Nấm mốc và các độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dinh dưỡng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng của vật nuôi, dẫn đến hiệu suất thấp, Tiến sĩ Kurt Richardson cảnh báo. “Tác động của nấm mốc tới chất lượng dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi thường không được chú ý tới.
Nấm mốc và các độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dinh dưỡng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng của vật nuôi, dẫn đến hiệu suất thấp, Tiến sĩ Kurt Richardson cảnh báo.
Nấm mốc phát triển trên bắp sau thu hoạch
“Tác động của nấm mốc tới chất lượng dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi thường không được chú ý tới. Cần nhận biết rằng khi nấm mốc truyền lan, chúng sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn để duy trì tăng trưởng của chúng. Điều này có thể làm giảm hàm lượng hyđrat các-bon, chất béo, các axit amin và vitamin sẵn có cho các vật nuôi thông qua thức ăn này. Khi con vật tiêu thụ thức ăn thiếu chất dinh dưỡng kiểu này, trọng lượng cơ thể đạt được có thể giảm và hiệu quả chuyển hoá thức ăn sẽ thấp hơn”, Tiến sĩ Richardson giải thích. Một số lọai nấm men như Candida, có thể định cư ở các cây trồng và dạ dày của gia cầm. Candida được biết là gây thiếu hụt vitamin A. Nó cũng có thể dẫn đến tổn thương tâm thất dẫn đến hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
Mycotoxin là chất chuyển hóa thứ cấp của nấm mốc và tác động tới tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó đã được chứng minh rằng gia cầm tiêu thụ thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc aflatoxin sẽ có nồng độ enzym tuyến tụy thấp hơn, chẳng hạn như đối với các enzyme: lipase, amylase, trypsin và chymotrypsin. Các enzym này rất cần thiết để tiêu hóa hyđrat các-bon, chất béo và prôtêin trong thức ăn. Độc tố nấm mốc aflatoxin và các độc tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến gan và dẫn đến rối loạn chức năng gan. Cả chất béo và phân bố sắc tố tế bào đều có thể bị ảnh hưởng, bên cạnh các enzym tham gia vào tổng hợp vitamin D.
Các độc tố nấm mốc Mycotoxin khác như T-2 và DAS gây tổn thương đường ruột, ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Khá phổ biến khi quan sát các hạt thức ăn không tiêu hóa được trong phân của con vật đã tiêu thụ thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc. “Điều quan trọng là chúng ta ngăn cản độc tố nấm mốc ngay tại nguồn; ngăn chặn nấm mốc, loại bỏ các mối đe dọa của độc tố nấm mốc”.
Lời khuyên của Tiến sĩ Richardson là: “Nên giữ khu vực lưu trữ khô và thường xuyên kiểm tra độ ẩm tại các khu vực có nguy cơ nhiễm cao. Để đảm bảo thức ăn chăn nuôi của bạn được bảo vệ đầy đủ, cần chọn một chất hóa học ức chế nấm mốc như Punch™ để bảo vệ giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi, độ ngon và hiệu suất, và bảo vệ đầu tư của nhà sản xuất cho thức ăn chăn nuôi”.
Nấm mốc mọc trên thực liệu như lúa mì, ngô, lúa mạch và hạt bông, độc tố nấm được sản xuất có thể gây độc hại cho heo (Bảng 1).
1. Giới thiệu
Nấm mốc mọc trên thực liệu như lúa mì, ngô, lúa mạch và hạt bông, độc tố nấm được sản xuất có thể gây độc hại cho heo (Bảng 1). Bốn yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của nấm mốc bao gồm: một nguồn carbohydrate để cung năng lượng, có sự hiện diện của oxy, môi trường ấm (10-25ºC) và ẩm. Một độc tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh sản được gọi là độc tố zearalenone hoặc F2 được sản xuất bởi các nấm Fusarium graminearum. Nó là một độc tố có tác dụng giống kích thích tố oestrogen gây hại cho khả năng lên giống của thú.
2. Dấu hiệu lâm sàng
Nổi bật nhất là âm hộ sưng đỏ của lợn cái hậu bị chưa trưởng thành. Các dấu hiệu khác phụ thuộc mức độ độc tố hiện diện trong thức ăn chăn nuôi và giai đoạn của thai kỳ.
Đối với heo nọc, tinh dịch có thể bị ảnh hưởng với mức độ 30ppm nhưng không ảnh hưởng lên khả năng thụ thai của tinh trùng. Ở mức cao hơn có thể ảnh hưởng đến tính libido của nọc, gây phù nề của da qui đầu và rụng lông cũng có thể xảy ra.
Lợn cái hậu bị 1 – 6 tháng tuổi: ở mức 1-5ppm trong thức ăn gây sưng và đỏ âm hộ và nở rộng núm vú và phát triển tuyến vú. Lòi trực tràng và âm đạo cũng xảy ra trong các đàn đang tăng trọng.
Lợn cái hậu bị (trưởng thành): 1-3ppm sẽ gây biến động chu kỳ động dục do gây lưu giữ thể và dẫn đến không lên giống lại (vô sinh).
Lợn nái: Mức độ 5-10ppm có thể gây không lên giống, mà cũng có thể được kết hợp mang thai giả do lưu giữ thể vàng. Mức độ thấp từ 3-5ppm không thấy ảnh hưởng gây sảy thai, nhưng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai trong tử cung và có thể gây lợn con sinh ra yếu, một số heo con còn có thể có âm hộ mở rộng. Ngoài ra, độc tố F2 thông thường sẽ không gây ra sảy thai, nếu lợn nái bị trúng độc F2 trong thời gian phôi làm tổ thì kích thước ổ đẻ có thể bị giảm bớt.
Ảnh hưởng tiết sữa: 3-5ppm không có ảnh hưởng đến việc cho con bú nhưng thời gian lên giống lại sau cai sữa có thể được tăng lên.
Ở heo con còn bú, F2 có thể gây triệu chứng âm hộ nở rộng.
3. Chẩn đoán
Nhờ các dấu hiệu lâm sàng đặc biệt như đã kể trên. Khẩu phần bị nghi ngờ ô nhiễm nên được kiểm tra cho sự hiện diện của zearalenone và các chất giống estrogen khác. Loại bỏ các thức ăn nghi ngờ nhiễm độc tố.
4. Điều trị
Không cần nếu nguồn độc tố đã được loại bỏ.
Lợn nái không lên giống có thể chữa trị bằng cách tiêm prostaglandin.
Thủ tục lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra nấm mốc:
- Thu thập 8 x 1kg số lượng từ các khu vực riêng biệt rồi trộn tất cả lại với nhau.
- Chia 4 x 1kg mẫu riêng biệt vào các túi nilon sạch, đánh số 1 đến 4. Cũng ghi lại ngày lấy mẫu. Đóng gói kín. Bảo quản 4oC và gửi đến 2 lab phân tích khác nhau. Giữ lại 2 mẫu 1kg/mẫu để làm đối chứng.
5. Phòng bệnh
Các yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trong nông trại:
- Không lưu trữ ngô hoặc các loại ngũ cốc ẩm ướt
- Không cho phép ngũ cốc lên men
- Kiểm tra bọ trong nguyên liệu thức ăn thường xuyên
- Làm sạch và xử lý bọ trong thùng, sylo đựng ngũ cốc thường xuyên
- Làm sạch hệ thống chuyền thức ăn, chứa thức ăn và máng ăn thường xuyên
- Không cho phép thức ăn lãng phí và lên men trong máng thức ăn
- Kiểm tra chất lượng thức ăn thành phẩm trước khi cho ăn
Naipet.com