Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

0

Chuồng trại được làm mát theo chiều ngang các ô nằm cho bò bằng thép bán định hình.

Một nghiên cứu kéo dài trong hai năm về các Chuồng trại được làm mát theo chiều ngang các ô nằm cho bò bằng thép bán định hình đã củng cố thêm sự tin tưởng rằng các trang trại kiểu này mang lại nhiều lợi ích tiềm tàng cho các nhà sản xuất sữa, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về thiết kế. Tiến sĩ J. P. Harner, và Tiến sĩ J. F. Smith,, Trường Đại học Bang Kansas, đưa ra các kết luận về nghiên cứu của họ. Bài viết này được thực hiện từ các tài liệu của Hội thảo về Sữa ở Cao nguyên. Tài liệu đầy đủ về báo cáo này được cung cấp ở dưới dưới đây:

chuong-trai-chan-nuoi-bo-suaMột kiểu chuồng cho bò sữa

Tập đoàn Sữa MCC ở Nam Dakota đã đi vào điều hành khu trại LPCV lớn đầu tiên hồi mùa thu năm 2005. Trước đó, tập đoàn này và có thể cả các đơn vị khác, đã sử dụng việc làm thông thoáng gió theo ngang của các ô nằm cho bò khi sửa chữa 4 dãy chuồng thành 8 dãy trong một nhà trại. Các nhà trại LPCV đang được xây dựng hoặc hiện tại đang vận hành ở 7 bang khác nhau và đang được xem xét ở 10 bang nữa. Khắp miền Bắc nước Mỹ, ý tưởng thiết kế của LPCV, các nhà trại rộng đã được mở rộng từ có từ 8 dãy chuồng lên đến 24 dãy chuồng. Việc lựa chọn các chuồng trại có từ 12 và 16 dãy chuồng có các hố nằm cho bò hiện đang là việc lựa chọn thông thường.

Hình 1. mặt đứng cuối trại có 8 dẫy chuồng nuôi được thông thoáng gió theo chiều ngang của các hố nằm của trang trại:

chuong-trai-chan-nuoi-bo-sua 1

Hình 1 cho thấy mặt đứng cuối trại của LPCV có 8 dãy chuồng nuôi. Các tấm làm mát được đặt dọc theo nhà trại và các quạt hút gió được đặt ở phía đối diện. Có nhiều không gian hơn sẵn có cho việc lắp các quạt và các tấm làm mát khi đặt song song với phần nóc hơn là bố trí chúng theo chiều thẳng đứng, vì thông thường các thiết bị hoặc cửa ra vào bố trí ở mặt cuối của chuồng. Hình 2 cho thấy cách bố trí của một nhà trại LPCV có 8 dãy chuồng nuôi cuối dãy nối với cuối dãy. Nhìn từ trên xuống, thiết kế này đơn giản chỉ là bố trí các nhà trại có 4 dẫy chuồng nuôi cạnh nhau và loại bỏ không gian giữa các nhà trại để thông thoáng tự nhiên. Một lợi thế tiềm năng của các trại của LPCV hoặc các trại được thông thoáng gió kiểu hình ống là các con bò được tiếp nhận gió với vận tốc gió không đổi. Bên trong nhà trại, vận tốc gió hoặc tốc độ gió thường đạt dưới 8 mph trong khi lưu lượng gió đạt mức cao nhất. Mức độ thông gió sẽ được giảm đi trong thời tiết lạnh tại mỹ với tốc độ gió giảm thấp hơm 2 mét/giờ.

