1. Virus là gì?
Virus là những vi sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc, virus có kích thước nhỏ nhất trong số các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Rất nhiều virus là mầm bệnh lây nhiễm trên heo. Chúng không thể được nhìn thấy bằng các loại kính hiển vi quang học thường được sử dụng để quan sát vi khuẩn. Chúng chỉ có thể được nhìn thấy thông qua kính hiển vi điện tử.
Virus có cấu trúc rất đơn giản, hoàn toàn không có các bào quan. Bộ gen của chúng chỉ chứa axit nhân ở dạng ADN hoặc ARN, và các protein được bố trí xung quanh các axit nhân trong một thiết kế hình học để bảo vệ gen. Một số virus có một lớp màng bên ngoài (gọi là envelope). Envelope có chứa lipid (chất béo), các glycolipid và glycoprotein, tất cả có nguồn gốc từ tế bào chủ. Virus chứa mã di truyền trong axit nhân nhưng chúng không có đầy đủ các cơ chế cho phép quá trình tự nhân lên của bộ gen. Ví dụ như chúng không có hệ thống tạo năng lượng và các enzyme cần thiết cho việc biểu hiện gen hay sản xuất protein. Vì vậy, sự sống của virus phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chủ. Đây là điểm quan trọng đầu tiên phải nhận thức được. Bên ngoài cơ thể, chúng không có hoạt động trao đổi chất. Nhưng khi vào bên trong tế bào của vật chủ, chúng hoạt động giống như cướp biển. Protein của virus có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc một phần các cơ chế hoạt động của tế bào vật chủ. Chính vì vậy, virus sẽ chỉ đạo tế bào sản xuất ra rất nhiều virus mới. Điều đó làm tế bào bị kiệt quệ và bị phá hủy.
Virus xâm nhập vào tế bào trên heo bằng cách nào?
Các protein trên bề mặt của hạt virus giúp chúng bám lên các thụ thể trên bề mặt tế bào. Sau đó, tế bào sẽ nuốt các hạt virus vào trong theo cách tương tự như khi tế bào ẩm bào các hạt chứa chất dinh dưỡng. Nhưng trong trường hợp này, các hạt virus là những kẻ xâm lược phá hoại. Chúng nhanh chóng loại bỏ lớp envelop bên ngoài của mình và giải phóng bộ gen cùng với các protein cần thiết vào trong tế bào chất hoặc vào trong nhân của tế bào chủ. Từ đó, chúng nhân lên và tiêu diệt tế bào chủ. Đa số các virus chứa nhân ARN nhân lên trong tế bào chất (ngoại trừ virus cúm (Influenza) và một số ít virus khác), ngược lại đa số các virus chứa nhân ADN nhân lên trong nhân của tế bào chủ (ngoại trừ virus bệnh đậu (poxvirus)). Bảng 1 và 2 liệt kê một số virus mang nhân ARN và ADN gây bệnh trên heo.
Bảng 3 minh họa khả năng sống sót gần đúng của virus gây bệnh trên heo. Một số là vô cùng nhạy cảm và chỉ sống sót một vài ngày trong khi những virus khác có thể tồn tại nhiều tháng. Thời gian sống sót chỉ là những số liệu tham khảo bởi vì nó thay đổi tùy theo vật liệu chứa virus (phân, nước bọt, máu, nước, bụi …), đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, và độ chua tương đối. Nói chung virus tồn tại trong thời gian dài nếu đông lạnh, thời gian khá dài trong thời tiết ẩm thấp và lạnh u ám, nhưng chỉ một thời gian ngắn trong thời tiết nóng khô-nắng. Đây là lý do tại sao các bệnh virus phổ biến hơn vào mùa đông so với trong mùa hè. Thông tin này rõ ràng là rất quan trọng trong kiểm soát của bệnh do virus. Không phải tất cả các virus đều bị phá hủy bởi axit mạnh hoặc dung dịch kiềm và những virus có envelope thì nhanh chóng bị bất hoạt bằng các chất hòa tan béo.
(?): được cho là có xảy ra nhưng chưa được chứng minh thực nghiệm; (-): nghĩa là chưa được báo cáo cho đến nay.
Một số virus có thể nhân lên mà không gây triệu chứng lâm sàng ở lợn trong thời gian dài (tình trạng mang trùng) như trong trường hợp của bệnh aujeszky (giả dại) và viêm mũi dạng vẩn do cytomegalovirus. Một số virus lại gây tình trang mang trùng trong thời gian khoảng 2 đến 3 tháng như virus PRRS. Các virus khác như TGE thường bị cơ thể tiêu diệt hoàn toàn sau một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tồn tại trong đàn gia súc trong thời gian dài ở những trại chăn nuôi liên tiếp heo ở mọi lứa tuổi bởi vì không có sự ngắt quãng cần thiết để loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của virus trong quần thể heo của trại.
Virus có thể được thải trong nước bọt, nước tiểu, sữa, phân, khí thở ra từ phổi, hoặc từ các mụn nước trên da.
Việc lây truyền có thể là do lợn trực tiếp tiếp xúc với nhau, hoặc lây lan gián tiếp thông qua máy móc nông nghiệp, xe tải lợn, hoặc các vật truyền bệnh như gió, chim, ruồi, hay do sự vứt bỏ bừa bãi các sản phẩm chăn nuôi của con người.
Chẩn đoán heo bị nhiễm virus
Các bệnh virus thường được chẩn đoán bởi dấu hiệu lâm sàng và tổn thương sau khi chết và khẳng định bằng xét nghiệm huyết thanh. Chẩn đoán huyết thanh học đòi hỏi hai mẫu máu được lấy từ mỗi con vật cách nhau 1 đến 2 tuần để có thể được chứng minh thông qua sự gia tăng mức độ kháng thể trong máu. Một mẫu huyết thanh duy nhất là ít hữu ích bởi vì bạn không biết liệu mức kháng thể đo được là do tăng lên từ một nhiễm trùng mới hay đó chỉ là mức kháng thể được duy trì từ lần nhiễm trước.
Trong những năm gần đây, công nghệ và kỹ thuật mới đã đẩy nhanh và đơn giản hóa việc chẩn đoán xét nghiệm. Việc sử dụng kính hiển vi điện tử chẩn đoán trực tiếp virus trong phân hay các mẫu bệnh tích đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác chẩn đoán. Việc chẩn đoán tiếp tục được hỗ trợ bởi các hóa nghiệm kháng thể huỳnh quang (FAT) hay ELISA. ELISA hiện nay thường được sử dụng trong nhiều bệnh (ví dụ như bệnh lở mồm long móng) để cung cấp một chẩn đoán nhanh, chính xác. Kỹ thuật mới như phản ứng PCR cũng đã được phát triển để chứng minh sự hiện diện của vật liệu di truyền của virus (tức là ADN hoặc ARN) trong các mẫu, và các xét nghiệm như vậy đối với virus PRRS đang có sẵn. Lợi thế của PCR là nó có thể phát hiện chính xác một lượng nhỏ ADN hoặc ARN. Đáng tiếc là PCR khá tốn kém nếu phải thực hiện với số lượng mẫu ít.
Naipet.com