp tới 15 ngày vẫn không bị thối như trứng gà trứng vịt, Vẫn có thể ăn bình thường mà không nguy hại cho sức khỏe.

Sau nhiều năm nuôi thực nghiệm đến nay Vườn Chim Việt đã thành công trong phương thức ấp nở đạt tỉ lệ 70 -80 % . Tỉ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 85%.

Trong thời gian tới Vườn Chim Việt sẽ đầu tư nghiên cứu quy trình thụ tinh nhân tạo cho trĩ đỏ để mang lại hiêụ quả sản xuất con giống tốt hơn đáp ứng cho sức mua của thị trường nội địa.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1