Hình 2. Mặt bằng bố trí tiêu biểu của một trại có 8 dãy chuồng nuôi được thông thoáng gió cắt ngang ô nằm của bò. Chiều dài nhà trại có thể điều chỉnh căn cứ vào số lượng bò.

chuong-trai-chan-nuoi-bo-sua 2

Chất lượng khí bên trong nhà trại LPCV đã được đánh giá trong hai đợt nghiên cứu trong năm 2006 tại nhà trại ND của tập đoàn sữa MCC. Lượng bụi thải dạng hạt từ 3 mẫu lấy là 78,2 ppm ở gần cuối chuồng bò phía đông, 74,8 ppm ở giữa chuồng bò, và 94,8 ppm ở gần cuối chuồng bò phía tây. Các số liệu này nằm trong khoảng từ 10 đến 100 lần ít hơn lượng bụi từ các chuồng nuôi gia cầm và nuôi lợn (Jerez et al., 2006). Qua so sánh, các tiêu chuẩn Chất lượng không khí quốc gia (NAAQS) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (USEPA, 1987) đưa ra giới hạn về nồng độ bụi PM10 sơ cấp và thứ cấp đối với giai đoạn lấy mẫu trung bình 24 tiếng tới 150 ppm. Mục đích của tiêu chuẩn sơ cấp này là bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiêu chuẩn thứ cấp là để bảo vệ cộng đồng khỏi phải chịu những ảnh hưởng xấu đã biết hoặc đã dự đoán trước. Các giá trị này đạt được từ lĩnh vực này là thấp hơn tiêu chuẩn hiện tại. Lượng bụi phát thải đã được thu gom lại trong nhà trại LPCV khi sử dụng lớp lót đệm bằng cát. Nghiên cứu thêm là cần thiết để kiểm tra xem lượng bụi phát thải có cao hơn không khi lớp lót đệm hữu cơ, như phân khô hoặc mùn cưa được sử dụng.

Đo Lượng khí thải thoát ra bằng máy UV. Đã phát hiện thấy trong khí phát thải ra từ LPCV chủ yếu là khí có chứa ni-tơ (NH3, NO2, NO) trong các đợt thử nghiệm vào mùa xuân và mùa hè. Hàm lượng khí amoniac và mức độ phát thải được cho là lớn nhất trong mùa xuân và dưới mức thông thoáng thấp nhất đã được kiểm tra (420.000 cfm; Bảng 1). Nồng độ NH3 trung bình quan sát được ở đây (mùa xuân = 1219 ±) 5 ppb; mùa hè = 1117 ± 4 ppb) đạt thấp hơn các mức mà Zhoa et al. (2005) và Mutula et al. (2004) báo cáo là 0,3 – 3,0 ppm và 36 – 51 ppm tương ứng, từ các trại có chuồng nuôi được thông thoáng gió tự nhiên ở Ohio và Texas.

 

Bảng 1. Nồng độ khí và mức phát thải trung bình từ một trại bò được thông gió có kết cấu thấp nuôi 800 con bò.

Mùa Mức thông thoáng NH3 (ppb) NO2 (ppb) NO (ppb)
Mùa Xuân Thấp 1.370 445a 8ab
Trung bình 1.181b 296 27
Cao 1.108a 417a 0a
Mùa hè Thấp 1.084a 176b 0a
Trung bình 1.157b 145b 4b
Cao 1.112a 155b 0a
abc trong cột có nghĩa là không có sự khác biệt ký tự trên thông thường
(P< 0,05) sử dụng các khác biệt trong Phương pháp bình phương tối thiểu (Least Squares Means)

 

Kết luận

Các trại nuôi có chuồng nuôi được thông gió có không gian thấp vẫn còn đang trong giai đoạn tìm hiểu thiết kế và vận hành tối ưu ban đầu. Rõ ràng là các trại nuôi này mang lại rất nhiệu lợi ích tiềm ẩn cho các nhà sản xuất sữa. Một trong số các lợi ích này là khả năng kiểm soát môi trường sống cho bò trong tất cả các mùa của năm.

Thách thức lớn nhất ở đây là làm thế nào để quản lý được các kết cấu này trong những tháng mùa đông. Các trại nuôi được thông thoáng gió có không gian thấp có các tiềm năng rất lớn; tuy nhiên, các kỳ vọng hợp lý cần được xem xét cân nhắc khi thiết kế các kết cấu nhà trại LPVC đối với môi trường khí hậu đã biết trước. Các thách thức về thiết kế vẫn còn khi các nhà sản xuất tìm cách để tối ưu hóa các nhà trại này nhằm đáp ứng các mục tiêu về tài chính và điều kiện thoải mái cho bò nuôi của họ.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1